Thông tư 146_về hướng dẫn NĐ 109 chuyển cty nhà nước thành cổ phần Download thong tu 146
BỘ TÀI CHÍNH
__________
Số: 146/2007/TT-BTC
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm
2007
|
|
THÔNG TƯ
Hướng dẫn
thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển
doanh nghiệp
100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định
tại Nghị định
số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ
____________________________________
Thi
hành Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây viết tắt là Nghị định số
109/2007/NĐ-CP), Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề về tài chính như sau:
I. QUY ĐỊNH
CHUNG
1. Thông tư này áp dụng cho các đối tượng
thực hiện cổ phần hoá theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP (sau
đây gọi tắt là doanh nghiệp cổ phần hoá).
2.
Doanh nghiệp cổ phần hoá phải kiểm kê, xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh
nghiệp, giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trường hợp giá trị phần vốn
nhà nước tại doanh nghiệp không còn thì áp dụng hình thức sắp xếp khác phù hợp
theo quy định của pháp luật; Nhà nước không cấp thêm vốn để cổ phần hoá.
3.
Trên cơ sở xác định lại giá trị doanh nghiệp, giá trị phần vốn nhà nước, doanh
nghiệp cổ phần hoá xác định vốn điều lệ, xây dựng phương án cổ phần hoá và tổ
chức bán cổ phần lần đầu, tổ chức đại hội đồng cổ đông, tiếp tục xử lý những vấn
đề tài chính còn tồn tại đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần,
quyết toán với nhà nước và bàn giao cho công ty cổ phần.
4.
Quá trình cổ phần hoá phải đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, không làm thất
thoát vốn, tài sản của Nhà nước. Các tổ chức, cá nhân không chấp hành chế độ
nhà nước, gây ra tổn thất hoặc thất thoát tài sản nhà nước thì tổ chức, cá nhân
đó chịu trách nhiệm hành chính, bồi thường vật chất hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật.
5.
Cơ quan quyết định cổ phần hoá theo quy định tại Điều 54 Nghị định số
109/2007/NĐ-CP thành lập Ban chỉ đạo để giúp cơ quan quyết định cổ phần hoá tổ
chức triển khai công tác cổ phần hoá theo chế độ quy định. Ban chỉ đạo cổ phần
hoá giải thể sau khi doanh nghiệp cổ phần hoá quyết toán và chính thức trở
thành công ty cổ phần. Những vấn đề về tài chính phát sinh có liên quan đến cổ
phần hoá phát sinh sau khi doanh nghiệp chính thức trở thành công ty cổ phần (nếu
có) do cơ quan quyết định cổ phần hoá xử lý.
6.
Tiền thu về cổ phần hoá sau khi trừ đi các chi phí liên quan được nộp về cơ
quan có thẩm quyền theo chế độ quy định. Nghiêm cấm các doanh nghiệp sử dụng tiền
thu cổ phần hoá vào mục đích kinh doanh hoặc bất kỳ mục đích nào khác của doanh
nghiệp. Các trường hợp chậm nộp sẽ bị phạt chậm nộp theo kỷ luật tài chính hiện
hành.
II. KIỂM KÊ
VÀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN, CÔNG NỢ
A. THỜI ĐIỂM KIỂM KÊ VÀ XÁC ĐỊNH
GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP:
1.
Khi nhận được thông báo hoặc quyết định cổ phần hoá của cơ quan có thẩm quyền,
doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm kiểm kê, phân loại tài sản doanh nghiệp
đang quản lý, sử dụng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
2.
Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp do cơ quan quyết định cổ phần hoá quyết
định phù hợp với thời điểm khoá sổ kế toán, lập báo cáo tài chính và phương
pháp xác định giá trị doanh nghiệp được lựa chọn, cụ thể:
2.1.
Đối với trường hợp áp dụng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo
phương pháp tài sản, thời điểm kiểm kê và xác định giá trị doanh nghiệp là thời
điểm kết thúc quý gần nhất với thời điểm có quyết định cổ phần hoá.
2.2.
Đối với trường hợp áp dụng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo
phương pháp dòng tiền chiết khấu, thời điểm kiểm kê và xác định giá trị doanh
nghiệp là thời điểm kết thúc năm tài chính gần nhất với thời điểm có quyết định
cổ phần hoá.
3.
Doanh nghiệp cổ phần hoá sử dụng báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán để làm
căn cứ xác định vốn bằng tiền, các khoản công nợ.
Trường
hợp thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không trùng với thời điểm báo cáo
tài chính năm, doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm xác định
giá trị doanh nghiệp.
4.
Thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp và giá trị phần vốn nhà nước tại doanh
nghiệp cách thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp tối đa không quá 6 tháng đối
với trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản và không
quá 9 tháng đối với trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp
dòng tiền chiết khấu.
Trường
hợp quá thời hạn trên chưa công bố được giá trị doanh nghiệp, giá trị phần vốn
nhà nước tại doanh nghiệp để cổ phần hoá, cơ quan quyết định cổ phần hoá xem
xét, quyết định kéo dài thời gian xác định giá trị doanh nghiệp nhưng phải đảm
bảo nguyên tắc thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp và giá trị phần vốn nhà
nước tại doanh nghiệp cách thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không quá 12
tháng.
B. KIỂM KÊ
VÀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN, CÔNG NỢ
1. Kiểm kê phân loại tài sản:
1.1.
Kiểm kê xác định đúng số lượng và chất lượng của tài sản thực tế hiện có do
doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng; kiểm quỹ tiền mặt, đối chiếu số dư tiền gửi
ngân hàng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; xác định tài sản, tiền mặt
thừa, thiếu so với sổ kế toán, phân tích rõ nguyên nhân thừa, thiếu.
1.2.
Phân loại tài sản đã kiểm kê theo các nhóm sau:
a)
Tài sản doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng.
b) Tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ
thanh lý.
c)
Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi (nếu có).
d)
Tài sản thuê ngoài, vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận đại lý, nhận
ký gửi.
2.
Đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ, lập bảng kê chi tiết đối với
từng loại công nợ theo quy định sau:
2.1. Nợ phải trả:
a) Đối chiếu, xác nhận nợ theo chủ nợ (bao gồm cả
các khoản nợ thuế và phải nộp ngân sách nhà nước khác) trên cơ sở đó phân tích
rõ các khoản nợ trong hạn, nợ quá hạn, nợ gốc, nợ lãi, nợ phải trả nhưng không
phải thanh toán.
b)
Nợ phải trả nhưng không phải thanh toán là khoản nợ mà chủ nợ không còn tồn tại,
cụ thể như sau:
-
Nợ của các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản nhưng không xác định cơ quan hoặc
cá nhân kế thừa.
-
Nợ của các chủ nợ là cá nhân đã chết nhưng không xác định người kế thừa.
-
Nợ của các chủ nợ khác đã quá hạn nhiều năm nhưng chủ nợ không đến đối chiếu,
xác nhận. Trong trường hợp này doanh nghiệp cổ phần hoá phải có văn bản thông
báo gửi trực tiếp đến chủ nợ hoặc thông báo trên phương tiện thông tin đại
chúng trước thời điểm kiểm kê.
2.2.
Nợ phải thu:
a)
Phân tích rõ nợ phải thu có khả năng thu hồi, nợ phải thu không có khả năng thu
hồi.
Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi
phải có đủ tài liệu chứng minh là không thu hồi được theo quy định hiện hành của
nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
b) Rà soát các hợp đồng kinh tế để xác định các khoản đã trả trước cho người
cung cấp hàng hoá dịch vụ nhưng đã hạch toán toàn bộ giá trị trả trước vào chi
phí kinh doanh như: tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền mua bảo
hiểm dài hạn, tiền lương, tiền công...
3. Đối với các ngân hàng thương mại nhà
nước, việc kiểm kê, đánh giá, phân loại tài sản là vốn bằng tiền, tài sản cho
thuê tài chính và các khoản công nợ được thực hiện như sau:
3.1.
Kiểm kê, đối chiếu các khoản tiền gửi của khách hàng, chứng chỉ tiền gửi (tín
phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu) như sau:
a)
Kiểm kê chi tiết từng khoản trên sổ kế toán.
b)
Đối chiếu xác nhận số dư tiền gửi của khách hàng là pháp nhân.
c)
Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi cá nhân, chứng chỉ tiền gửi có thể không thực hiện
đối chiếu với khách hàng, nhưng phải đối chiếu với thẻ lưu. Đối với một số trường
hợp cụ thể (có số dư tiền gửi lớn hoặc có chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế
toán với thẻ lưu) thì thực hiện đối chiếu trực tiếp với khách hàng.
3.2. Đối chiếu tài sản là dư nợ tín dụng (kể
cả dư nợ được theo dõi ngoài bảng) như sau:
a)
Căn cứ hồ sơ tín dụng của từng khách hàng tại ngân hàng thương mại để lập bảng
kê danh sách những khách hàng còn dư nợ tín dụng và số dư nợ tín dụng của từng
khách hàng, chi tiết theo từng hợp đồng tín dụng.
b) Đối chiếu giữa số liệu xác định theo hồ
sơ tín dụng với số liệu hạch toán trên sổ kế toán của ngân hàng thương mại; đối
chiếu dư nợ tín dụng với từng khách hàng để có xác nhận của khách hàng về số dư
nợ tín dụng.
Đối
với khách hàng là cá nhân, trường hợp không tổ chức đối chiếu được với khách
hàng thì ngân hàng thương mại tổ chức tín dụng phải đối chiếu với thẻ lưu.
c)
Trường hợp có sự chênh lệch số liệu giữa hồ sơ tín dụng với sổ kế toán và xác
nhận của khách hàng thì ngân hàng thương mại phải làm rõ nguyên nhân chênh lệch
và xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý theo quy định
hiện hành của Nhà nước.
3.3.
Phân loại các khoản nợ phải thu tồn đọng đủ điều kiện được xử lý theo hướng dẫn
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3.4.
Đối với các tài sản cho thuê tài chính: phải thực hiện đối chiếu với từng khách
hàng, xác định rõ số nợ còn phải trả của từng tài sản cho thuê tài chính.
4.
Trong quá trình kiểm kê, đối chiếu nếu bỏ sót tài sản, công nợ làm giảm giá trị
doanh nghiệp và vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá thì Giám đốc, kế toán
trưởng và các tổ chức, cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm bồi hoàn toàn bộ
giá trị khoản nợ và tài sản nêu trên theo quy định của pháp luật.
C. XỬ LÝ TÀI CHÍNH
1.
Trước khi xác định giá trị doanh nghiệp
1.1.
Tài sản:
Căn
cứ vào kết quả kiểm kê, phân loại tài sản, doanh nghiệp xử lý tài sản theo quy
định tại Điều 14 của Nghị định số 109/2007/NĐ-CP, trong đó:
a)
Đối với tài sản thừa, thiếu, phải phân tích làm rõ nguyên nhân và xử lý như
sau:
-
Tài sản thiếu phải xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý bồi thường
trách nhiệm vật chất theo quy định hiện hành; giá trị tài sản thiếu sau khi trừ
khoản bồi thường, hạch toán vào kết quả kinh doanh.
-
Tài sản thừa, nếu không xác định được nguyên nhân và không tìm được chủ sở hữu
thì xử lý tăng vốn nhà nước.
b)
Đối với những tài sản không cần dùng sau khi được chấp thuận bằng văn bản của
cơ quan quyết định cổ phần hoá, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý được xử lý
như sau:
-
Thanh lý nhượng bán: Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức
thanh lý, nhượng bán tài sản theo pháp luật hiện hành.
Các
khoản thu và chi phí cho hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản được hạch toán
vào thu nhập và chi phí của doanh nghiệp.
-
Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, những tài sản không cần dùng, tài
sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý chưa được xử lý thì không tính vào giá trị
doanh nghiệp; doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm bảo quản, thực hiện chuyển giao cho các cơ quan theo quy định tại khoản
2 Điều 14 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP.
c)
Tài sản là công trình phúc lợi trước đây được đầu tư bằng nguồn quỹ khen thưởng,
quỹ phúc lợi được xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP.
d) Đối với tài sản dùng trong sản xuất kinh doanh
đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được doanh nghiệp cổ phần hoá
tiếp tục sử dụng trong sản xuất kinh doanh xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều
14 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP.
Phần vốn tương ứng với giá trị còn lại của những tài sản
này được hoàn nhập vào Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi để chia cho người lao động
đang làm việc ở doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo số
năm công tác thực tế tại doanh nghiệp cổ phần hoá.
đ) Tài sản là công trình phúc lợi được đầu tư bằng
nguồn vốn nhà nước, nếu doanh nghiệp cổ phần hoá tiếp tục sử dụng được tính vào
giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
1.2. Nợ phải thu:
Các
khoản nợ phải thu được xử lý theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP,
trong đó:
a)
Đối với những khoản nợ phải thu có đủ tài liệu chứng minh không có khả năng thu
hồi theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng thì xác định rõ
nguyên nhân, trách nhiệm cá nhân, tổ chức để xử lý bồi thường theo quy định của
pháp luật hiện hành. Phần tổn thất sau khi xử lý, doanh nghiệp dùng nguồn dự
phòng nợ phải thu khó đòi để bù đắp, nếu thiếu thì hạch toán vào chi phí kinh
doanh của doanh nghiệp.
b)
Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn khác, doanh nghiệp phải tiếp tục đòi nợ
hoặc thoả thuận bán nợ cho các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán
nợ và tài sản tồn đọng, không được trực tiếp bán nợ cho khách nợ. Khoản tổn thất
từ việc bán nợ được hạch toán vào chi phí kinh doanh.
c)
Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hoá có trách
nhiệm bàn giao các khoản công nợ không tính vào giá trị doanh nghiệp (bao gồm cả
các khoản nợ đã được xử lý bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng rủi
ro, dự phòng nghiệp vụ... đang được tiếp tục theo dõi ngoài bảng) cho các cơ
quan liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số
109/2007/NĐ-CP.
d) Đối với các khoản doanh nghiệp đã trả trước cho người cung cấp
hàng hoá, dịch vụ như: tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền
công... nếu đã hạch toán hết vào chi phí kinh doanh, doanh nghiệp đối chiếu hạch
toán giảm chi phí tương ứng với phần hàng hoá, dịch vụ chưa được cung cấp hoặc
thời gian thuê chưa thực hiện và hạch toán tăng khoản chi phí trả trước (hoặc
chi phí chờ phân bổ).
1.3.
Nợ phải trả:
Nguyên
tắc xử lý nợ phải trả thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP,
trong đó:
a)
Các khoản nợ phải trả nhưng không phải thanh toán được hạch toán tăng vốn nhà
nước.
b) Đối với khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước: Doanh
nghiệp có trách nhiệm kê khai và gửi báo cáo quyết toán thuế đến thời điểm xác
định giá trị doanh nghiệp cho cơ quan thuế để kiểm tra, xác định số thuế còn phải
nộp theo quy định. Cơ quan thuế có trách nhiệm chủ động bố trí cán bộ thực hiện
kiểm tra đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá phù hợp với thời gian xác định
giá trị doanh nghiệp đã được thông báo.
Trường hợp đến thời điểm tổ chức xác
định giá trị doanh nghiệp mà vẫn chưa hoàn thành kiểm tra thì doanh nghiệp được
sử dụng báo cáo tài chính đã lập để làm cơ sở xác định giá trị doanh nghiệp (kể
cả việc xác định các nghĩa vụ của doanh nghiệp về thuế và phân phối lợi nhuận).
Các khoản chênh lệch về nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước (nếu có) sẽ được điều chỉnh
ở thời điểm doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chính thức
chuyển thành công ty cổ phần.
c)
Đối với các khoản nợ tồn đọng vay ngân hàng thương mại nhà nước và Ngân hàng
phát triển Việt Nam (gọi chung là ngân hàng cho vay), doanh nghiệp có trách nhiệm
đối chiếu, phối hợp với ngân hàng cho vay xử lý theo các nguyên tắc sau:
-
Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá bị lỗ, không còn vốn nhà nước, không thanh
toán được các khoản nợ quá hạn, doanh nghiệp có trách nhiệm làm thủ tục, hồ sơ
đề nghị khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ lãi vay ngân hàng theo quy định của pháp luật
hiện hành.
Trong
thời gian tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp,
ngân hàng cho vay có ý kiến xử lý bằng văn bản thông báo cho doanh nghiệp.
-
Đối với các khoản nợ gốc, nợ lãi không được xoá xử lý như sau:
+
Doanh nghiệp làm đầy đủ thủ tục để chuyển giao cho công ty cổ phần kế thừa trả
nợ.
+
Thoả thuận với ngân hàng cho vay để chuyển nợ thành vốn góp cổ phần. Việc chuyển
nợ vay thành vốn góp cổ phần được thực hiện theo kết quả đấu giá. Ngân hàng cho
vay phải tham gia đấu giá theo quy định.
+
Phối hợp với ngân hàng cho vay thực hiện xử lý nợ theo phương thức bán nợ cho
Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Công
ty Mua bán nợ) theo giá thoả thuận. Căn cứ vào thoả thuận mua, bán nợ, doanh
nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm nhận nợ với Công ty Mua bán nợ; đồng thời phối
hợp với Công ty Mua bán nợ lập phương án cơ cấu lại nợ để trình cơ quan quyết định
cổ phần hoá xem xét, thoả thuận với Công ty Mua bán nợ để phê duyệt phương án chuyển
doanh nghiệp thành công ty cổ phần.
d)
Đối với các khoản nợ vay nước ngoài quá hạn có bảo lãnh, doanh nghiệp và người
bảo lãnh phải đàm phán với chủ nợ để có phương án xử lý theo quy định của pháp
luật về quản lý vay nợ và trả nợ vay nước ngoài.
đ)
Đối với khoản nợ bảo hiểm xã hội, nợ cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp có
trách nhiệm thanh toán dứt điểm trước khi chuyển thành công ty cổ phần để đảm bảo
quyền lợi cho người lao động.
1.4.
Các khoản dự phòng, lỗ và lãi được xử lý theo quy định tại Điều 17 Nghị định số
109/2007/NĐ-CP.
1.5. Vốn đầu tư dài hạn vào các doanh nghiệp
khác như góp vốn liên doanh, liên kết,
góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và các hình thức
đầu tư dài hạn khác được xử lý theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP.
1.6. Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi:
a)
Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được dùng để chia cho người
lao động đang làm việc tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo số năm
công tác tại doanh nghiệp cổ phần hoá. Giám đốc doanh nghiệp phối hợp với tổ chức
công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hoá để xây dựng phương án và quyết định việc
phân chia.
Nguồn
Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được xác định bằng: Số dư của quỹ (không bao gồm
nguồn đã cấu thành tài sản phúc lợi) cộng (+) với giá trị tài sản thực tế của
tài sản đang sử dụng cho sản xuất kinh doanh được đầu tư bằng nguồn Quỹ khen
thưởng, Quỹ phúc lợi.
b)
Trường hợp doanh nghiệp đã chi quá nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được xử
lý như sau:
-
Đối với khoản đã chi trực tiếp cho người lao động có tên trong danh sách thường
xuyên tại thời điểm có quyết định cổ phần hoá không được khấu trừ vào phần vốn
nhà nước tại doanh nghiệp. Giám đốc doanh nghiệp phối hợp với tổ chức công đoàn
xử lý bằng cách thu hồi hoặc chuyển thành nợ phải thu để công ty cổ phần sau
này tiếp tục kế thừa.
-
Đối với các khoản chi quá nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi mà không xác định
được đối tượng để thu hồi (như chi cho người lao động đã nghỉ mất việc, thôi việc
trước thời điểm quyết định cổ phần hoá...) thì Ban chỉ đạo cổ phần hoá báo cáo
cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp xử lý như đối với khoản nợ phải thu
không có khả năng thu hồi.
2. Xử lý tài chính từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm
chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
2.1.
Trong giai đoạn từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính
thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp tiếp tục xử lý các tồn tại về
tài chính theo chế độ Nhà nước quy định. Tại thời điểm có quyết định công bố
giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm xử lý các vấn đề
tài chính và điều chỉnh sổ kế toán theo quy định. Đồng thời thực hiện chuyển
giao tài sản và các khoản nợ không tính vào giá trị doanh nghiệp cho các cơ
quan theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP trong thời
gian tối đa là 30 ngày kể từ ngày công bố giá trị doanh nghiệp.
2.2. Trường hợp thời gian tính từ ngày hết hạn
nhà đầu tư nộp tiền mua cổ phần đến thời điểm công ty được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh kéo dài trên 3 tháng thì doanh nghiệp được tính chi phí lãi
vay để chi trả cho các nhà đầu tư theo nguyên tắc:
-
Chỉ tính lãi từ tháng thứ tư trở đi trên tổng mệnh giá của số cổ phần được mua.
Đối với cổ phần người lao động mua cổ phần ưu đãi giảm giá, nếu giá mua cổ phần
ưu đãi dưới mệnh giá thì chỉ được tính lãi trên số tiền thực nộp.
-
Tỷ lệ trả lãi không vượt quá lãi suất vay ngắn hạn cùng kỳ của ngân hàng thương
mại nơi doanh nghiệp cổ phần hoá đang mở tài khoản tại thời điểm tính lãi.
-
Khoản chi phí trả lãi này doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí kinh doanh và
phải đảm bảo doanh nghiệp không bị lỗ.
2.3.
Lập báo cáo tài chính, báo cáo xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, báo cáo quyết toán chi phí cổ phần hoá:
a)
Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính, kê khai thuế tại thời điểm được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh gửi cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp, cơ
quan thuế và cơ quan tài chính cùng cấp để phối hợp kiểm tra xác định lại giá
trị phần vốn nhà nước.
Trong
thời gian 30 ngày làm việc từ khi nhận được báo cáo tài chính, cơ quan có thẩm
quyền quyết định giá trị doanh nghiệp thực hiện kiểm tra, xử lý những vấn đề
tài chính phát sinh giữa hai thời điểm; xác định lại giá trị phần vốn nhà nước
và ra quyết định xác định vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chính thức
chuyển thành công ty cổ phần làm căn cứ để bàn giao giữa doanh nghiệp cổ phần
hoá và công ty cổ phần.
Trường hợp doanh nghiệp đã nộp đủ hồ
sơ mà cơ quan thuế không tiến hành kiểm tra theo đúng thời hạn quy định thì
công ty cổ phần sẽ không phải chịu trách nhiệm về số thuế phát sinh thêm so với
số liệu trong báo cáo tài chính đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bàn
giao; lãnh đạo cơ quan thuế phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất phát sinh do
sự chậm trễ trên.
b)
Giám đốc và Kế toán trưởng doanh nghiệp cổ phần hoá chịu trách nhiệm lập và ký
báo cáo tài chính, báo cáo xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm
chuyển sang công ty cổ phần, báo cáo quyết toán chi phí cổ phần hoá và chịu
trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của báo cáo.
Hội
đồng quản trị công ty cổ phần (mới) có trách nhiệm tạo điều kiện để lãnh đạo
doanh nghiệp cổ phần hoá hoàn thành nhiệm vụ và ký, đóng dấu xác nhận chữ ký các
chức danh trên của doanh nghiệp cổ phần hoá trong báo cáo tài chính. Trường hợp
Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp cổ phần hoá chưa hoàn thành báo cáo tài
chính thì chưa được chuyển công tác hoặc nghỉ việc theo chế độ.
c)
Trường hợp thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là năm trước, thời điểm
chính thức chuyển thành công ty cổ phần là năm sau thì chỉ lập một báo cáo tài
chính của cả thời kỳ, không tách riêng hai báo cáo ở thời điểm ngày 31/12 và ở
thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
d)
Việc phân phối lợi nhuận phát sinh trong giai đoạn từ
thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp chính thức
chuyển thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.4.
Khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh
nghiệp cổ phần hoá chuyển sang công ty cổ phần với giá trị thực tế phần vốn nhà
nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được xử lý như quy định tại Điều 21 của Nghị định số 109/2007/NĐ-CP.
Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm (bao gồm
cả do kinh doanh bị thua lỗ) phải làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan trước
khi xử lý, trong đó:
a)
Chênh lệch giảm do nguyên nhân khách quan là các khoản tổn thất do thiên tai, địch
hoạ; do Nhà nước thay đổi chính sách hoặc do biến động của thị trường quốc tế
và các nguyên nhân bất khả kháng khác.
b) Các trường hợp còn lại được xác định là nguyên nhân chủ quan. Cơ quan
quyết định cổ phần hoá không lựa chọn và tiến cử các cá nhân có trách nhiệm liên
quan đến việc làm ăn thua lỗ dẫn đến khoản chênh lệch giảm làm đại diện phần vốn
nhà nước góp tại công ty cổ phần.
3. Bàn giao tài sản, vốn.
Căn
cứ quyết định điều chỉnh giá trị doanh nghiệp tại thời điểm đăng ký kinh doanh
chuyển thành công ty cổ phần, Ban chỉ đạo cổ phần hoá chỉ đạo doanh nghiệp điều
chỉnh sổ kế toán, lập hồ sơ bàn giao và tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp và
công ty cổ phần.
Công
ty cổ phần được sử dụng toàn bộ tài sản, nguồn vốn đã nhận bàn giao để tổ chức
sản xuất, kinh doanh; kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh
nghiệp cổ phần hoá đã bàn giao và có các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của
pháp luật.
Các
nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hoá được xác định bổ sung sau
khi đã quyết toán, bàn giao cho công ty cổ phần không thuộc trách nhiệm của
công ty cổ phần. Trường hợp do bàn giao thiếu, dẫn đến việc công ty cổ phần
không chịu trách nhiệm kế thừa nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp cổ phần hoá thì
Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp cổ phần hoá và các tổ chức, cá nhân
có liên quan hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán nợ.
3.1. Hồ sơ bàn giao bao gồm:
a)
Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp và quyết định công bố giá trị doanh nghiệp.
b)
Báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
c)
Quyết định xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chuyển thành công
ty cổ phần của cơ quan có thẩm quyền.
d)
Biên bản bàn giao tài sản, tiền vốn được lập tại thời điểm bàn giao (có bảng
chi tiết công nợ bàn giao cho công ty cổ phần tiếp tục kế thừa và các tồn tại về
tài chính cần tiếp tục xử lý - nếu có).
3.2.
Thành phần bàn giao gồm:
a)
Đại diện Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và đại diện Bộ Tài chính (trường hợp cổ phần hoá Tập đoàn kinh tế, Tổng
công ty, công ty mẹ).
b)
Đại diện Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty mẹ (trường hợp cổ phần hoá
doanh nghiệp thành viên Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty con), Giám đốc,
Kế toán trưởng doanh nghiệp cổ phần hoá đại diện cho bên giao.
c)
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Kế toán trưởng và đại diện tổ chức công
đoàn công ty cổ phần đại diện cho bên nhận.
d)
Đại diện của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đối với các doanh
nghiệp cổ phần hoá thuộc đối tượng chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn
nhà nước cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
3.3. Biên bản bàn giao phải có đầy đủ chữ ký của thành phần bàn giao và phải ghi rõ:
a) Tình hình tài sản, tiền vốn, lao động có tại thời
điểm bàn giao.
b) Quyền lợi và nghĩa vụ công ty cổ phần tiếp tục
kế thừa.
c) Những tồn tại công ty cổ phần có trách nhiệm tiếp
tục giải quyết. ..........
|