Biến động Thẩm định giá Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, thẩm định giá ngày càng đóng vai trò quan trọng, cụ thể là phục vụ cho việc mua sắm, thanh lý bán tài sản, thế chấp vay vốn, liên doanh liên kết, thành lập doanh nghiệp, bảo hiểm, đấu thầu, đấu giá... Hiện nay, trừ Công ty có nguồn gốc chuyển đổi từ Trung tâm Thẩm định giá của Bộ Tài chính, còn lại các doanh nghiệp khác trên toàn quốc đều có thâm niên chưa đầy 10 năm. Tuổi đời còn non trẻ là vậy, song ngành thẩm định giá tại Việt Nam đã trải qua nhiều biến động mà chủ yếu là do thay đổi về chính sách. Đặc biệt, các quy định mới về thẩm định giá trong dự thảo Luật Giá được Bộ Tài chính soạn thảo mới đây nếu có hiệu lực sẽ là một bước ngoặt lớn, có ảnh hưởng đến không chỉ doanh nghiệp mà từng cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này.
Loại bỏ thẩm định giá công? Các chuyên gia trong ngành đánh giá hoạt động thẩm định giá (TĐG) có thể coi là một trong những thước đo của thế giới trong việc xem xét liệu Việt Nam thực sự có nền kinh tế thị trường hay không. Song sự thiếu dứt khoát của Dự thảo Luật Giá dường như đang đẩy chúng ta xa khỏi tiêu chuẩn này. Điều này thể hiện rõ ở dự định “hồi sinh” thẩm định giá công, phát triển song song cùng với thẩm định giá độc lập như hiện nay. Đây là điều trái với kinh tế thị trường, xu thế hội nhập, cũng như mâu thuẫn với nhiều điều luật đã quy định Nhà nước lại “ôm đồm” Cụ thể, Dự thảo Luật Giá lần 3 được Bộ Tài chính trình mới
đây có nội dung rất mới so với các quy định và hoạt động hiện nay. Đó là việc
chia hoạt động TĐG thành 2 phần: TĐG của các cơ quan quản lý Nhà nước về giá
(TĐG nhà nước) và hoạt động TĐG của Hơn nữa, tình trạng gian lận trong quá trình TĐG là khó có thể xảy ra vì theo quy định hiện hành thì các cơ quan nhà nước khi mua tài sản đều phải qua đấu thầu (dưới 2 tỷ đồng thì theo phương thức chào giá cạnh tranh). Như vậy, nếu TĐG quá cao thì đơn vị bán khó có thể trúng thầu. Tương tự như vậy, hiện nay Nhà nước quy định việc bán tài sản đều phải qua hình thức bán đấu giá, bởi vậy, việc thanh lý này nhìn chung vẫn do thị trường quyết định, đơn vị TĐG thực chất chỉ đưa ra mức giá tham khảo, hoàn toàn không làm ảnh hưởng nhiều tới mức giá trên sàn. Ngoài ra, nếu có tiêu cực thì các cơ quan quản lý vẫn có quyền thanh tra, kiểm tra để xử lý. Đó mới thực sự là vai trò quản lý của Nhà nước đối với TĐG. “Việc thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động TĐG phải bằng xây dựng cơ chế chính sách, pháp luật, đặc biệt là đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với những vi phạm của hoạt động này. Điều quan trọng là đưa ra được biện pháp chế tài như thế nào nhằm thể hiện tính nghiêm minh, tính kỷ luật cao, để các DN thẩm định giá không dám vi phạm, chứ không nên làm tranh phần DN, dễ dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, Ts. Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, cho biết. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần tạo điều kiện chuyển giao dần những công việc mang tính nghiệp vụ cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp đảm nhận. Đây là những quy định còn thiếu sót trong Dự thảo Luật Giá, chẳng hạn giao cho Hội thẩm định giá Việt Nam đảm nhiệm việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức thi và cấp thẻ Thẩm định viên về giá… Hoạt động hỗ trợ DN trong ngành cũng có thể thông qua việc thành lập các viện nghiên cứu khoa học TĐG để nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, phương pháp thẩm định, xây dựng các thông tin, ngân hàng dữ liệu… bán cho DN.
Một vấn đề khác cũng đang gây tranh cãi là việc đào tạo nhân
lực cho ngành TĐG. Theo đó, nhiều DN cho rằng Nhà nước không nhất thiết phải có
thẩm định viên (TĐV) về (Nguồn www.vnbusiness.vn) |
,