Nghị định 109_ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần Download Nghi dinh 109 NGHỊ
ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 109/2007/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 06 NĂM 2007
VỀ CHUYỂN DOANH
NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƯỚC
THÀNH CÔNG TY CỔ
PHẦN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm
2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH :
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục tiêu, yêu cầu của
việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi
tắt là cổ phần hóa)
1. Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà
nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu;
huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực
tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu
quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
2. Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước,
doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
3. Thực hiện công khai, minh bạch theo
nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ
doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
Điều 2. Đối tượng cổ
phần hóa
1. Công ty nhà nước độc lập thuộc các
Bộ, ngành, địa phương.
2. Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế (sau
đây gọi tắt là tập đoàn), Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà
nước).
3. Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ -
công ty con.
4. Công ty thành viên hạch toán độc lập
thuộc Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.
5. Đơn vị hạch toán phụ thuộc của công
ty nhà nước độc lập, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ, công ty thành
viên hạch toán độc lập của Tổng công ty.
6. Công ty trách
nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Điều 3. Điều kiện cổ phần hóa
1. Các doanh nghiệp quy định tại Điều 2
Nghị định này thực hiện cổ phần hóa khi đảm bảo đủ 02 điều kiện:
a) Không thuộc diện Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ;
b) Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử
lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.
2. Đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc,
ngoài điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Có đủ điều kiện hạch toán độc lập;
b) Việc cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ
thuộc không gây khó khăn hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp hoặc các bộ phận còn lại của doanh nghiệp;
c) Đã xác định trong Phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Trường hợp sau khi đã được xử lý tài
chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Chương II và
Chương III Nghị định này mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản
phải trả thì chuyển sang thực hiện bán hoặc giải thể, phá sản.
Điều 4. Hình thức cổ phần hóa
1. Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại
doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
2. Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại
doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm
cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
3. Bán toàn bộ vốn
nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa
phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Điều 5. Phương thức bán cổ
phần lần đầu
1. Việc bán cổ phần lần đầu được thực
hiện theo các phương thức đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành, thoả thuận
trực tiếp theo quy định tại Chương IV Nghị định này.
2. Tuỳ theo đối tượng và điều kiện mua
cổ phần lần đầu, cơ quan quyết định cổ phần hóa xác định phương thức bán cổ
phần phù hợp.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết
phương thức bán cổ phần lần đầu theo các quy định tại Nghị định này.
Điều 6. Đối tượng và điều kiện
mua cổ phần
1. Nhà đầu tư trong nước:
a) Nhà đầu tư trong
nước là cá nhân người Việt Nam, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội được thành
lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam;
b) Nhà đầu tư trong nước được quyền mua
cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa với số lượng không hạn chế, trừ trường hợp
quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Nhà đầu tư nước ngoài:
a) Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá
nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam;
b) Nhà đầu tư
nước ngoài được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Nghị
định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
c) Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu
mua cổ phần phải mở tài khoản tiền gửi tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Mọi
hoạt động mua, bán cổ phần; nhận, sử dụng cổ tức và các khoản thu chi khác từ
đầu tư mua cổ phần đều phải thông qua tài khoản này.
3. Nhà đầu tư chiến lược:
a) Nhà đầu tư chiến lược là các nhà
đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính, quản trị
doanh nghiệp; chuyển giao công nghệ mới, cung ứng nguyên vật liệu, phát triển
thị trường tiêu thụ sản phẩm; gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp;
b) Căn cứ vào quy mô vốn điều lệ,
tính chất ngành nghề kinh doanh và yêu cầu mở rộng phát triển doanh nghiệp, Ban
Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp trình người quyết định cổ phần hóa việc bán cổ
phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược và tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến
lược;
c) Nhà đầu tư chiến lược được mua
cổ phần theo giá không thấp hơn giá đấu thành công bình quân. Đối với các Tập
đoàn, Tổng công ty nhà nước (bao gồm cả các Ngân hàng Thương mại nhà nước) nếu
nhất thiết phải chọn nhà đầu tư chiến lược thì cơ quan quyết định cổ phần hoá
báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức đấu thầu riêng giữa các nhà
đầu tư chiến lược;
d) Nhà đầu tư chiến lược không được
chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn tối thiểu 03 năm, kể từ ngày
công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp đặc
biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được Đại hội
đồng cổ đông chấp thuận.
4. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần
hóa đồng thời niêm yết ngay
trên Sở Giao dịch chứng khoán/Trung tâm Giao dịch chứng khoán thì cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt Phương án cổ phần hóa quy định khối lượng cổ phần đặt mua
tối đa, tối thiểu đối với phần bán ra công chúng trong phương án phát hành cổ
phần lần đầu để doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa có đủ điều kiện niêm yết. Quy
định mức đặt mua tối đa, tối thiểu trong phương án phát hành cổ phần lần đầu
không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
5. Thành viên
Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp (trừ các thành viên là đại diện của doanh
nghiệp), các tổ chức tài chính trung gian, các cá nhân thực hiện tư vấn, định
giá, đấu giá bán cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa không được tham gia đấu
giá mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp đó.
Điều 7. Đồng tiền thanh toán mua cổ phần
Các nhà đầu tư trong nước và nước
ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp bằng đồng Việt Nam.
Điều 8. Chi phí thực hiện
cổ phần hóa
Chi phí thực hiện cổ phần hóa được trừ vào vốn nhà nước hoặc nguồn thu từ
cổ phần hóa tại doanh nghiệp. Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung và mức chi phí cổ
phần hóa.
Điều 9. Cổ phần, cổ
phiếu
1. Vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau gọi
là cổ phần. Mệnh giá một (01) cổ phần là 10.000 đồng.
2. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ
xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của cổ đông tại công ty đó. Cổ
phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên, nhưng phải có đủ nội dung chủ yếu quy
định tại Điều 85 của Luật Doanh nghiệp (năm 2005).
Điều 10. Nguyên tắc kế
thừa quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100%
vốn nhà nước
1. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm sắp xếp, sử dụng tối đa số lao
động tại thời điểm quyết định cổ phần hóa và giải quyết chế độ cho người lao
động nghỉ việc, thôi việc theo quy định hiện hành.
Công ty cổ phần có nghĩa vụ kế thừa mọi trách nhiệm đối với người lao động
từ doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang; có quyền tuyển chọn, bố trí sử dụng
lao động và phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết chế độ cho người lao
động theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên
quan kiểm tra, xử lý những vấn đề về tài chính để xác định giá trị phần vốn nhà
nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
3. Công ty cổ phần được sử dụng toàn bộ tài sản, nguồn vốn đã nhận bàn giao
để tổ chức sản xuất, kinh doanh; kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm
của doanh nghiệp cổ phần hóa đã bàn giao và có các quyền, nghĩa vụ khác theo
quy định của pháp luật.
Các nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định bổ
sung sau khi đã quyết toán, bàn giao cho công ty cổ phần không thuộc trách
nhiệm của công ty cổ phần.
Điều 11. Thực hiện công
khai, minh bạch thông tin và niêm yết trên thị trường chứng khoán
1. Doanh
nghiệp cổ phần hóa phải thực hiện công khai, minh bạch các thông tin về doanh
nghiệp, về phương án cổ phần hóa, tình hình quản lý và sử dụng đất đai, lao
động theo đúng quy định tại Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp
luật.
2. Doanh nghiệp cổ phần hóa có tình
hình tài chính đáp ứng đủ điều kiện niêm yết theo quy định của pháp luật về
chứng khoán phải xây dựng phương án cổ phần hóa để đảm bảo cơ cấu cổ đông thực
hiện niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán.
Cơ quan quyết định cổ phần hóa quy
định việc cổ phần hóa đồng thời với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán
trong phương án cổ phần hóa để công bố cho các nhà đầu tư biết trước khi bán cổ
phần lần đầu. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm
biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông lần đầu để thông qua Nghị quyết về việc
niêm yết.
Điều 12. Tư vấn cổ phần hóa
1. Doanh nghiệp cổ phần hóa được
thuê tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp; xây dựng phương án cổ
phần hóa và bán cổ phần lần đầu.
2. Cơ quan quyết định cổ phần hóa
lựa chọn tổ chức tư vấn cổ phần hóa theo quy định của pháp luật và hướng dẫn
của Bộ Tài chính.
3. Chi phí thuê tư vấn cổ phần hóa
được tính vào chi phí cổ phần hóa.
.........
|