Tiêu chuẩn thẩm định giá số 3_Nguyên tắc hành nghề Download tieu chuan so 3
Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
MicrosoftInternetExplorer4
HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT
NAM
Tiêu chuẩn số 03
Những
quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản
(Ký
hiệu: TĐGVN 03)
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 24 / 2005/QĐ-BTC ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính)
QUY ĐỊNH CHUNG
01. Mục đích: tiêu chuẩn này quy định những quy tắc đạo đức
chi phối thẩm định viên về giá (sau đây gọi là thẩm định viên), doanh nghiệp,
tổ chức thẩm định giá trong quá trình hành nghề thẩm định giá tài sản.
02. Phạm vi áp dụng: doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và
thẩm định viên phải tuân thủ những quy định của tiêu chuẩn này trong quá trình
thẩm định giá. Khách hàng có yêu cầu thẩm định giá và bên thứ ba sử dụng kết
quả thẩm định giá phải có những hiểu biết cần thiết về các quy tắc quy định
trong tiêu chuẩn này.
NỘI DUNG CỦA
TIÊU CHUẨN
03. Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên
phải luôn tôn trọng và chấp hành đúng pháp luật của nhà nước trong quá trình
hành nghề. Thẩm định viên phải là người có đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn
và kinh nghiệm cần thiết để tiến hành thẩm định giá tài sản.
04. Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên
phải tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và trình độ chuyên môn nghề nghiệp thẩm
định giá như sau:
4.1 Tiêu chuẩn đạo đức:
a. Độc lập;
b. Chính trực;
c. Khách quan;
d. Bí mật;
e. Công khai, minh bạch.
4.2 Trình độ chuyên môn:
a. Năng lực chuyên môn và tính thận trọng;
b. Tư cách nghề nghiệp;
c. Tuân thủ tiêu chuẩn chuyên môn.
05. Độc lập: độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của doanh
nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên:
- Trong quá trình thẩm định giá tài sản, doanh nghiệp,
tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên phải thực sự không bị chi phối hoặc bị
tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự
trung thực, khách quan của việc thẩm định giá.
- Thẩm định viên không được nhận thẩm định giá tài sản
cho các tổ chức, cá nhân mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế (như
góp vốn cổ phần, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, là cổ đông chi phối của
khách hàng hoặc có ký kết hợp đồng gia công dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hoá).
- Thẩm định viên không được nhận thẩm định giá tài sản cho
các đơn vị mà có cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột đang giữ vị trí
trong Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, ban giám đốc, trưởng ban tài chính,
kế toán trưởng doanh nghiệp có tài sản cần thẩm định giá.
- Trong quá trình thẩm định giá, nếu có sự hạn chế khác
về tính độc lập thì doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên phải
tìm cách loại bỏ sự hạn chế này. Nếu không loại bỏ được thì doanh nghiệp, tổ
chức thẩm định giá và thẩm định viên phải nêu rõ điều này trong báo cáo kết quả
thẩm định những mối quan hệ mang tính tập thể hay cá nhân, trực tiếp hoặc gián
tiếp đối với tài sản hay với doanh nghiệp là đối tượng của nhiệm vụ thẩm định
mà mối quan hệ đó có thể dẫn đến mâu thuẫn lợi ích tiềm tàng.
Đối với báo cáo kết quả thẩm định giá của một thẩm định viên
khác, thẩm định viên phải xem xét một cách độc lập, khách quan và kết luận
thống nhất hay không thống nhất với một phần hay tòan bộ nội dung của báo cáo
đó.
06. Chính trực: thẩm định viên phải thẳng thắn, trung thực và
có chính kiến rõ ràng trong phân tích các yếu tố tác động khi thẩm định giá.
Thẩm định viên phải từ chối thẩm định giá khi khi xét thấy không có đủ điều
kiện hoặc khi bị chi phối bởi những ràng buộc có thể làm sai lệch kết quả thẩm
định giá.
07. Khách quan: thẩm định viên phải công bằng, tôn trọng sự
thật và không được thành kiến, thiên vị trong việc thu thập tài liệu và sử dụng
tài liệu để phân tích các yếu tố tác động khi thẩm định giá.
- Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên
không được tiến hành công việc thẩm định giá khi những ý kiến và kết luận thẩm
định đã được đề ra có chủ ý từ trước.
- Tiền thu dịch vụ thẩm định giá tài sản phải được xác
định một cách độc lập, theo quy định, không phụ thuộc vào kết quả thẩm định giá
đã được thỏa thuận từ trước.
- Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên
phải thẩm tra những thông tin, dữ liệu do khách hàng hay một bên nào cung cấp
để khẳng định tính phù hợp hay không phù hợp của thông tin, dữ liệu đó. Trường
hợp việc thẩm tra những thông tin, dữ liệu bị hạn chế thì thẩm định viên phải
nêu rõ sự hạn chế đó trong báo cáo thẩm định.
- Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên
không được tiến hành một dịch vụ thẩm định dựa trên những điều kiện có tính giả
thiết không có tính hiện thực.
08. Bí mật: doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định
viên không được tiết lộ những thông tin, dữ liệu thực tế của khách hàng hay kết
quả thẩm định giá với bất kỳ người ngoài nào, trừ trường hợp được khách hàng
hoặc pháp luật cho phép.
09. Công khai, minh bạch:
- Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên
phải công khai những điều kiện hạn chế và những điều kiện loại trừ theo thỏa
thuận với khách hàng trong báo cáo kết quả thẩm định giá. Báo cáo kết quả thẩm
định giá cũng phải nêu rõ các điều kiện ràng buộc về công việc, phạm vi công
việc, điều kiện hạn chế, giả thiết đặt ra của thẩm định viên.
- Mọi tài liệu thể hiện tính pháp lý và đặc điểm kỹ
thuật của tài sản và kết quả thẩm định giá phải được thể hiện đầy đủ, rõ ràng
trong báo cáo kết quả thẩm định giá.
10. Năng lực chuyên môn và tính thận trọng:
- Thẩm định viên phải thực hiện công việc thẩm định giá
với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, tinh thần làm việc chuyên cần, cân
nhắc đầy đủ các dữ liệu thu thập được trước khi đề xuất ý kiến chính thức với
giám đốc doanh nghiệp, người đứng đầu tổ chức thẩm định giá.
- Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá có trách nhiệm
không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong hoạt động thực
tiễn, trong môi trường pháp lý và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật cho thẩm định
viên để đáp ứng yêu cầu công việc thẩm định giá.
- Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá có trách nhiệm mua
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập
quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp thẩm định giá.
11. Tư cách nghề nghiệp: doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá
và thẩm định viên phải bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được có những hành vi
làm giảm uy tín nghề nghiệp thẩm định giá. Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá
và thẩm định viên có quyền tham gia Hiệp hội doanh nghiệp thẩm định giá hoặc
Hiệp hội thẩm định viên về giá.
12. Tuân thủ tiêu chuẩn chuyên môn: doanh nghiệp, tổ chức
thẩm định giá và thẩm định viên phải thực hiện công việc thẩm định giá theo
những kỹ thuật và tiêu chuẩn chuyên môn đã quy định trong hệ thống tiêu chuẩn
thẩm định giá Việt Nam và các quy định pháp luật hiện hành.
13. Thẩm định viên chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của nội
dung báo cáo kết quả thẩm định giá. Giám đốc doanh nghiệp, người đứng đầu tổ
chức thẩm định giá chịu trách nhiệm cuối cùng về tính đúng đắn của nội dung báo
cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá trước pháp luật, khách
hàng hoặc bên thứ ba.
|