Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
Vốn cho bất động sản vẫn bị kiểm soát
 

Vốn cho bất động sản vẫn bị kiểm soát

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho hay Chính phủ đã thay đổi quan điểm phân loại bất động sản, đưa ra khỏi nhóm phi sản xuất, song vẫn yêu cầu kiểm soát chặt chẽ dư nợ và dòng tiền với lĩnh vực này.

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho hay, thị trường địa ốc không có nguy cơ vỡ bong bóng mà mới chỉ tạm thời suy giảm không đáng kể. Bởi mặc dù có giảm song giá nhà đất hiện nay vẫn cao hơn so với thời điểm tháng 1/2010 và cao hơn giá thành. Lãnh đạo Bộ cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản vẫn có khả năng thanh toán với ngân hàng nên Bộ Xây dựng ủng hộ chính sách thặt chặt tiền tệ, doanh nghiệp phải vượt qua khó khăn trước mắt trong ngắn hạn.

Thứ trưởng Nam cho rằng các doanh nghiệp cần tạm thời chịu đựng và cố gắng vượt qua khó khăn trong ngắn hạn. Ảnh: Nhật Minh

Theo lãnh đạo Bộ, xét ở góc độ hàng hóa, quy mô hàng hóa trên thị trường bất động sản còn thấp. Lượng xây dựng lên để bán chỉ chiếm 30%, còn lại 70% người dân xây nhà để ở.

Dư nợ bất động sản đến thời điểm cuối tháng 5 là 220.000 tỷ đồng, giảm gần 7% so với thời điểm 31/12/2010, trong khi dư nợ tín dụng nói chung vẫn tăng. Hiện dư nợ nhà đất chỉ chiếm khoảng 7% so với tổng dư nợ và giảm so với năm ngoái.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ Xây dựng không tán thành việc coi bất động sản là phi sản xuất. Thứ trưởng Nam cho hay, Bộ đã đề nghị Chính phủ phân loại và cơ cấu lại dư nợ, không cho vay với dự án cao cấp nhưng ưu tiên vốn cho các dự án nhỏ, giá cả trung bình, nhà ở xã hội để thị trường không sốt nóng nhưng cũng không đóng băng.

Ông Nam khẳng định, Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ đã đưa bất động sản ra khỏi khu vực phi sản xuất, nhưng bất động sản vẫn bị kiểm soát dư nợ và dòng tiền.

"Cùng với chính sách thắt chặt tín dụng, bất động sản cũng như một số lĩnh vực như sản xuất, xây dựng, công nghiệp đều khó khăn. Các doanh nghiệp cần tạm thời chịu đựng và cố gắng vượt qua khó khăn trong ngắn hạn", ông Nam chia sẻ.

Trước đó, từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, thị trường bất động sản trầm lắng ở hầu hết các phân khúc, đặc biệt là chung cư và đất nền. Theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, trước 30/6, các ngân hàng sẽ phải giảm dư nợ cho vay phi sản xuất trong đó có bất động sản xuống dưới 22% và đến cuối năm phải xuống dưới 16%.

Tán thành chủ trương này, song ông Nam cho biết đã đề xuất với Ngân hàng Nhà nước phân nhóm các loại bất động sản khác nhau, cho từng nhóm khác nhau mà vẫn đảm bảo không tăng dư nợ chung cho cả thị trường bất động sản.




Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 266
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
262
263
264
265
266
Next
Last
* Biệt thự bỏ hoang sẽ bị đánh thuế cao
* Dự án nhà ở 'đắp chiếu' vì đói vốn
* Hà Nội bùng phát "đại dịch"... nhà siêu mỏng
* Bất động sản u ám vì tiền sử dụng đất
* Nhà đầu tư nước ngòai cũng dè dặt BĐS Việt Nam
* Bao giờ giá nhà, đất thực sự chạm đáy?
* Người Mỹ vẫn mơ có nhà
* "Lỗ hổng" nhà thu nhập thấp ở đâu?
* Đề xuất tăng cho vay mua nhà ở
* Địa ốc Hà Nội khắc khoải chờ mở "van" tín dụng
First
Prev
Page 1 of 5
[1]
2
3
4
5
Next
Last