Luật đất đai 2003 Download luat dat dai 2003
Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
MicrosoftInternetExplorer4
LUẬT ĐẤT ĐAI
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số
51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về quản lý và sử dụng
đất đai.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quyền hạn và trách
nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất
quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng Luật này bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và
trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện
nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai;
2. Người sử dụng đất;
3. Các đối tượng khác có liên quan đến
việc quản lý, sử dụng đất.
Điều 3. Áp dụng pháp luật
1. Việc quản lý và sử dụng đất đai
phải tuân theo quy định của Luật này. Trường hợp Luật này không quy định thì áp dụng các
quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định
của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được
hiểu như sau:
1. Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao
quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng
đất.
2. Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước
trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
3. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất
đối với người đang sử dụng đất ổn định là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó.
4. Nhận chuyển quyền sử dụng đất là việc
xác lập quyền sử dụng đất do được người khác chuyển quyền sử dụng đất theo quy
định của pháp luật thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế,
tặng cho quyền sử dụng đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình thành
pháp nhân mới.
5. Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết
định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ
chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này.
6. Bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích
đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
7. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc
Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc
làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.
8. Hồ sơ địa giới hành chính là hồ sơ phục
vụ quản lý nhà nước đối với địa giới hành chính.
9. Bản đồ địa giới hành chính là bản đồ
thể hiện các mốc địa giới hành chính và các yếu tố địa vật, địa hình có liên
quan đến mốc địa giới hành chính.
10. Bản đồ hành chính là bản đồ thể hiện
ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh và một số yếu tố chính
về tự nhiên, kinh tế, xã hội.
11. Thửa đất là phần diện tích đất được
giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.
12. Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản
lý nhà nước đối với việc sử dụng đất.
13. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện
các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính
xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
14. Sổ địa chính là sổ được lập cho từng
đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi người sử dụng đất và các thông tin về sử
dụng đất của người đó.
15. Sổ mục kê đất đai là sổ được lập
cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi các thửa đất và các thông tin về
thửa đất đó.
16. Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ
được lập để theo dõi các trường hợp có thay đổi trong sử dụng đất gồm thay đổi
kích thước và hình dạng thửa đất, người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời
hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
17. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản
đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo
đơn vị hành chính.
18. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ
được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại
thời điểm cuối kỳ quy hoạch.
19. Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi
nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa
chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
20. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để
bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
21. Thống kê đất đai là việc Nhà
nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời
điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê.
22. Kiểm kê đất đai là việc Nhà
nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử
dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm
kê.
23. Giá quyền sử dụng đất (sau đây gọi là
giá đất) là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định
hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất.
24. Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị
bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời
hạn sử dụng đất xác định.
25. Tiền sử dụng đất là số tiền mà người
sử dụng đất phải trả trong trường hợp được Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định.
26. Tranh chấp đất đai là tranh chấp
về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan
hệ đất đai.
27. Hủy hoại đất là hành vi
làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất làm mất
hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.
28. Tổ chức sự nghiệp công là tổ chức do
các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội thành lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công do ngân
sách nhà nước chi trả.
Điều 5. Sở hữu đất đai
1. Đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
2. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối
với đất đai
như sau:
a) Quyết định mục đích sử dụng đất thông
qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất (sau
đây gọi chung
là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất);
b) Quy định về hạn mức giao đất và thời
hạn sử dụng đất;
c) Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
d) Định giá đất.
3. Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các
nguồn lợi từ đất đai
thông qua các chính sách tài chính về đất đai như sau:
a) Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
b) Thu thuế sử dụng đất, thuế thu
nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;
c) Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất
mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.
4. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho
người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền
sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất.
Điều 6. Quản lý nhà nước về đất đai
1. Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai.
2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
bao gồm:
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
b) Xác định địa giới hành chính, lập và
quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;
c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng
đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử
dụng đất;
d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất;
đ) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản
lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
g) Thống kê, kiểm kê đất đai;
h) Quản lý tài chính về đất đai;
i) Quản lý và phát triển thị trường quyền
sử dụng đất trong thị trường bất động sản;
k) Quản lý, giám sát
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
l) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các
quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
m) Giải quyết tranh chấp về đất đai;
giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
n) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về
đất đai.
3. Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc
thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng hệ
thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, bảo đảm quản lý đất đai có hiệu
lực và hiệu quả.
Điều 7. Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở
hữu toàn dân về đất đai
và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai
1. Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai,
quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước; thực hiện quyền giám
sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.
2. Chính phủ quyết định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh; thống nhất quản lý nhà nước
về đất đai trong phạm vi cả nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách
nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về đất đai.
3. Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện
quyền giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quyền
đại diện chủ sở hữu về đất đai
và quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật
này.
Điều 8. Quyền hạn và trách nhiệm của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và công dân
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức
thành viên của Mặt trận và công dân có quyền hạn và trách nhiệm giám sát việc
quản lý và sử dụng đất đai, phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc bảo
đảm thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai.
Điều 9. Người sử dụng đất
Người sử dụng đất quy định trong Luật này
bao gồm:
1. Các tổ chức trong nước bao gồm cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh
tế, tổ chức kinh tế ? xã
hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo
quy định của Chính phủ (sau đây gọi chung là tổ chức) được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất; tổ chức kinh tế nhận chuyển
quyền sử dụng đất;
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau
đây gọi chung
là hộ gia đình, cá nhân) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận
quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất;
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người
Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và
các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ được
Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất;
4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, thánh
thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ
chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận quyền sử
dụng đất hoặc giao đất;
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại
giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác
của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ
quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính
phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ được Nhà nước Việt Nam cho
thuê đất;
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về
đầu tư, hoạt động văn hoá, hoạt động khoa học thường xuyên hoặc về sống ổn định
tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam giao đất, cho thuê đất, được mua nhà ở gắn
liền với quyền sử dụng đất ở;
7. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào
Việt Nam theo
pháp luật về đầu tư được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.
Điều 10. Những bảo đảm cho người sử dụng đất
1. Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho người sử dụng đất.
2. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao
theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện
chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng
lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
3. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện
cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm
muối có đất để sản xuất; đồng thời có chính sách ưu đãi đầu tư, đào tạo nghề,
phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho lao động ở nông thôn phù hợp với quá
trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Điều 11. Nguyên tắc sử dụng đất
Việc sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên
tắc sau đây:
1. Đúng quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất;
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi
trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung
quanh;
3. Người sử dụng đất thực hiện các quyền,
nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của
Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. .............
|