Hà Nội bùng phát "đại dịch"... nhà siêu mỏng “Cuộc
chiến” với nhà siêu mỏng, siêu méo ở Hà Nội dường như càng thêm khó khi
những trường hợp cũ còn chưa được xử lý dứt điểm thì “bỗng dưng” phát
sinh thêm 131 trường hợp mới, huyện Từ Liêm là nơi phát sinh nhiều nhất.
Nhà siêu mỏng vẫn "hiên ngang" nằm trên phố thế này. Ảnh: Nguyễn Lê
Qua
báo cáo của Sở Xây dựng gửi UBND TP Hà Nội cho thấy, trong tổng số 13
quận, huyện mới chỉ có quận Thanh Xuân là quận duy nhất có phương án xử
lý các trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo. Các quận, huyện khác mới chỉ
dừng lại ở mức thống kê số trường hợp nhà, đất không đủ điều kiện xây
dựng.
Hiện Hà Nội có hơn 660 trường hợp nhà, đất không đủ điều
kiện xây dựng. Trong đó, 131 trường hợp phát sinh thêm sau Quyết định số
15 của UBND TP Hà Nội về quy định xử lý các trường hợp đất không đủ
điều kiện xây dựng so với báo cáo tháng 3 trước đó.
Cụ thể, huyện
Từ Liêm là nơi phát sinh nhiều nhất số trường hợp nhà siêu mỏng siêu
méo, theo thống kê đã rà soát có 78 trường hợp, tức là phát sinh thêm 66
trường hợp. Tiếp đến là huyện Hoài Đức phát sinh 36 trường hợp, quận Ba
Đình phát sinh 27 trường hợp, quận Tây Hồ phát sinh 14 trường hợp…
|
Một căn nhà "méo mó" nằm ngay trên đường Hồ Tùng Mậu. Ảnh: Nguyễn Lê |
Ông
Trần Viết Ngôn, Phó Chánh thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, việc
phát sinh thêm các trường hợp đất không đủ điều kiện xây dựng, nhà siêu
mỏng, siêu méo là do thay đổi về quy định các tiêu chuẩn mới của thành
phố. Bên cạnh đó, hai huyện Từ Liêm và Hoài Đức phát sinh thêm trường
hợp mới là do mở đường 32. Đồng thời, khi xử lý các trường hợp nhà siêu
mỏng siêu méo đã phát hiện các trường hợp “giả hợp khối”, với những
trường hợp này sẽ phải thu hồi.
Không xử lý quyết liệt, còn lình xình
Ông
Ngôn nhấn mạnh, kết quả xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo chưa đạt theo yêu
cầu của thành phố, từ nay trở đi các địa phương mà không ráo riết,
không quyết liệt thực hiện thì việc xử lý nhà siêu mỏng siêu méo lại
lình xình và khó có kết quả cuối cùng.
|
Chỉ nhỏ thế này thôi cũng đủ để chuẩn bị mở một cửa hiệu kinh doanh. Ảnh: Nguyễn Lê |
Vị
này cho biết thêm, theo quy định của thành phố, tất cả các dự án mở
đường sắp tới phải có quy hoạch hai bên đường thì sẽ không phát sinh
chuyện này nữa. Còn với trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo đang tồn tại
thì chúng ta phải vào cuộc thực sự quyết liệt.
Trao đổi với
Laodong.com.vn, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt
Nam cũng cho rằng, chúng ta phải có một dự án tái phát triển khu vực đô
thị hiện hữu một cách tổng hợp trong đó có chứa con đường, con đường chỉ
là một bộ phận của dự án thì sau đó mới không có nhà “siêu mỏng, siêu
méo”.
“Tổng hội Xây dựng đề xuất giải phóng mặt bằng khi chưa có
dự án, lập đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, sau khi giải phóng
làm đường thì đấu giá hoặc đấu thầu việc sử dụng đất 2 bên đường. Lúc
bấy giờ dự án mới vào từng lô đất sạch, dù đắt nhưng xây được ngay. Cho
nên lập quỹ đất sạch để phát triển đô thị, thực hiện quy hoạch. Cách đó
trong luật cho phép, Bộ xây dựng cũng đề xuất nên đang được xem xét”,
ông Liêm nhấn mạnh.
|