Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Không có bong bóng bất động sản Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Không có bong bóng bất động sản
Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng
Nguyễn Trần Nam tại cuộc họp báo Chính Phủ thường kì tháng 6. Thứ
trưởng khẳng định, mặc dù có xu hướng giảm nhưng khả năng thanh toán
cũng như giá trị của bất động sản vẫn nằm trong lĩnh vực an toàn, các
doanh nghiệp bất động sản vẫn có khả năng thanh toán và trả nợ ngân
hàng. Vì vậy, không có khả năng xảy ra bong bóng bất động sản.
Kiểm soát chặt chẽ dòng
tiền bằng cách không cho vay vào việc đền bù giải phóng mặt bằng và dự
án bất động sản cao cấp đang có xu hướng bão hòa
|
Theo ông Nam, việc siết chặt tín dụng các ngành như sản xuất, công
nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, nông nghiệp khiến đời sống của một
bộ phận người dân, công nhân lao động rơi vào tình trạng khó khăn và
bất động sản không nằm ngoài việc “đau” của chính sách thắt chặt tiền
tệ.
Thực tế cho thấy, thị trường bất động sản có tính chất hàng hóa tạo lập
ra bất động sản để mua bán ở nước ta quy mô vẫn còn nhỏ. Tổng lượng bất
động sản xây dựng để bán so với tổng lượng nhà và bất động sản tạo lập
nên chỉ chiếm 30%, còn 70% người dân xây để ở, sửa nhà để ở chứ không
đưa vào giao dịch cho nên quy mô bất động sản có tính chất hàng hóa
thấp.
Dư nợ trong lĩnh vực bất động sản do chính sách kiểm soát đến thời điểm
cuối tháng 5/2011, khoảng 220.000 tỷ, giảm 7% so với thời điểm
31/12/2010. Tổng dư nợ bất động sản giảm trong khi dư nợ chung vẫn tăng
khoảng 20%, thì dư nợ bất động sản chiếm dưới 10% còn trên 9% so với
tổng dư nợ. Giá bất động sản có suy giảm nhưng khả năng thanh toán cũng
như giá trị của bất động sản vẫn nằm trong lĩnh vực an toàn, các doanh
nghiệp bất động sản vẫn có khả năng thanh toán và trả nợ ngân hàng, tuy
lượng giao dịch có giảm sút. Vì vậy, Thứ trưởng khẳng định không có khả
năng xảy ra bong bóng bất động sản, mà chỉ giảm một chút về giao dịch.
Bộ Xây dựng cũng hoàn toàn ủng hộ nội dung Nghị quyết 11 của chính phủ
cũng như kết luận 02 của Bộ Chính trị, trong đó có nội dung siết chặt
chính sách tiền tệ, để đảm bảo chống lạm phát. “Nếu chúng ta thực hiện
được việc này, tất cả xã hội, nhà nước, chính phủ, doanh nghiệp và người
dân đều có lợi trong đó có doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Chúng
ta phải tạm thời chịu đựng, vượt qua giai đoạn khó khăn trong ngắn hạn
để đạt được mục tiêu cao nhất chống lạm phát” – ông Nam khẳng định.
Tuy nhiên, điều mà Bộ Xây dựng không tán thành chính là thuật ngữ coi
bất động sản là lĩnh vực phi sản xuất. Thứ trưởng đề nghị kiểm soát chặt
chẽ các dòng tiền bằng cách không cho vay vào việc đền bù giải phóng
mặt bằng và dự án bất động sản cao cấp đang có xu hướng bão hòa. Thay
vào đó là cho vay dự án nhà ở có quy mô nhỏ có giá cả trung bình, thấp,
các dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp và cho các đối tượng xã
hội, một số dự án đang ở mức độ gần hoàn thành có thể tiếp tục cho vay
để biến thành hàng hóa tăng tính thanh khoản cho thị trường bất động
sản.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng đề xuất tiếp tục cho vay các hộ gia đình có
nhu cầu mua thật bởi họ có khả năng thanh toán, có công ăn việc làm ổn
định, họ vẫn có thể được vay tiền để chuyển dư nợ từ phần tạo ra bất
động sản sang dư nợ của người tiêu dùng, tăng tính thanh khoản cho thị
trường bất động sản và tạo được khả năng trả nợ cho các doanh nghiệp bất
động sản cũng như tạo ra thị trường tiêu thụ các loại hàng hóa vật liệu
xây dựng, tạo công ăn việc làm cho bộ phận các doanh nghiệp trong ngành
xây dựng bất động sản.
Theo ông Phan Thành Mai – Trưởng Ban điều hành mạng các sàn giao dịch
BĐS miền Bắc, mới đây Bộ Xây dựng có đề xuất gửi Ngân hàng Nhà nước nhằm
nới lỏng tín dụng, giải cứu thị trường BĐS, "Đây là giải pháp chính xác
nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp trong thời điểm này và cũng là biện pháp
tốt cho khách hàng cuối cùng, tích cực cho thị trường bất động sản" -
Ông Mai khẳng định.
Theo DĐDN
|