Luật kinh doanh BĐS Download luat kinh doanh BDS
Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
MicrosoftInternetExplorer4
LUẬTKINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 63/2006/QH11 NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 2006
Căn cứ vào Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo
Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ
họp thứ 10;
Luật này quy định về
hoạt động kinh doanh bất động sản.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động kinh doanh bất động sản;
quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bất động sản và giao
dịch bất động sản có liên quan đến kinh doanh bất động sản.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bất động sản tại
Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh
bất động sản tại Việt Nam.
Điều 3. Áp dụng pháp luật
1. Hoạt động kinh doanh bất động sản và quản lý hoạt động
kinh doanh bất động sản phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp đặc thù về hoạt động kinh doanh bất động
sản quy định tại luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.
3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp
dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động kinh doanh bất động sản bao gồm kinh doanh
bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản.
2. Kinh doanh bất động sản là việc bỏ vốn đầu tư tạo lập,
mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi.
3. Kinh doanh dịch vụ bất động sản là các hoạt động hỗ
trợ kinh doanh bất động sản và thị trường bất động sản, bao gồm các dịch vụ môi
giới bất động sản, định giá bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn
bất động sản, đấu giá bất động sản, quảng cáo bất động sản, quản lý bất động
sản.
4. Giao dịch bất động sản có liên quan đến kinh doanh bất
động sản là việc mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản giữa tổ
chức, cá nhân không kinh doanh bất động sản với tổ chức, cá nhân kinh doanh bất
động sản.
5. Sàn giao dịch bất động sản là nơi diễn ra các giao
dịch bất động sản và cung cấp các dịch vụ cho kinh doanh bất động sản.
6. Đấu giá bất động sản là việc bán, chuyển nhượng bất
động sản công khai để chọn người mua, nhận chuyển nhượng bất động sản trả giá
cao nhất theo thủ tục đấu giá tài sản.
7. Mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
là việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản mà bên mua, bên nhận chuyển nhượng
được trả chậm hoặc trả dần tiền mua, tiền chuyển nhượng bất động sản trong thời
hạn thỏa thuận trong hợp đồng.
8. Mua bán nhà, công trình xây dựng hình thành trong
tương lai là việc mua bán nhà, công trình xây dựng mà tại thời điểm ký hợp
đồng, nhà, công trình xây dựng đó chưa hình thành hoặc đang hình thành theo hồ
sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công và tiến độ cụ thể.
9. Định giá bất động sản là hoạt động tư vấn, xác định
giá của một bất động sản cụ thể tại một thời điểm xác định.
10. Chứng thư định giá bất động sản là văn bản thể hiện
kết quả định giá bất động sản do tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ định giá
bất động sản lập khi có yêu cầu của khách hàng.
11. Dịch vụ quản lý bất động sản là hoạt động của tổ
chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản được chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng
bất động sản uỷ quyền thực hiện việc bảo quản, giữ gìn, trông coi, vận hành và
khai thác bất động sản theo hợp đồng quản lý bất động sản.
12. Thuê mua nhà, công trình xây dựng là hình thức kinh
doanh bất động sản, theo đó bên thuê mua trở thành chủ sở hữu nhà, công trình
xây dựng đang thuê mua sau khi trả hết tiền thuê mua theo hợp đồng thuê mua.
Điều 5. Nguyên tắc hoạt động kinh doanh bất động sản
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bất động sản
bình đẳng trước pháp luật; tự do thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản thông qua
hợp đồng, không trái với quy định của pháp luật.
2. Bất động sản đưa vào kinh doanh phải có đủ điều kiện
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hoạt động kinh doanh bất động sản phải công khai, minh
bạch.
Điều 6. Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh
1. Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh bao gồm:
a) Các loại nhà, công trình xây dựng theo quy định của
pháp luật về xây dựng;
b) Quyền sử dụng đất được tham gia thị trường bất động
sản theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Các loại bất động sản khác theo quy định của pháp
luật.
2. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thị
trường bất động sản và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ quy định cụ
thể danh mục các loại bất động sản quy định tại khoản 1 Điều này được đưa vào
kinh doanh.
Điều 7. Điều kiện đối với bất động sản đưa vào kinh doanh
1. Nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có
các điều kiện sau đây:
a) Thuộc đối tượng được phép kinh doanh;
b) Đối với nhà, công trình xây dựng mới phải bảo đảm chất
lượng theo quy định của pháp luật về xây dựng; đối với nhà, công trình xây dựng
đã qua sử dụng thì yêu cầu về chất lượng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Không có tranh chấp về quyền sở hữu;
d) Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành
quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của
pháp luật về xây dựng;
e) Có hồ sơ bao gồm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà,
công trình xây dựng và quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền
sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật đối với nhà, công trình xây
dựng đã có sẵn; giấy phép xây dựng hoặc hồ sơ dự án và thiết kế bản vẽ thi công
đã được phê duyệt đối với nhà, công trình đang xây dựng; thiết kế bản vẽ thi
công, hồ sơ hoàn công và biên bản nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng đối với
nhà, công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ
tầng kỹ thuật khu công nghiệp chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử
dụng; hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công và tiến độ xây dựng nhà, công trình
xây dựng đã được phê duyệt đối với nhà, công trình xây dựng hình thành trong
tương lai.
2. Quyền sử dụng đất đưa vào kinh doanh phải có các điều
kiện sau đây:
a) Thuộc đối tượng được phép kinh doanh;
b) Có giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sử dụng đất theo
quy định của pháp luật;
c) Không có tranh chấp;
d) Trong thời hạn sử dụng đất;
đ) Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành
quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Trường hợp chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất
thuộc dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công
nghiệp thì phải có các công trình hạ tầng tương ứng với nội dung và tiến độ của
dự án đã được phê duyệt.
3. Các bất động sản khác theo quy định tại điểm c khoản 1
Điều 6 của Luật này được đưa vào kinh doanh phải có đủ điều kiện theo quy định
của Chính phủ.
Điều 8. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh
bất động sản
1. Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải
thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phải có vốn pháp định và đăng ký kinh
doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh dịch vụ bất động sản
phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, đăng ký kinh doanh dịch vụ bất
động sản theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
này.
Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh dịch vụ môi giới bất động
sản phải có ít nhất một người có chứng chỉ môi giới bất động sản; khi kinh
doanh dịch vụ định giá bất động sản phải có ít nhất hai người có chứng chỉ định
giá bất động sản; khi kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải có ít
nhất hai người có chứng chỉ môi giới bất động sản, nếu có dịch vụ định giá bất
động sản thì phải có ít nhất hai người có chứng chỉ định giá bất động sản.
3. Cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc
lập phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và có chứng chỉ môi
giới bất động sản.
Điều 9. Phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của tổ chức,
cá nhân trong nước
1. Tổ chức, cá nhân trong nước được kinh doanh bất động
sản trong phạm vi sau đây:
a) Đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để bán, cho
thuê, cho thuê mua;
b) Mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho
thuê mua;
c) Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;
d) Đầu tư cải tạo đất và đầu tư các công trình hạ tầng
trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng;
đ) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đầu tư công
trình hạ tầng để chuyển nhượng, cho thuê; thuê quyền sử dụng đất đã có hạ tầng
để cho thuê lại.
2. Tổ chức, cá nhân trong nước được kinh doanh dịch vụ
bất động sản trong phạm vi sau đây:
a) Dịch vụ môi giới bất động sản;
b) Dịch vụ định giá bất động sản;
c) Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản;
d) Dịch vụ tư vấn bất động sản;
đ) Dịch vụ đấu giá bất động sản;
e) Dịch vụ quảng cáo bất động sản;
g) Dịch vụ quản lý bất động sản.
Điều 10. Phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của tổ chức,
cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài được kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản
trong phạm vi sau đây:
a) Đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để bán, cho
thuê, cho thuê mua;
b) Đầu tư cải tạo đất và đầu tư các công trình hạ tầng
trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng;
c) Kinh doanh dịch vụ bất động sản theo quy định tại
khoản 2 Điều 9 của Luật này.
2. Ngoài phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ
vào quy định của Luật này, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư và các văn bản
pháp luật có liên quan, Chính phủ quy định các hoạt động khác về kinh doanh bất
động sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ và lộ trình hội nhập kinh
tế quốc tế.
Điều 11. Công khai thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản có trách
nhiệm công khai thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh.
2. Thông tin về bất động sản được công khai tại sàn giao
dịch bất động sản và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Nội dung thông tin về bất động sản bao gồm:
a) Loại bất động sản;
b) Vị trí bất động sản;
c) Thông tin về quy hoạch có liên quan đến bất động sản;
d) Quy mô, diện tích của bất động sản;
đ) Đặc điểm, tính chất, công năng sử dụng, chất lượng của
bất động sản;
e) Thực trạng các công trình hạ tầng, các dịch vụ về kỹ
thuật và xã hội có liên quan đến bất động sản;
g) Tình trạng pháp lý của bất động sản bao gồm hồ sơ,
giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản và giấy tờ có liên quan đến
việc tạo lập bất động sản; lịch sử về sở hữu, sử dụng bất động sản;
h) Các hạn chế về quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động
sản (nếu có);
i) Giá bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản;
k) Quyền và lợi ích của người thứ ba có liên quan;
l) Các thông tin khác.
Điều 12. Chính sách đầu tư kinh doanh bất động sản
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc các thành
phần kinh tế đầu tư kinh doanh bất động sản phù hợp với các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và từng địa bàn.
2. Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ tổ chức,
cá nhân kinh doanh bất động sản đầu tư tạo lập quỹ nhà ở để bán trả chậm, trả
dần, cho thuê, cho thuê mua đối với người có công, người nghèo, người có thu
nhập thấp; đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp để cho thuê mặt bằng phục vụ sản
xuất.
3. Nhà nước đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật
ngoài hàng rào của dự án; công trình hạ tầng xã hội và trụ sở cơ quan nhà nước
nằm trong phạm vi dự án; hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình kỹ thuật trong hàng
rào đối với các dự án được ưu đãi đầu tư.
4. Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu
tư dự án dịch vụ công ích đô thị có liên quan đến dự án đầu tư kinh doanh bất
động sản.
5. Uỷ ban nhân dân nơi có dự án đầu tư kinh doanh bất
động sản có trách nhiệm tạo điều kiện cho chủ đầu tư dự án thực hiện giải phóng
mặt bằng.
6. Nhà nước miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
đối với diện tích đất xây dựng công trình hạ tầng có chuyển giao cho Nhà nước,
công trình hạ tầng không kinh doanh, nhà chung cư phục vụ cho các đối tượng
chính sách.
7. Tổ chức tín dụng nhà nước cho vay ưu đãi đầu tư đối
với các dự án xây dựng nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, bán cho người có công,
người nghèo, người có thu nhập thấp, sinh viên, công nhân làm việc trong các
khu công nghiệp, khu chế xuất.
8. Nhà nước có cơ chế, chính sách bình ổn thị trường bất
động sản khi có biến động, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư và khách hàng.
Điều 13. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bất
động sản
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động
kinh doanh bất động sản.
2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bất động sản.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước về
hoạt động kinh doanh bất động sản theo phân công của Chính phủ.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản
lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn theo phân cấp của
Chính phủ.
Điều 14. Mua bán, chuyển nhượng bất động sản theo hình thức ứng
tiền trước, trả chậm, trả dần
1. Chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản và khách hàng
được thỏa thuận trong hợp đồng về việc mua bán nhà, công trình xây dựng hình
thành trong tương lai theo hình thức ứng tiền trước và phải bảo đảm các nguyên
tắc sau đây:
a) Việc ứng tiền trước được thực hiện nhiều lần, lần đầu
chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư đã xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho bất
động sản theo nội dung, tiến độ của dự án đã được phê duyệt, các lần huy động
tiếp theo phù hợp với tiến độ thực hiện đầu tư tạo lập bất động sản;
b) Chủ đầu tư phải sử dụng đúng mục đích tiền ứng trước
của khách hàng để đầu tư tạo lập bất động sản;
c) Khách hàng ứng tiền trước được hưởng giá mua, giá
chuyển nhượng bất động sản tại thời điểm ký hợp đồng, trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận khác;
d) Trường hợp chủ đầu tư giao bất động sản chậm tiến độ
ghi trong hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm với khách hàng theo hợp đồng và
phải trả cho khách hàng một khoản tiền lãi của phần tiền ứng trước tính theo
lãi suất vay ngân hàng thương mại tại thời điểm giao bất động sản tương ứng với
thời gian chậm tiến độ;
đ) Trường hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết về
việc ứng tiền trước trong hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư
theo hợp đồng và phải trả cho chủ đầu tư một khoản tiền lãi của số tiền chậm
trả tính theo lãi suất vay ngân hàng thương mại tại thời điểm trả tiền tương
ứng với thời gian chậm trả;
e) Việc chọn lãi suất vay ngân hàng thương mại quy định
tại điểm d và điểm đ của khoản này phải được thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Các bên được thỏa thuận trong hợp đồng về việc mua
bán, chuyển nhượng bất động sản theo hình thức trả chậm, trả dần và phải bảo
đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Số tiền trả chậm, trả dần; thời gian trả chậm, trả dần
phải được thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Bên bán, bên chuyển nhượng được bảo lưu quyền sở hữu,
quyền sử dụng bất động sản cho đến khi bên mua, bên nhận chuyển nhượng đã trả
đủ tiền và thực hiện các nghĩa vụ khác trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác;
c) Bên mua, bên nhận chuyển nhượng bất động sản được sử
dụng bất động sản, có quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản sau khi đã trả
hết tiền và thực hiện các nghĩa vụ khác trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác.
Điều 15. Hiệp hội bất động sản
1. Hiệp hội bất động sản được thành lập trên cơ sở tự
nguyện của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bất động sản. Hiệp hội bất
động sản bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các hội viên, tham gia xây dựng,
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh bất động sản, góp phần phát
triển thị trường bất động sản lành mạnh.
2. Tổ chức và hoạt động của hiệp hội bất động sản được
thực hiện theo quy định của pháp luật về hội.
Điều 16. Các hành vi bị cấm
1. Hoạt động kinh doanh bất động sản không đăng ký kinh
doanh; môi giới bất động sản, định giá bất động sản không có chứng chỉ theo quy
định của Luật này.
2. Cung cấp thông tin về bất động sản không trung thực.
3. Gian lận, lừa dối trong hoạt động kinh doanh bất động
sản.
4. Huy động hoặc chiếm dụng trái phép vốn của bên mua,
bên thuê, bên thuê mua bất động sản hoặc bên góp vốn đầu tư kinh doanh bất động
sản.
5. Không thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà
nước.
6. Lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước để thực hiện
kinh doanh bất động sản trái pháp luật.
7. Cấp chứng chỉ môi giới bất động sản, chứng chỉ định
giá bất động sản không đúng quy định của Luật này.
8. Thu phí, lệ phí và các khoản tiền liên quan đến hoạt
động kinh doanh bất động sản trái quy định của pháp luật.
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi hoặc can thiệp
trái phép vào hoạt động kinh doanh bất động sản.
10. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật này thì tuỳ
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy
định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bất động sản
không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì bị đình chỉ hoạt động, xử phạt
hành chính và truy thu thuế theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân không có chứng chỉ môi giới bất động sản,
chứng chỉ định giá bất động sản mà thực hiện môi giới bất động sản, định giá
bất động sản thì bị đình chỉ hoạt động, xử phạt hành chính và không được cấp
chứng chỉ trong thời hạn ba năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
4. Cá nhân được cấp chứng chỉ môi giới bất động sản,
chứng chỉ định giá bất động sản không thực hiện đúng nội dung chứng chỉ thì bị
xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền; nếu tái phạm lần đầu
thì còn bị đình chỉ hoạt động một năm, nếu tái phạm lần thứ hai thì còn bị thu
hồi chứng chỉ và không được cấp lại trong thời hạn năm năm, kể từ ngày ra quyết
định xử phạt.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc xử phạt hành chính
trong hoạt động kinh doanh bất động sản.
.....
|