THỦ TỤC VỀ HỒ SƠ THẨM ĐỊNH GIÁ Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
THỦ
TỤC VỀ HỒ SƠ THẨM ĐỊNH GIÁ
KHI NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT, CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN HÌNH
THỨC SỬ DỤNG ĐẤT TỪ THUÊ ĐẤT SANG GIAO ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Thực hiện theo Quyết định số 56/2012/QĐ-UBND ngày 10
tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
1- Văn bản
giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển hình thức
sử dụng đất từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền.
2- Văn bản
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cung cấp thông tin quy hoạch kiến trúc theo
quy định.
3- Bản đồ
hiện trạng vị trí đất tỷ lệ 1/500 trên nền địa chính mới do đơn vị có chức năng
đo đạc bản đồ lập được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
4- Các hồ sơ
khác có liên quan.
THỦ TỤC VỀ HỒ SƠ THẨM ĐỊNH GIÁ
ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN KHÔNG THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
PHẦN I. HỒ SƠ PHÁP LÝ
I.-
Văn bản yêu cầu thẩm định giá của chủ sở hữu tài sản (nội dung theo mẫu-giay_yeu_cau_tham_dinh_gia.doc).
II.-
Một trong 06 loại giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu bất động sản :
+ Giấy Chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân thành
phố , Sở Tài nguyên môi trường hoặc Ủy ban nhân dân quận-huyện.
+ Giấy phép công nhận quyền sở hữu nhà của Sở Nhà đất (nay là Sở Xây dựng).
+ Giấy phép mua bán chuyển dịch nhà của Sở Nhà đất (nay là Sở Xây dựng).
+ Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân thành phố hoặc Ủy ban
nhân dân quận-huyện.
+ Giấy phép hợp thức hoá chủ quyền nhà của Ủy ban nhân dân quận-huyện.
+ Giấy phép hợp thức hoá quyền sử dụng nhà của Ủy ban nhân dân quận-huyện.
Trong
trường hợp nhà, đất không có một trong 06 loại giấy tờ như đã nêu trên, thì cần
có một trong các loại giấy tờ sau :
- Đối
với giấy tờ được cấp hoặc chứng nhận đến ngày 30/04/1975 cho người có
quyền sở hữu nhà, sử dụng đất mà người ấy vẫn quản lý, sử dụng liên tục
đến nay và không có tranh chấp :
1.1
- Bằng khoán điền thổ (đất thổ cư) có ghi rõ trên đất có nhà ; Văn tự đoạn mãi
bất động sản (nhà và đất) có chứng nhận của Phòng Chưởng khế Sài Gòn, đã trước
bạ (đối với trường hợp đoạn mãi này mà chưa được đăng ký vào bằng khoán điền
thổ).
1.2
- Giấy phép cho xây cất nhà hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc được cấp bởi
cơ quan thẩm quyền của chế độ cũ : Đô trưởng Sài Gòn, Tỉnh trưởng tỉnh Gia Định
hoặc của các tỉnh khác, nay thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh.
1.3
- Văn tự mua bán, chuyển dịch quyền sở hữu có chính quyền chế độ cũ thị thực
hoặc chứng nhận đã trước bạ; Văn tự mua bán, chuyển dịch quyền sở hữu nhà không
có thị thực hoặc chứng nhận của chính quyền chế độ cũ đã trước bạ.
2. Đối với giấy tờ được cấp hoặc chứng nhận
sau ngày 30/04/1975 :
2.1-
Quyết định, Giấy phép hay Giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban
Xây dựng cơ bản thành phố, Sở Xây dựng thành phố, Sở Quản lý nhà đất và Công
trình công cộng thành phố, Sở Nhà đất thành phố, Kiến trúc sư trưởng thành phố,
Ủy ban nhân dân quận-huyện công nhận quyền sở hữu nhà hoặc cho phép xây dựng
nhà (các loại giấy này phải hoàn tất thủ tục trước bạ).
2.2-
Đối với Giấy
phép xây dựng được cấp từ ngày 23/01/1992 đến
ngày 06/10/1993 phải là Giấy phép xây dựng được cấp sau khi đã có Giấy phép
khởi công xây dựng.
Giấy
phép xây dựng được cấp từ ngày 15/10/1993 trở về sau phải kèm theo Biên bản
kiểm tra công trình hoàn thành và Chứng từ sở hữu nhà cũ (nếu là xây dựng trên
nền nhà cũ) hoặc kèm Chứng từ sử dụng đất hợp lệ theo hướng dẫn tại Công văn số
647/CV-ĐC (Điểm 2, 3, 4, 7, 8, 9 của Mục I và toàn bộ Mục II) ngày 31/05/1995
của Tổng cục Địa chính (nếu là xây dựng trên đất trống) mới được coi là hợp lệ
về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.
Giấy
phép xây dựng được cấp từ ngày 01/01/1995 phải hoàn tất thủ tục trước bạ theo
qui định.
2.3
- Các
Giấy phép ủy quyền sở hữu nhà
do Sở Nhà đất thành phố hoặc Ủy ban nhân dân quận-huyện đã cấp, có nội dung
công nhận quyền sở hữu nhà cho người được ủy quyền và đã làm thủ tục trước bạ
chuyển quyền sở hữu.
Ngoài
các loại giấy tờ nêu trên, cần chú ý thực hiện một số điểm như sau :
+Quyết
định cấp phó bản chủ
quyền nhà của các cơ quan có thẩm quyền (thay
thế bản chính).
+Đối
với nhà tại khu vực nông thôn : Quyết định hoặc Giấy chứng nhận của Ủy ban nhân
dân huyện cấp, công nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất trước khi có
Quyết định chuyển thành đô thị của cơ quan có thẩm quyền hoặc ngoài khu nội thị
trấn tại các huyện đã hoàn tất thủ tục trước bạ (đối với hồ sơ phát sinh trước
Luật Đất đai sửa đổi năm 2003).
+Các
loại giấy tờ nêu trên (tại điểm 2.2) nếu chưa tiến hành thủ tục trước bạ và
hiện trạng nhà, đất không thay đổi thì nay được trước bạ theo quy định
của pháp luật.
-
Giấy tờ được lập, cấp hoặc chứng nhận trước và sau ngày 30/04/1975 phải kèm
theo các Chứng
từ hợp lệ của chủ cũ như sau :
+
Tờ di chúc hoặc tờ thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được lập tại Phòng
Chưởng khế Sài Gòn, tại Phòng Công chứng Nhà nước hoặc được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền chứng nhận và đã hoàn tất thủ tục trước bạ.
+
Bản án hoặc Quyết định của Tòa án công nhận quyền sở hữu nhà đã có hiệu lực
pháp luật và đã hoàn tất thủ tục trước bạ.
+
Hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhà lập tại cơ quan công chứng Nhà nước hoặc Ủy
ban nhân dân quận-huyện nơi có căn nhà tọa lạc, đã hoàn tất thủ tục trước bạ và
đăng ký tại Sở Địa chính-Nhà đất (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc Ủy
ban nhân dân quận-huyện.
+
Văn bản bán đấu giá bất động sản có chứng nhận của công chứng viên và Bản án,
Quyết định, Văn bản có liên quan của Tòa án, cơ quan thi hành án, Trung tâm
dịch vụ bán đấu giá tài sản, đã hoàn tất thủ tục trước bạ và đã đăng ký tại Sở
Địa chính-Nhà đất (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) trong trường hợp nhà mua
qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp hoặc mua phát mãi
của cơ quan thi hành án.
3. Trường hợp các giấy tờ nêu trên chỉ rõ diện tích đất khuôn viên nhà ở thì cả diện tích khuôn viên đó coi như đã có chứng từ hợp
lệ ; Đối với trường hợp nhà có xây dựng hoặc sửa chữa làm thay đổi hiện trạng cũ thì cần có Giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà do cấp có thẩm
quyền cấp (bản sao có thị thực).
PHẦN II. HỒ SƠ KỸ THUẬT
Gồm
các giấy tờ cụ thể như sau :
- Bản vẽ hiện trạng nhà được Sở
Xây dựng thành phố hoặc Phòng Quản lý đô thị quận-huyện kiểm tra (bản sao
có thị thực).
2. Trường hợp giấy tờ pháp lý có liên quan đến quyền sở hữu bất động sản chưa
thể hiện rõ diện tích đất được công nhận thì cần có bản vẽ hiện trạng vị trí do
cơ quan có chức năng đo đạc lập và được kiểm tra nội nghiệp của Sở Địa
chính-Nhà đất thành phố (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc Ủy ban nhân
dân quận-huyện duyệt (bản sao có thị thực).
THỦ TỤC VỀ HỒ SƠ THẨM ĐỊNH GIÁ
BẤT
ĐỘNG SẢN THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
(Thực hiện theo Quyết định số 281/2003/QĐ-UB ngày 01/12/2003
của Ủy ban nhân dân Thành phố)
I. Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu bất động sản là
một trong các loại giấy tờ sau:
1- Quyết
định của Ủy ban nhân dân thành phố xác lập quyền sở hữu Nhà nước đối với bất
động sản.
2- Một
trong các văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền về : tịch thu, nhận hiến, cải tạo nhà cho thuê, quốc hữu hoá nhà,
đất khi Nhà nước thực hiện các chính sách cải tạo trước đây; văn bản chuyển
giao tài sản cố định cho đơn vị quản lý hoặc văn bản giao vốn cho đơn vị quản
lý.
3- Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà (đối với nhà, đất chuyên dùng)
hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của đơn vị kèm
theo tờ khai lệ phí trước bạ (trừ một số trường hợp không phải nộp lệ phí trước
bạ theo điều 3 Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 của Chính phủ về lệ
phí trước bạ).
II. Các văn bản và tài liệu
khác có liên quan đến việc thẩm định giá :
1- Văn
bản của Ủy ban nhân dân thành phố cho phép bán bất động sản hoặc văn bản
cho phép bán bất động sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý trực tiếp
bất động sản cần thẩm định giá (đối với bất động sản do Trung ương quản lý).
2- Văn
bản của đơn vị có tài sản đề nghị định giá bất động sản (kèm theo văn bản của
Sở Tài chính hướng dẫn việc thực hiện việc thuê đơn vị Nhà nước có chức năng
thẩm định giá).
3- Trường
hợp bất động sản được mua sắm bằng nguồn vốn tạo lập (nguồn vốn có nguồn gốc
không thuộc ngân sách Nhà nước) thì phải có văn bản xác nhận về nguồn vốn tạo
lập bất động sản của cơ quan chủ quản (phải có văn bản của Chi cục Tài chính
doanh nghiệp xác nhận nguồn vốn tạo lập đối với bất động sản thuộc sở hữu của
đơn vị thuộc thành phố quản lý; văn bản của cơ quan chủ quản, văn bản của Bộ
Tài chính hoặc Cục Tài chính doanh nghiệp xác nhận nguồn vốn tạo lập đối
với bất động sản thuộc sở hữu của đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn thành
phố).
4- Văn
bản của Sở Quy hoạch-Kiến trúc về quy hoạch sử dụng đất tại địa điểm toạ lạc
của bất động sản.
5- Bản
vẽ hiện trạng vị trí bất động sản do đơn vị đo đạc bản đồ có tư cách pháp nhân
thực hiện đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định.
6- Bản
vẽ hiện trạng công trình kiến trúc và biên bản kiểm tra kỹ thuật, đánh giá chất
lượng còn lại của bất động sản do đơn vị tư vấn có chức năng, có tư cách pháp
nhân lập đã được Sở Xây dựng thẩm định.
III. Trường hợp bất động sản bán cho các đơn vị, cá
nhân theo Chỉ thị số 10/CT-UB-QLĐT ngày 01/3/1995 của Ủy ban nhân dân thành phố
về việc bán nhà, xưởng là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước giao cho đơn vị kinh tế
ngoài quốc doanh quản lý sử dụng, ngoài việc phải có đầy đủ hồ sơ giấy tờ được
quy định ở mục I và II (trừ điểm 3 của mục II trên), cần phải có thêm các loại
giấy tờ sau :
1- Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố hoặc của Ủy ban nhân dân quận,
huyện tạm cấp, tạm giao hoặc cho thuê nhà, xưởng.
2- Hợp đồng thuê nhà, xưởng với đơn vị quản lý nhà thuộc Sở Xây dựng, Sở Địa
chính Nhà đất hoặc Ủy ban nhân dân quận, huyện.
3- Đơn của cá nhân hoặc đơn vị đứng tên trong quyết định tạm giao, tạm cấp hoặc
cho thuê nhà xưởng đề nghị được mua bất động sản theo Chỉ thị số 10/CT-UB-QLĐT
nêu trên, có xác nhận của Ủy ban nhân dân quận, huyện.
THỦ TỤC VỀ HỒ SƠ THẨM ĐỊNH GIÁ ĐỐI VỚI TÀI SẢN LÀ ĐỘNG SẢN
CỦA CÁC ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG NƯỚC
Hồ
sơ liên quan đến tài sản thẩm định bao gồm:
1.
Văn bản của chủ sở hữu yêu cầu thẩm định giá tài sản (theo mẫu).
2.
Yêu cầu chung:
Tài
sản yêu cầu thẩm định là tài sản theo quy định của pháp luật được phép lưu
thông trên thị trường Việt Nam.
3.Các hồ sơ cần thiết:
3.1 –
Đối với
tài sản đã đưa vào sử dụng hoặc đang lưu thông trên thị trường
+ Giấy chứng nhận đăng ký (nếu là tài sản buộc phải có đăng ký với cơ quan có
thẩm quyền) hoặc biên bản kiểm kê và đánh giá tài sản của đơn vị (đối với tài
sản của tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh), bản liệt kê tài sản (đối với tài
sản của cá nhân).
+ Hóa đơn chứng từ lúc mua tài sản (nếu có).
3.2 – Đối với tài sản mới nhập khẩu hoặc mới
mua của các đơn vị sản xuất trong nước
a. Tài sản nhập từ nước ngoài:
- Văn bản cho phép đầu tư tài sản của cơ quan chủ quản hoặc cơ quan có thẩm
quyền (nếu có).
- Văn bản cho phép nhập khẩu tài sản của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
- Hợp đồng mua tài sản.
- Invoice.
- Biên lai nộp thuế trước bạ, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu
thụ đặc biệt,…
- Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm.
- Catalogue.
- Các hóa đơn chứng từ khác có liên quan đến tài sản.
- Các loại giấy tờ có liên quan khác (giấy chứng nhận xuất xứ sản phẩm, chứng
nhận chất lượng sản phẩm, giấy tờ về bảo hiểm, lý lịch tài sản,…).
b. Tài
sản mua của các đơn vị sản xuất trong nước:
- Hợp đồng mua tài sản.
- Các hóa đơn chứng từ liên quan đến tài sản.
- Catalogue.
- Các loại giấy tờ có liên quan khác.
c. Ngoài
các yêu cầu hồ sơ trên, trường hợp tổ chức yêu cầu thẩm định là đơn vị nhà nước
(DNNN, cơ quan hành chính, sự nghiệp,…) để thanh lý hoặc nhượng bán đối với tài
sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính : theo quy định của cơ quan quản lý
kinh tế – kỹ thuật, khi thanh lý hoặc nhượng bán, đơn vị phải cung cấp văn bản
đồng ý cho phép thanh lý hoặc nhượng bán của cơ quan quyết định thành lập hoặc
cơ quan chủ quản.
|