Thông tư 145- Xác định giá đất và khung giá đất Download thong tu 145
Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
MicrosoftInternetExplorer4
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 188/2004/NĐ-CP NGÀY
16/11/2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ ĐẤT VÀ KHUNG GIÁ CÁC LOẠI
ĐẤT VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2007/NĐ-CP NGÀY 27/7/2007 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 188/2004/NĐ-CP
Căn cứ Nghị
định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị
định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp
xác định giá đất và khung giá các loại đất;
Căn cứ Nghị
định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP (sau
đây gọi tắt là Nghị định số 188/2004/NĐ-CP và Nghị định số 123 /2007/NĐ-CP)
như sau:
I. PHƯƠNG
PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ ĐẤT
1- Phương pháp so sánh trực tiếp
Việc định giá đất theo phương pháp so sánh trực tiếp
phải tiến hành các bước sau đây:
a- Bước 1:
Khảo sát và thu thập thông tin
- Xác định địa điểm của thửa đất, khu đất trống (đất
chưa được đầu tư xây dựng các công trình trên đất) so sánh được với thửa đất,
khu đất cần định giá để thu thập thông tin.
Mỗi loại đất cần định giá, phải lựa chọn từ 3 đến 5
thửa đất, khu đất trống ở khu vực liền kề hoặc khu vực lân cận với thửa đất,
khu đất cần định giá đã được chuyển nhượng thành công trên thị trường (bao gồm
giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân, tổ chức với nhau; trúng đấu giá quyền sử
dụng đất, giao dịch thành công trên sàn giao dịch bất động sản) có những đặc
điểm tương tự với thửa đất, khu đất cần định giá về: loại đất, vị trí đất, qui
mô diện tích, kết cấu hạ tầng, đặc điểm pháp lý và mục đích sử dụng đất.
- Thời gian thu thập thông tin:
Những thông tin cần thu thập phải diễn ra trong khoảng
thời gian gần nhất với thời điểm khảo sát để xác định giá của thửa đất, khu đất
cần định giá.
Trường hợp không thu thập được những thông tin trong
khoảng thời gian gần nhất, thì có thể thu thập thông tin về các cuộc giao dịch
chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời hạn 01 năm tính đến thời điểm khảo
sát để xác định giá đất.
- Những thông tin cần thu thập:
+ Vị trí;
+ Hiện trạng sử dụng đất (loại đất, qui mô diện tích
và kích thước các cạnh, địa hình, tài sản trên đất, mục đích sử dụng đất hiện
tại, mục đích sử dụng đất theo quy hoạch);
+ Điều kiện về kết cấu hạ tầng;
+ Môi trường (bao gồm môi trường tự nhiên như cảnh
quan, nguồn nước, không khí, tiếng ồn, v.v. và môi trường xã hội như trật tự và
an ninh xã hội, trình độ dân trí);
+ Các đặc điểm về pháp lý (qui hoạch sử dụng đất, quy
hoạch xây dựng nơi có thửa đất, khu đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; mức
độ hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật, v.v.);
+ Thời điểm chuyển nhượng, giao dịch hoặc đấu giá
quyền sử dụng đất thành công; mức giá chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử
dụng đất;
+ Thời gian, điều kiện giao dịch chuyển nhượng và
thanh toán.
- Điều kiện của thông tin:
Những thông tin trên đây phải được thu thập từ kết quả
những cuộc giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường
trong điều kiện bình thường quy định tại khoản 2 Điều 1của Nghị định số
123/2007/NĐ-CP.
b- Bước 2:
So sánh, phân tích thông tin:
Căn cứ những thông tin đã khảo sát, thu thập được ở
Bước 1, tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh để lựa chọn những tiêu chí giống
nhau và khác nhau giữa các thửa đất, khu đất so sánh với thửa đất, khu đất cần
định giá. Trên cơ sở đó xác định các tiêu chí giống và khác biệt về giá để tính
toán, xác định giá cho thửa đất, khu đất cần định giá.
c- Bước 3:
Thực hiện điều chỉnh các yếu tố khác biệt về giá giữa các thửa đất, khu đất so
sánh với thửa đất, khu đất cần định giá để xác định giá cho thửa đất cần định
giá.
Giá trị ước tính của thửa đất, khu đất cần định giá
được tính theo cách điều chỉnh các yếu tố khác biệt về giá với từng thửa đất,
khu đất so sánh như sau:
Giá trị ước tính của thửa đất, khu đất cần định giá
|
=
|
Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của từng thửa
đất, khu đất so sánh
|
±
|
Mức tiền điều chỉnh về giá hình thành từ những yếu
tố khác biệt của từng thửa đất, khu đất so sánh với thửa đất, khu đất cần
định giá
|
Trong đó, mức tiền điều chỉnh về giá xuất phát từ
những khác biệt về vị trí đất, kết cấu hạ tầng, đặc điểm pháp lý, mức độ ô
nhiễm môi trường, v.v. của từng thửa đất, khu đất so sánh so với thửa đất, khu
đất cần định giá. Mức tiền điều chỉnh về giá theo từng yếu tố khác biệt giữa
thửa đất so sánh và thửa đất cần định giá (có thể tính theo giá trị tuyệt đối
hoặc tỷ lệ phần trăm (%) của giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế của
thửa đất so sánh trên thị trường trong điều kiện bình thường tại địa phương,
sau đó tính thành tiền) được xác định căn cứ vào đánh giá của các tổ chức tư
vấn hoặc các chuyên viên và cơ quan có nhiệm vụ trực tiếp xác định giá đất tham
mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể tại địa phương căn
cứ vào các chứng cứ thị trường.
Trường hợp giá đất có biến động trong khoảng thời gian
từ thời điểm chuyển nhượng thành công quyền sử dụng đất của thửa đất so sánh
đến thời điểm xác định giá của thửa đất cần định giá, thì trước khi thực hiện
việc điều chỉnh mức giá của thửa đất so sánh theo công thức nêu trên, cần phải
điều chỉnh (tăng hoặc giảm) mức giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của thửa
đất so sánh theo chỉ số biến động (tăng hoặc giảm) giá của loại đất đó trong
khoảng thời gian này. Chỉ số biến động giá của từng loại đất có thể được tính
toán từ những thông tin mà Sở Tài chính hoặc các tổ chức tư vấn về giá đất thu
thập thông qua việc điều tra, khảo sát và thống kê giá đất theo hướng dẫn tại
Thông tư số 80/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc tổ
chức mạng lưới thống kê và điều tra, khảo sát giá đất, thống kê báo cáo giá các
loại đất theo quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP; hoặc số liệu thống kê
của cơ quan thống kê (nếu có).
d- Bước 4:
Xác định giá của thửa đất cần định giá bằng cách lấy số bình quân của các mức
giá của 3 đến 5 thửa đất, khu đất so sánh đã tính toán điều chỉnh khác biệt về
giá ở Bước 3.
Ví dụ về áp dụng phương pháp so sánh để xác định giá
đất (xem
Phụ lục 1).
2- Phương pháp thu nhập
Việc định giá đất theo phương pháp thu nhập phải tiến
hành các bước sau:
a- Bước 1:
Tính tổng thu nhập hàng năm thu được từ thửa đất, khu đất cần định giá
- Đối với đất trống hoặc đất có xây dựng công trình
kiến trúc (nhà cửa) để cho thuê thì tổng thu nhập của thửa đất cần định giá
chính là số tiền thuê đất hoặc số tiền thuê bất động sản (bao gồm đất và tài
sản trên đất) thu được hàng năm. Tiền thuê đất hoặc tiền thuê bất động sản tính
theo mặt bằng giá tiền thuê đất hoặc bất động sản trên thị trường tại thời điểm
định giá đất.
- Đối với đất nông nghiệp mà người được giao đất tự tổ
chức sản xuất thì tổng thu nhập được tính như sau:
+ Đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy
sản thì tổng thu nhập của thửa đất cần định giá chính là tổng doanh thu từ hoạt
động sản xuất nói trên của thửa đất thu được hàng năm.
+ Đối với đất trồng cây lâu năm (cây ăn quả, cây công
nghiệp, cây lấy gỗ) thì tổng thu nhập được tính trên cơ sở doanh thu hàng năm,
doanh thu theo giai đoạn, doanh thu một lần tùy theo đặc điểm của từng loại
cây.
b- Bước 2:
Tính tổng chi phí hàng năm phải chi ra hình thành tổng thu nhập
Tổng chi phí bao gồm các khoản chi phí cụ thể như thuế
sử dụng đất, chi phí đầu tư cải tạo, chi phí sản xuất. Các khoản chi phí này
được tính theo các quy định hiện hành của Nhà nước; khoản chi phí nào không có
quy định của Nhà nước thì tính theo giá thực tế phổ biến tại thị trường địa
phương mà cơ sở sản xuất, kinh doanh đã chi trả (qui định trong hợp đồng, hóa
đơn mua bán hàng hóa do cơ quan tài chính có thẩm quyền phát hành).
Đối với trường hợp thửa đất cần định giá đã được đầu
tư, xây dựng các tài sản trên đất, tổng chi phí hàng năm không bao gồm khoản
trích khấu hao cơ bản của các tài sản trên đất.
c- Bước 3:
Xác định thu nhập thuần túy hàng năm theo công thức sau:
Thu nhập thuần túy hàng năm
|
=
|
Tổng thu nhập hàng năm đã tính ở Bước 1
|
-
|
Tổng chi phí đã tính ở Bước 2
|
d- Bước 4:
Ước tính mức giá đất cần định giá theo công thức sau:
Giá đất ước tính
|
=
|
Thu nhập thuần túy hàng năm thu được từ thửa đất
|
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tiền đồng Việt Nam kỳ hạn 12
tháng
|
Khi định giá đất theo phương pháp thu nhập, tổng thu
nhập, tổng chi phí xác định ở Bước 1, Bước 2 và thu nhập thuần túy xác định ở
Bước 3 phải là tổng thu nhập, tổng chi phí và mức thu nhập thuần túy bình quân
của vị trí đất của loại đất cần định giá và đúng với mục đích sử dụng đất đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được tính bình quân trong 3 năm ngay trước
thời điểm xác định giá đất. Trường hợp không thu thập được số liệu trong 3 năm
thì sử dụng số liệu của năm ngay trước thời điểm định giá đất. Việc tính tổng
thu nhập, tổng chi phí phải tính theo mặt bằng giá tại thời điểm định giá đất
bằng cách áp dụng đơn giá về hàng hóa, vật tư, dịch vụ, và tiền công lao động
tại thời điểm định giá đất đối với khối lượng về chi phí theo khoản mục và khối
lượng sản phẩm sản xuất của các năm (nếu loại chi phí có giá do Nhà nước quy
định thì tính theo giá Nhà nước, nếu loại chi phí không có giá do Nhà nước quy
định thì tính theo mặt bằng giá thị trường).
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tiền đồng Việt Nam (VNĐ)
loại có kỳ hạn 12 tháng là mức lãi suất tại ngân hàng thương mại có mức lãi
suất cao nhất tại địa phương.
Ví dụ về áp dụng phương pháp thu nhập để xác định giá
đất (xem
Phụ lục 2).
Đối với những thửa đất đã được đầu tư, xây dựng các
tài sản trên đất (bao gồm công trình, nhà cửa, vật kiến trúc; hoặc trồng cây
lâu năm như cao su, cà phê, chè, tiêu, điều, cây ăn quả, v.v.) để đưa vào kinh
doanh, sản xuất thì trước hết áp dụng phương pháp thu nhập để ước tính giá trị
của cả thửa đất và tài sản trên đất; sau đó thực hiện khấu trừ phần giá trị tài
sản trên đất, phần còn lại là giá trị của thửa đất.
Phương pháp tính toán chiết trừ giá trị tài sản trên
đất thực hiện như hướng dẫn tại điểm c, mục 3, Phần I của Thông tư này.
3. Phương pháp chiết trừ
Khi áp dụng phương pháp chiết trừ để định giá đất cho
mỗi loại đất phải tiến hành các bước sau đây:
a- Bước 1: Thu thập thông tin trên thị trường
để lựa chọn ít nhất 3 bất động sản (bao gồm đất và tài sản trên đất) đã chuyển
nhượng thành công, mà thửa đất của các bất động sản đó có những đặc điểm tương
tự với thửa đất cần định giá (vị trí, hiện trạng, điều kiện kết cấu hạ tầng,
đặc điểm pháp lý, mục đích sử dụng, giá cả…).
Thời gian của những thông tin cần thu thập trên thị
trường áp dụng như hướng dẫn tại Bước 1 của Phương pháp so sánh trực tiếp.
b- Bước 2: Khảo sát thực địa và mô tả đầy đủ,
chính xác về các tài sản trên đất (bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc, cây lâu năm)
của các bất động sản nói trên.
c- Bước 3: Xác định giá trị hiện tại của các
tài sản đã đầu tư xây dựng trên đất.
Giá trị hiện tại của các tài sản trên đất
|
=
|
Giá trị xây dựng mới tại thời điểm định giá
|
-
|
Phần giá trị hao mòn
|
Trong đó:
- Giá trị xây dựng mới tại thời điểm định giá được
tính bằng chi phí thay thế để đầu tư xây dựng các tài sản mới có công dụng
tương đương với các tài sản hiện có trên đất hoặc chi phí tái tạo (tức là, đầu
tư xây dựng các tài sản mới giống y hệt) các tài sản trên đất đó. Giá trị xây
dựng mới bao gồm các khoản chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và mức lãi hợp
lý cho người đầu tư xây dựng.
- Giá trị hao mòn của các tài sản trên đất bao gồm cả
hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình (bao gồm các hao mòn về mặt vật lý do hư
hao dần trong quá trình khai thác sử dụng; hao mòn do lạc hậu về chức năng và
do tác động của các yếu tố bên ngoài).
Phương pháp tính giá trị xây dựng mới và giá trị hao
mòn của các tài sản trên đất thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Xây dựng,
Bộ Tài chính và những Tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam. Trường hợp chưa có quy định
hoặc hướng dẫn cụ thể về phương pháp tính giá trị xây dựng mới và giá trị hao
mòn thì việc tính toán thực hiện theo đánh giá của chuyên gia tư vấn, của
chuyên viên hoặc tổ chức trực tiếp xác định giá trên cơ sở những thông tin, số
liệu thực tế thu thập được trên thị trường.
d- Bước 4: Tính toán giá trị của các thửa đất
của các bất động sản đã lựa chọn ở Bước 1
Giá trị của thửa đất
|
=
|
Giá chuyển nhượng bất động sản
|
-
|
Giá trị hiện tại của các tài sản trên đất
|
Đơn giá của thửa đất
|
=
|
Giá trị của thửa đất
|
Diện tích thửa đất
|
e- Bước 5:
Xác định giá trị của thửa đất cần định giá
Căn cứ vào những khác biệt chủ yếu giữa thửa đất cần
định giá và các thửa đất của các bất động sản nêu trên, tiến hành điều chỉnh giá
các thửa đất của các bất động sản (tương tự như Bước 3 của phương pháp so sánh
trực tiếp).
Đơn giá của thửa đất cần định giá được xác định theo
đơn giá bình quân của các đơn giá đất đã điều chỉnh của các bất động sản đó.
Ví dụ về áp dụng phương pháp chiết trừ để xác định giá đất
(xem
Phụ lục 3).
4. Phương pháp thặng dư
Khi áp dụng phương pháp thặng dư để định giá đất phải
tiến hành các bước sau đây:
a- Bước 1: Xác định mục đích sử dụng tốt nhất
và hiệu quả nhất của khu đất dựa vào các căn cứ sau:
- Đặc điểm của khu đất;
- Quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị; quy hoạch và các
quy định về xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt;
b- Bước 2: Ước tính tổng giá trị phát triển của
bất động sản.
Tổng giá trị phát triển của bất động sản bao gồm tổng
giá trị nhà cửa, đất phân lô, v.v. dự kiến sẽ bán được khi hoàn thành dự án đầu
tư vào khu đất.
Việc ước tính tổng giá trị phát triển phải tiến hành
trên cơ sở điều tra, khảo sát giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường đối với
nhà cửa, căn hộ, công trình kiến trúc, đất phân lô, v.v tại những dự án đã hoàn
thành mà có những đặc điểm tương tự với dự án bất động sản dự kiến đầu tư xây
dựng ở khu vực liền kề hoặc những khu vực lân cận có mức sinh lợi, có điều kiện
kết cấu hạ tầng tương đương; có dự kiến và tính đến xu hướng và mức độ biến
động của giá thị trường để ước tính mức giá dự kiến bán được cho phù hợp với
thực tế.
c- Bước 3: Ước tính tổng chi phí phát triển.
Chi phí phát triển bao gồm tất cả các khoản chi phí mà
nhà đầu tư bỏ ra để xây dựng kết cấu hạ tầng (bao gồm xây dựng đường sá, hệ
thống cấp, thoát nước, hệ thống cung cấp điện, v.v.); tạo cảnh quan môi trường;
xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc hoặc phân lô đất để bán theo đúng quy hoạch chi
tiết đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; chi phí quảng cáo, bán hàng; chi
phí quản lý chung; lợi nhuận của nhà đầu tư (có tính đến yếu tố rủi ro kinh
doanh).
Việc ước tính tổng chi phí phát triển phải được xác
định trên cơ sở đơn giá, suất vốn đầu tư, những định mức theo hướng dẫn hoặc
theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp chưa được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền quy định, hướng dẫn thì xác định theo mức chi phí thực
tế phổ biến của các dự án tương tự ở khu vực liền kề hoặc khu vực lân cận.
Trường hợp dự án đầu tư phát triển bất động sản kéo
dài trong nhiều năm, nhiều giai đoạn khác nhau và ước tính các khoản doanh thu
và chi phí thực hiện theo từng năm thì phải chiết khấu các khoản doanh thu và
chi phí về giá trị hiện tại tại thời điểm định giá đất theo công thức sau:
Tổng giá trị phát triển =
QUOTE
Tổng chi phí phát triển =
QUOTE
Trong đó:
- TRi là doanh thu năm thứ i của dự án
- Ci là chi phí năm thứ i của dự án
- r là tỷ lệ chiết khấu dòng tiền quy về giá trị thời
điểm hiện tại (tính theo lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại cho vay
để thực hiện dự án đầu tư phát triển bất động sản)
- n là số năm
thực hiện dự án (từ khi khởi công đến khi hoàn thành dự án đầu tư phát triển
bất động sản).
d- Bước 4: Xác định giá trị của thửa đất:
Giá trị ước tính của thửa đất
|
=
|
Tổng giá trị phát triển
|
-
|
Tổng chi phí phát triển
|
Ví dụ về áp dụng phương
pháp thặng dư để xác định giá đất (xem
Phụ lục 4). .........................
|