Những khu tái định cư "bình mới rượu cũ" Nhiều khu tái định cư trên địa bàn Hà Nội được xây dựng phục vụ cho việc
di dân và giải phóng mặt bằng của Thành phố. Một số khu tái định cư đã
được đi vào hoạt động một vài năm nay, người dân về sinh sống ở nơi ở
mới, khu tái định cư có kết cấu hạ tầng mới, hiện đại nhưng qua quan sát
các khu tái định cư vấn rất dễ dàng bắt gặp người dân tái hiện nếp sống
cũ, lối sống trước khi họ về sống tại khu tái định cư.
Đến các
khu tái định cư như Trung Hòa Nhân Chính, Nam Trung Yên, Vĩnh Phúc,
Dịch Vọng vào thời điểm này không khó nhận thấy cảnh ồn ào, nhộn nhịp
của buổi chợ, ngổn ngang, bề bộn của bãi rác, đồ đạc cũ và các dãy hàng
ăn, quán nước đông khách qua lại. Dường như đây là không gian của một
khu tập thể nhưng năm 70-80 thì đúng hơn là khu tái định cư kiểu mới,
kết cấu hạ tầng hiện đại. Như tại khu tái định cư Trung Hòa Nhân Chính ở
quận Thanh Xuân, khu tái định cư này chính thức đi vào hoạt động năm
2007, nhưng đến giờ, cuộc sống của người dân vẫn còn bề bộn. Cảnh họp
chợ, các dãy hàng nước, quán ăn, bãi để xe liên tiếp mọc trong khu tái
định cư không những mất trật tự công cộng mà còn gây khó khăn cho việc
giao thông đi lại.
| Nhộn nhịp chợ ở khu TĐC Trung Hòa - Nhân Chính |
Một
người bán hàng ở chợ nhỏ trong khu TĐC Trung Hòa Nhân Chính cho biết:
“Chợ này họp lâu rồi, tự phát thôi, từ khi dân họ chuyển về đây sống thì
chợ với hàng quán cũng mở để phục vụ nhu cầu mua bán của người dân”.
Khi hỏi về việc ban quản lí khu tái định cư có thu lệ phí ở chợ thì một
người bán hàng trả lời, “Chợ nhỏ mà nhiều mặt hàng, nhiều người bán nên
quản lí chung cư phải thu phí rồi, nhưng họ thu mỗi tháng một lần và
không thấy cấm họp chợ gì cả, ai có mặt hàng nào bán thì tìm chỗ ngồi
trong khu cung cư này ngồi bán thôi, dân họ có mua thì mình mới bán được
chứ”.
Việc buôn bán nhộn nhịp và các quán ăn, quán nước mọc lên
nhiều khiến khuôn viên, vỉa hè của khu tái định cư Trung Hòa Nhân Chính
mất đi vẻ sạch sẽ, thoáng mát mà thay vào đó là việc thu hẹp diện tích
đường,vỉa hè, khuôn viên chung cư làm mất vẻ đẹp của mỹ quan đô thị. Họp
chợ là thói quen từ lâu của người dân nhưng với việc sống trong một khu
tái định cư mới và hiện đại thì đây quả là điều đối nghịch. Một người
dân trong khu TĐC Trung Hòa Nhân Chính nói: “Tôi về đây sống từ năm
2007, thấy chợ họp thì mình đi mua, hồi trước ở chỗ cũ tôi cũng toàn đi
chợ gần nhà thôi, ở đây cũng có siêu thị nhưng tôi thích đi chợ mua hơn,
nhiều hàng mình thoải mái lựa chọn”. Việc vẫn giữ thói quen đi chợ đó
của người dân trong khu tái định cư đã tạo điều kiện để việc họp chợ, mở
quán hàng ngay trong khu chung cư càng thêm nhân rộng.
Tại khu
tái định cư Nam Trung Yên thuộc quận Cầu Giấy, đây là khu tái định cư
thuộc vào loại lớn và hiện đại nhất của Tp Hà Nội, được đi vào hoạt động
năm 2006, nhưng hiện nay bên cạnh cơ sở hạ tầng của khu TĐC đã có hiện
tượng xuống cấp, hư hỏng như tường, trần bong tróc, ngấm dột, nền bị
lún, nứt, thì không gian sống của người dân trong khu TĐC vẫn còn mang
đậm hơi hướng của cuộc sống ở các khu tập thể trước đây.
| Nuôi gà trong khu TĐC Nam Trung Yên |
Dạo
quanh khu TĐC Nam Trung Yên có thể dễ dàng tìm ngay quán nước, quán
phở, chợ nhỏ bán rau quả, thậm chí còn có một số hộ dân mang cả gia cầm
vào nuôi. Rác thải và phế liệu xây dựngc cũng “được” bày ngổn ngang tại
khu tái định cư.
Một người bán hàng phở trong khuôn viên của khu
TĐC Nam Trung Yên cho biết: “Tôi bán phở ở đây lâu rồi, từ khi mới
chuyển về sống ở khu TĐC, trước đây khi sống ở chỗ cũ tôi bán ở chợ, giờ
về đây cũng tiếp tục bán, hơn nữa bán ở đây không phải mất tiền thuê
mặt bằng nên tiện lắm, bán phục vụ cho dân trong khu TĐC là chủ yếu”.
Cũng theo người bán hàng này thì “Đây là nghề nghiệp mưu sinh nên phải
tiếp tục mở bán, không phải thủ tục rườm rà xin phép ban quản lí, mình
thích và người dân có nhu cầu thì mình mở bán thôi”.
Lý giải về
việc tại sao mở quán xá kinh doanh trong khu tái định cư, một người bán
nước ngay tầng 1 chung cư cho biết “Ở nhà chẳng có việc gì làm nên mở
quán nước bán vừa kiếm thêm ít thu nhập, vừa phục vụ dân sống ở đây”.
Không những thế, một số hộ dân ở khu Nam Trung Yên còn mở hàng phở ngay
trong căn hộ của mình, và cũng với quan điểm “bán phục vụ dân sống ở
đây là chính”, và “không cấm nên mình cư bán thôi”, thậm chí nhiều hộ
còn sử dùng than tổ ong để nấu nướng nên không khí trong khu nhà không
được trong lành và độc hại. Khu TĐC Nam Trung Yên là chỗ ở của các hộ
dân di chuyển từ đường Kim Liên về, và phải chăng không khí tấp nập,
nhộn nhịp của chợ Kim Liên vẫn còn được người dân níu giữ khi về nơi ở
mới.
Cũng tình trạng tương tự như ở khu TĐC Trung Hòa Nhân Chính
và khu Nam Trung Yên thì khu TĐC Dịch Vọng, quận Cầu Giấy và khu TĐC
Vĩnh Phúc, quận Ba Đình cũng tấp nập, nhộn nhịp bởi không khí của buổi
chợ, các quán hàng và người dân trong khu TĐC liên tiếp cơi nới diện
tích căn hộ. Người dân đã tận dụng những khoảng trống trong khuôn viên
của khu TĐC để làm nơi để xe, chỗ phơi quần áo, chỗ thu gom rác thải...
| Hàng rào được tận dụng để phơi quần áo |
Người
dân đã quá bình thường hóa không gian sống trong khu TĐC, họ tận dụng
những khoảng trống như khuôn viên, vỉa hè của khu nhà để kinh doanh, để
phục vụ mục đích riêng của cá nhân...Sống trong khu TĐC nhưng các hộ dân
vẫn duy trì và tái diễn nếp sống cũ khiến cho các khu TĐC mới giờ
trông nhếch nhác và bừa bộn hơn nhiều so với các khu tập thể cũ trước
đây
|