Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
Biến động Thẩm định giá

         Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, thẩm định giá ngày càng đóng vai trò quan trọng, cụ thể là phục vụ cho việc mua sắm, thanh lý bán tài sản, thế chấp vay vốn, liên doanh liên kết, thành lập doanh nghiệp, bảo hiểm, đấu thầu, đấu giá... Hiện nay, trừ Công ty có nguồn gốc chuyển đổi từ Trung tâm Thẩm định giá của Bộ Tài chính, còn lại các doanh nghiệp khác trên toàn quốc đều có thâm niên chưa đầy 10 năm. Tuổi đời còn non trẻ là vậy, song ngành thẩm định giá tại Việt Nam đã trải qua nhiều biến động mà chủ yếu là do thay đổi về chính sách. Đặc biệt, các quy định mới về thẩm định giá trong dự thảo Luật Giá được Bộ Tài chính soạn thảo mới đây nếu có hiệu lực sẽ là một bước ngoặt lớn, có ảnh hưởng đến không chỉ doanh nghiệp mà từng cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này.

Loại bỏ thẩm định giá công?

       Các chuyên gia trong ngành đánh giá hoạt động thẩm định giá (TĐG) có thể coi là một trong những thước đo của thế giới trong việc xem xét liệu Việt Nam thực sự có nền kinh tế thị trường hay không. Song sự thiếu dứt khoát của Dự thảo Luật Giá dường như đang đẩy chúng ta xa khỏi tiêu chuẩn này.

Điều này thể hiện rõ ở dự định “hồi sinh” thẩm định giá công, phát triển song song cùng với thẩm định giá độc lập như hiện nay. Đây là điều trái với kinh tế thị trường, xu thế hội nhập, cũng như mâu thuẫn với nhiều điều luật đã quy định

Nhà nước lại “ôm đồm”

Cụ thể, Dự thảo Luật Giá lần 3 được Bộ Tài chính trình mới đây có nội dung rất mới so với các quy định và hoạt động hiện nay. Đó là việc chia hoạt động TĐG thành 2 phần: TĐG của các cơ quan quản lý Nhà nước về giá (TĐG nhà nước) và hoạt động TĐG của
các doanh nghiệp (TĐG độc lập). Như vậy, quy định về cơ quan TĐG của Nhà nước là nội dung mới, xuất phát từ lo ngại Nhà nước phải mất một khoản chi phí thuê doanh nghiệp TĐG khi muốn sử dụng hoặc mua sắm, thanh lý tài sản. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tiêu cực do có sự móc ngoặc giữa doanh nghiệp (DN) TĐG và những người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, thông qua việc định giá quá cao khi mua sắm và quá thấp khi

bán hoặc thanh lý tài sản, gây thất thoát cho ngân sách. Song thực tế, việc tăng chi phí là không đáng kể. Vì kết quả TĐG hàng năm đã góp phần giảm chi phí hàng trăm tỷ đồng từ ngân sách. Mặt khác, thay vì tiết kiệm được phí thuê TĐG độc lập thì Nhà nước lại phải bỏ ra chi phí thành lập, chi trả cho các đơn vị TĐG công.

          Hơn nữa, tình trạng gian lận trong quá trình TĐG là khó có thể xảy ra vì theo quy định hiện hành thì các cơ quan nhà nước khi mua tài sản đều phải qua đấu thầu (dưới 2 tỷ đồng thì theo phương thức chào giá cạnh tranh). Như vậy, nếu TĐG quá cao thì đơn vị bán khó có thể trúng thầu. Tương tự như vậy, hiện nay Nhà nước quy định việc bán tài sản đều phải qua hình thức bán đấu giá, bởi vậy, việc thanh lý này nhìn chung vẫn do thị trường quyết định, đơn vị TĐG thực chất chỉ đưa ra mức giá tham khảo, hoàn toàn không làm ảnh hưởng nhiều tới mức giá trên sàn. Ngoài ra, nếu có tiêu cực thì các cơ quan quản lý vẫn có quyền thanh tra, kiểm tra để xử lý. Đó mới thực sự là vai trò quản lý của Nhà nước đối với TĐG.

          “Việc thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động TĐG phải bằng xây dựng cơ chế chính sách, pháp luật, đặc biệt là đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với những vi phạm của hoạt động này. Điều quan trọng là đưa ra được biện pháp chế tài như thế nào nhằm thể hiện tính nghiêm minh, tính kỷ luật cao, để các DN thẩm định giá không dám vi phạm, chứ không nên làm tranh phần DN, dễ dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, Ts. Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, cho biết. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần tạo điều kiện chuyển giao dần những công việc mang tính nghiệp vụ cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp đảm nhận. Đây là những quy định còn thiếu sót trong Dự thảo Luật Giá, chẳng hạn giao cho Hội thẩm định giá Việt Nam đảm nhiệm việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức thi và cấp thẻ Thẩm định viên về giá… Hoạt động hỗ trợ DN trong ngành cũng có thể thông qua việc thành lập các viện nghiên cứu khoa học TĐG để nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, phương pháp thẩm định, xây dựng các thông tin, ngân hàng dữ liệu… bán cho DN.


Nút thắt nhân lực

         Một vấn đề khác cũng đang gây tranh cãi là việc đào tạo nhân lực cho ngành TĐG. Theo đó, nhiều DN cho rằng Nhà nước không nhất thiết phải có thẩm định viên (TĐV) về
giá mới có quyền TĐG tài sản dịch vụ. Vì xuất phát từ vai trò quản lý điều hành, Nhà nước đương nhiên có quyền thẩm định lại các kết quả do DN thẩm định trước khi phê duyệt giá. Vấn đề quan trọng hơn trong dài hạn là làm sao các cơ quan quản lý có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giá trong bộ máy Sở tài chính các tỉnh, thành phố để có đủ trình độ và năng lực tham mưu về công tác quản lý giá tại địa phương. Thực tế hiện nay cho thấy lực lượng này đang quá mỏng và yếu. Trong khi đó, trước bối cảnh cung không đủ cầu của nhân lực ngành tài chính, số lượng đội ngũ TĐV về giá vẫn có khoảng cách khá xa so với nhu cầu. Sự đa dạng của các lĩnh vực kinh doanh hiện nay cũng mở ra nhiều “đất dụng võ” cho đội ngũ TĐV, song nó cũng cho thấy sự thiếu hụt nhân lực đang rất hiện hữu trong ngành này, bởi một TĐV không thể “ôm” nhiều lĩnh vực mà chỉ có thể tập trung vào thẩm định một số loại tài sản cụ thể.
            Để giải quyết vấn đề này, Ths. Tô Công Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá Tây Nam Bộ, cho rằng về đối tượng điều kiện dự thi nên mở rộng một cách hợp lý, có tiêu chí rõ ràng. Mỗi TĐV sẽ chuyên sâu thẩm định về một lĩnh vực nào đó, chẳng hạn như máy móc thiết bị, bất động sản, thương hiệu… “Các TĐV chuyên về lĩnh vực nào sẽ trải qua kỳ thi sát hạch gồm các môn chung và các môn liên quan đến lĩnh vực mình dự thi. Cần có sự phân cấp TĐV thành các cấp tương ứng với khả năng và trình độ”, ông Thành giải thích thêm. Bên cạnh đó, việc cấp thẻ đặc cách cho một số đối tượng trong những trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định cũng làm dấy lên nhiều lo ngại sẽ phát sinh sự dễ dãi trong việc chứng nhận tiêu chuẩn TĐV. Ông Hồ Ngọc Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần Thẩm định giá Đồng Nai, cho hay theo quy định hiện hành, để trở thành TĐV, người dự thi phải trải qua kỳ thi rất khắt khe do Bộ Tài chính tổ chức. Công việc này đòi hỏi không chỉ trình độ chuyên môn cao mà cả tư cách đạo đức tốt bởi rất dễ phát sinh tiêu cực. “Việc cấp thẻ dễ dãi có thể tạo điều kiện để các cá nhân và tổ chức trục lợi, cố tình định giá sai lệch, gây thất thu tiền của từ ngân sách Nhà nước và các DN. Hiện nay trên thế giới cũng không có một nước nào cấp thẻ TĐV về giá cho công chức mà không phải qua kỳ thi sát hạch nào”

(Nguồn www.vnbusiness.vn)





Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 268
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
264
265
266
267
268
Next
Last
* Địa ốc sẽ chứng kiến nhiều cơn sốt mới
* Bất động sản sốt cục bộ
* Thu tiền sử dụng đất sát giá thị trường: "Sẽ hướng dẫn thêm"
* Thị trường bất động sản TPHCM: Trông chờ từ phía đông?
* Bất động sản "xanh": Xu hướng đầu tư mới
* Bất động sản lân cận TPHCM "hút" khách
* Bắc hay Nam, thị trường bất động sản nào hấp dẫn?
* Vốn cho thị trường BĐS: Tháo gỡ cách nào?
* Một năm diễn biến trái chiều của bất động sản Nam - Bắc
* Bắc Ninh đề xuất xây sân golf 36 lỗ
First
Prev
Page 1 of 2
[1]
2
Next
Last