Nghị định số 52/2008/NĐ-CP Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
MicrosoftInternetExplorer4
Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/04/2008 về
quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Những hoạt động bảo vệ các đối tượng, mục
tiêu thuộc danh mục nhà nước quy định do lực lượng Công an nhân dân, Quân đội
nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác, bảo vệ và những hoạt động bảo vệ cơ
quan, doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng
10 năm 2001 về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
NGHỊ
ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ
52/2008/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 04 NĂM 2008
VỀ QUẢN LÝ KINH
DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ
CHÍNH
PHỦ
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29
tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25
tháng 12 năm 2001;
Để thống nhất quản lý nhà nước về
hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh
tế - xã hội và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
NGHỊ ĐỊNH :
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về quản lý
kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong các lĩnh vực:
a) Dịch vụ bảo vệ con người;
b) Dịch vụ bảo vệ tài sản, hàng hóa;
bảo vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trụ sở cơ quan, tổ chức;
c) Dịch vụ bảo vệ an ninh, trật tự
các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, lễ hội.
2. Những hoạt động bảo vệ các đối
tượng, mục tiêu thuộc danh mục nhà nước quy định do lực lượng Công an nhân dân,
Quân đội nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác, bảo vệ và những hoạt động
bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày
05 tháng 10 năm 2001 về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh
nghiệp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ bảo vệ thuộc mọi thành phần kinh tế.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến
việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
kinh doanh dịch vụ bảo vệ
1. Việc thành lập, đăng ký kinh doanh
dịch vụ bảo vệ phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định này và các quy
định khác của pháp luật có liên quan. Tên gọi của doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ bảo vệ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp và
trong đó phải có cụm từ "dịch vụ bảo vệ".
2. Chỉ những doanh nghiệp được thành
lập, đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và có Giấy xác nhận đủ
điều kiện về an ninh, trật tự để kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định của
Nghị định này mới được tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
bảo vệ không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài dịch vụ bảo
vệ theo quy định của Nghị định này.
4. Mọi hoạt động dịch vụ bảo vệ đều
phải có hợp đồng bằng văn bản, trong đó phải ghi cụ thể mức phí dịch vụ bảo vệ.
5. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
bảo vệ trong nước chỉ được hợp tác đầu tư với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
bảo vệ nước ngoài trong trường hợp đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật, công nghệ
cao mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được và chỉ thực hiện dưới hình thức liên
doanh góp vốn, đầu tư trang bị kỹ thuật, nghiệp vụ bảo vệ, trong đó phần vốn
góp của doanh nghiệp nước ngoài chỉ được dưới 50% vốn pháp định và tổng giá trị
tài sản của doanh nghiệp liên doanh. Không sử dụng người nước ngoài làm nhân
viên bảo vệ.
Điều 4. Tổ chức, cá nhân không được
thành lập, quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và trực tiếp thực
hiện các hoạt động dịch vụ bảo vệ
1. Tổ chức, cá nhân mà Luật Doanh
nghiệp và các văn bản pháp luật khác cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.
2. Người đang bị áp dụng các biện
pháp xử lý hành chính khác theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế,
bị phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách hoặc bị Toà án cấm
hành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
3. Người có tiền án về các tội do lỗi
cố ý hoặc người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nhưng chưa đủ
thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính; người nghiện ma tuý.
Điều 5. Trách nhiệm của doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ bảo vệ
1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy
định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
2. Phải duy trì đúng, đủ các điều
kiện về an ninh, trật tự trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
3. Cấp biển hiệu, Giấy chứng nhận
nhân viên bảo vệ cho người có đủ tiêu chuẩn và đã được tuyển chọn, đào tạo làm
nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp; thu hồi Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ,
trang phục, biển hiệu khi nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng
lao động hoặc bị buộc thôi việc.
4. Thực hiện đúng nội dung đã ký kết
trong hợp đồng dịch vụ bảo vệ.
5. Bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng hoặc do lỗi của doanh nghiệp, của nhân viên dịch vụ bảo vệ gây ra.
6. Mua bảo hiểm xã hội và thực hiện
đầy đủ các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật cho người lao
động trong doanh nghiệp.
7. Thực hiện đúng chế độ kế toán,
kiểm toán, thống kê và nộp thuế theo quy định của pháp luật; chế độ báo cáo
định kỳ về tình hình an ninh, trật tự trong hoạt động dịch vụ bảo vệ với cơ
quan Công an có thẩm quyền.
8. Phải từ chối thực hiện các yêu cầu
trái pháp luật trong khi thực hiện dịch vụ bảo vệ và báo cáo cơ quan chức năng
biết để xử lý theo quy định của pháp luật.
9. Chấp hành sự huy động của cơ quan
Công an có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
10. Chấp hành nghiêm chỉnh sự hướng
dẫn, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 6. Trách nhiệm của nhân viên bảo
vệ
1. Chấp hành đúng các quy định của
pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
2. Khi thực hiện các hoạt động dịch
vụ bảo vệ phải mặc trang phục, đeo biển hiệu theo quy định và phải có Giấy
chứng nhận nhân viên bảo vệ do Giám đốc doanh nghiệp cấp.
3. Chỉ thực hiện các nhiệm vụ trong
phạm vi hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và có
nghĩa vụ từ chối thực hiện các hoạt động trái pháp luật trong khi thực hiện
dịch vụ bảo vệ.
4. Trong khi tiến hành hoạt động dịch
vụ bảo vệ, nếu phát hiện các vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra
trong khu vực bảo vệ như: cháy, nổ, tai nạn gây thương tích hoặc chết người;
gây rối trật tự hoặc những hành vi khác có dấu hiệu tội phạm, thì nhân viên bảo
vệ đang thực hiện nhiệm vụ tại nơi đó có trách nhiệm cấp cứu nạn nhân, bảo vệ
hiện trường và tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất
thiệt hại xảy ra, đồng thời phải báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để
có biện pháp xử lý kịp thời.
5. Chấp hành nghiêm chỉnh sự kiểm
tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 7. Trang bị công cụ hỗ trợ cho
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
bảo vệ được trang bị công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
2. Bộ Công an hướng dẫn cụ thể về số
lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ; thủ tục, thẩm quyền trang bị, quản lý và sử
dụng công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Điều 8. Các hành vi bị cấm
1. Tổ chức, hoạt động kinh doanh dịch
vụ bảo vệ trái với quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật
khác có liên quan.
2. Cho người khác mượn tên tổ chức,
cá nhân để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoặc thành lập
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ để cho người khác kinh doanh.
3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ bảo vệ và nhân viên của doanh nghiệp:
a) Tiến hành các hoạt động vũ trang,
hoạt động điều tra, thám tử tư dưới mọi hình thức;
b) Thực hiện hoặc thông qua người
khác thực hiện các hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
quyền tự do cá nhân và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân;
c) Sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ
chưa qua đào tạo, chưa được cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
d) Sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng
vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường
của tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân;
đ) Thực hiện các hành vi vượt quá
giới hạn cho phép của pháp luật hoặc vượt quá nội dung hợp pháp đã thoả thuận
trong hợp đồng dịch vụ bảo vệ;
e) Trang bị, sử dụng trái phép các
loại vũ khí, công cụ hỗ trợ;
g) Sử dụng trang phục, phù hiệu có
hình thức, màu sắc tương tự trang phục, phù hiệu của các lực lượng Quân đội
nhân dân, Công an nhân dân; trang phục, phù hiệu không phù hợp với nếp sống văn
minh, truyền thống văn hoá của dân tộc;
h) Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo
vệ khi chưa có Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an
có thẩm quyền cấp hoặc có giấy xác nhận này nhưng đã bị cơ quan có thẩm quyền
thu hồi.
4. Đối với tổ chức, cá nhân thuê dịch
vụ bảo vệ:
a) Thuê dịch vụ bảo vệ nhằm mục đích
đe dọa, cản trở hoặc gây khó khăn cho hoạt động bình thường, hợp pháp của tổ
chức, cá nhân;
b) Yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ bảo vệ sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc thực hiện các hành vi
vi phạm pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Chương II
ĐIỀU KIỆN THÀNH
LẬP, ĐĂNG KÝ VÀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH DỊCH
VỤ BẢO VỆ
Điều 9.
Điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ
1. Đối với tổ chức, cá nhân trong
nước:
Mức vốn pháp định đối với ngành nghề
kinh doanh dịch vụ bảo vệ là 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo
vệ phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định nêu trên trong
suốt quá trình hoạt động.
2. Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn
quy định tại khoản 1 nêu trên bao gồm:
a) Biên bản góp vốn của các cổ đông
sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công
ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; quyết định giao vốn của
chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là
một tổ chức; bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh
nghiệp tư nhân và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở
hữu là cá nhân;
b) Đối với số vốn được góp bằng tiền,
phải có xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về
số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập;
c) Đối với số vốn góp bằng tài sản,
phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả định
giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp
hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
3. Đối với doanh nghiệp nước ngoài
liên doanh với doanh nghiệp trong nước:
Doanh nghiệp nước ngoài phải là doanh
nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ bảo vệ, có số vốn và tổng giá trị tài sản của
doanh nghiệp từ 500.000 USD trở lên; đã có thời gian hoạt động kinh doanh liên
tục từ năm năm trở lên; có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước
sở tại chứng nhận doanh nghiệp và người đại diện cho phần vốn góp của doanh
nghiệp trong liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam chưa có hành vi vi phạm pháp
luật nước sở tại hoặc pháp luật của nước có liên quan.
Điều 10. Địa điểm đặt trụ sở, chi
nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ
1. Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh,
văn phòng đại diện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải ổn định ít nhất
từ một năm trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký kinh
doanh thì trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà
thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ một năm trở lên.
2. Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ
sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo
vệ thì người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện phải thông báo bằng văn bản
cho cơ quan Công an cấp tỉnh nơi đi và nơi đến chậm nhất là mười lăm ngày trước
khi thực hiện việc di chuyển địa điểm.
Điều 11. Điều kiện, tiêu chuẩn đối
với người đứng đầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và thủ tục cấp giấy
xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
1. Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh,
văn phòng đại diện và những người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc và các sáng lập viên
tham gia thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có đủ các điều
kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,
có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp quy
định tại Điều 4 Nghị định này;
b) Có trình độ học vấn từ cao đẳng,
đại học trở lên thuộc một trong các ngành kinh tế, luật.
2. Những người đã làm việc cho doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ khác đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh còn phải thoả mãn thêm điều kiện: trong ba năm trước liền kề không
làm quản lý hoặc giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ
điều kiện về an ninh, trật tự cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ:
a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
và biểu trưng (logo) của doanh nghiệp;
b) Bản khai lý lịch (có dán ảnh và
xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú), bản sao bằng tốt
nghiệp đại học, cao đẳng (có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền), bản sao
quyết định nghỉ hưu, xuất ngũ hoặc quyết định nghỉ việc (nếu có), phiếu lý lịch
tư pháp của những người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nêu tại khoản 1 Điều
này.
4. Cơ quan Công an có thẩm quyền theo
quy định của Bộ Công an có trách nhiệm xem xét, cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện
về an ninh, trật tự cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong thời hạn
bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 12. Thay đổi người lãnh đạo,
quản lý và thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Khi thay đổi người quản lý và các
chức vụ chủ chốt của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ, thay đổi mức vốn
điều lệ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải thực hiện theo đúng quy
định của pháp luật hiện hành về đăng ký kinh doanh và phải đáp ứng đủ các điều
kiện về an ninh, trật tự, về vốn theo quy định tại Nghị định này và phải thông
báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan Công an có thẩm quyền
trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có sự thay đổi đó.
Điều 13. Điều kiện tiêu chuẩn đối với
nhân viên dịch vụ bảo vệ
1. Có hợp đồng lao động hợp pháp với
với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
2. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,
có sức khoẻ (giấy khám sức khoẻ của trung tâm y tế, bệnh viện từ cấp huyện trở
lên), có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng (có xác nhận của Công an xã, phường, thị
trấn nơi cư trú), có trình độ học vấn từ phổ thông trung học hoặc bổ túc trung
học trở lên và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản
3 Điều 4 Nghị định này.
3. Có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ do
cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Công an.
Điều 14. Thông báo về thời gian bắt
đầu hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ
1. Chậm nhất là mười ngày trước khi
bắt đầu hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, người đứng đầu doanh nghiệp phải
thông báo bằng văn bản cho Công an cấp tỉnh biết nơi đặt trụ sở, địa bàn và
thời gian bắt đầu hoạt động, đồng thời phải sao gửi kèm theo Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh và danh sách những người trong ban lãnh đạo, người quản lý
và người giữ các chức vụ chủ chốt của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
2. Trường hợp chuyển trụ sở, chi
nhánh, văn phòng đại diện hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ đăng ký
kinh doanh ở tỉnh này mà mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc thường xuyên
tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ ở tỉnh khác thì chậm nhất là mười
ngày trước khi tiến hành hoạt động, người đứng đầu doanh nghiệp phải thông báo
bằng văn bản và gửi kèm theo danh sách và trích ngang lý lịch của những người
sẽ đến làm việc tại tỉnh đó cho Công an cấp tỉnh nơi đến biết.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA
CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ,
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
TRONG QUẢN LÝ
KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ
Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Công an
Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ
bảo vệ và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chỉ đạo Công an các cấp kiểm tra,
hướng dẫn thực hiện Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan về an ninh, trật tự trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ; quy định
mẫu trang phục, phù hiệu của nhân viên dịch vụ bảo vệ; quy định chương trình,
nội dung, thời gian và cơ quan có trách nhiệm huấn luyện, cấp chứng chỉ nghiệp
vụ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ; tổ chức kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các
hành vi vi phạm quy định về an ninh, trật tự trong hoạt động kinh doanh dịch vụ
bảo vệ.
2. Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến
nghị với Chính phủ ban hành, sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến
việc bảo đảm an ninh, trật tự trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Điều 16. Trách nhiệm của các Bộ,
ngành
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có
trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an để quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức,
hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định của pháp
luật.
Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước
đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo thẩm quyền và sự chỉ đạo,
hướng dẫn của Bộ Công an theo quy định của Nghị định này và các quy định của
pháp luật khác có liên quan.
Chương IV
KHIẾU NẠI, TỐ
CÁO, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 18. Khiếu nại, tố cáo
1. Cá nhân, tổ chức có liên quan đến
hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoặc người đại diện hợp pháp của họ có
quyền khiếu nại về các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc
quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền
tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo
vệ và quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
3. Việc khiếu nại, tố cáo và giải
quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu
nại, tố cáo.
Điều 19. Khen thưởng
Cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh
dịch vụ bảo vệ có thành tích trong kinh doanh, có đóng góp tích cực vào việc
bảo vệ an ninh, trật tự thì được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Xử lý vi phạm
Mọi hành vi vi phạm quy định của Nghị
định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt
động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử
phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại về tài sản
thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp doanh nghiệp hoặc nhân
viên dịch vụ bảo vệ vi phạm các quy định của Nghị định này hoặc vi phạm nghiêm
trọng các quy định khác của pháp luật có liên quan thì ngoài việc bị xử lý theo
quy định của pháp luật còn bị tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, bị thu hồi có
thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng hoặc thu hồi không thời hạn Giấy xác nhận đủ
điều kiện về an ninh, trật tự, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng
nhận nhân viên dịch vụ bảo vệ, Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy xác nhận
đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải chấm dứt hoạt động và chỉ được tiến hành
hoạt động trở lại sau khi đã thực hiện đầy đủ các điều kiện về an ninh, trật tự
và được cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 21. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành
sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 14/2001/NĐ-CP
ngày 25 tháng 4 năm 2001 về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Điều 22. Áp dụng pháp luật đối với
các doanh nghiệp đã thành lập, đăng ký kinh doanh từ trước ngày Nghị định này
có hiệu lực
1. Đối với doanh nghiệp đã và đang
tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định của Nghị định số
14/2001/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2001 về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ
bảo vệ nhưng chưa đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy
định của Nghị định này thì trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày Nghị định
này có hiệu lực thi hành, phải thực hiện đúng các điều kiện kinh doanh dịch vụ
bảo vệ và gửi hồ sơ chứng minh các điều kiện đó cho cơ quan Công an và cơ quan
đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh
nhiều ngành, nghề, trong đó có kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì trong thời hạn
mười hai tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, phải thực hiện
theo đúng quy định của Nghị định này.
3. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ bảo vệ không chấp hành đúng quy định nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này
thì sẽ bị đình chỉ hoạt động và bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh,
trật tự, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều 23. Hướng dẫn thi hành và trách
nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách
nhiệm hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|