Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
'Không để ngân hàng nào đổ vỡ trong giai đoạn này'

Đó là khẳng định của Thống đốc Nguyễn Văn Bình sau 4 ngày bầu Kiên bị bắt và nguyên Tổng giám đốc ACB bị tạm giam.

- ACB vẫn được đánh giá là một trong những ngân hàng tốt nhất hiện nay nên sự việc vừa rồi gây sốc cho rất nhiều người. Ông có bất ngờ không và ông đánh giá thế nào về việc này?

- Khi một ngân hàng gặp nạn thì tất cả các ngân hàng phải cùng hỗ trợ và ngân hàng trung ương cũng phải có những giải pháp hỗ trợ kịp thời. Đây là quy luật chung cho hoạt động của ngành ngân hàng trên thế giới

Tôi cho rằng trong cuộc sống có rất nhiều cú sốc. Đã là cú sốc thì rất khó lường trước. Nhưng vai trò và nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là lúc nào cũng phải đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) nên chúng tôi luôn có đầy đủ các công cụ, nghiệp vụ cần thiết để hỗ trợ các ngân hàng khi xảy ra sự cố.

Trước khi sự việc này xảy ra thì ACB được cả các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá là một trong những ngân hàng có chất lượng hoạt động vào loại tốt nhất Việt Nam. Hoạt động giám sát của NHNN cũng cho thấy, các chỉ tiêu an toàn của ngân hàng này luôn luôn đạt và vượt chuẩn. Nhưng như tôi nói trên, hoạt động ngân hàng dù có an toàn đến mấy chăng nữa thì vẫn có thể xảy ra sự cố. Vấn đề là xử lý sự cố đó như thế nào để hạn chế tối đa những thiệt hại, những hậu quả.

- Giải pháp nào là hữu hiệu nhất, quan trọng nhất trong việc xử lý các sự cố trong ngành ngân hàng, thưa ông?

- Đó là sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và cả hệ thống trên nhiều phương diện. Nếu không có sự phối hợp này thì kể cả ngân hàng tốt nhất cũng có thể sụp đổ trong thời gian rất ngắn. Bởi theo quy định hiện nay, ngân hàng huy động 100 đồng, có quyền cho vay 80 đồng. Nếu người dân rút ra cả 100 đồng thì ngân hàng lấy đâu 80 đồng để trả. Nên khi một ngân hàng gặp nạn thì tất cả các ngân hàng phải cùng hỗ trợ và ngân hàng trung ương cũng phải có những giải pháp hỗ trợ kịp thời. Đây là quy luật chung cho hoạt động của ngành ngân hàng trên thế giới.

Ý tôi muốn nói là, không ở ngành nào tính hệ thống, tính liên kết cao như ngành ngân hàng. Vì tính liên kết cao như vậy nên một sự cố, một sự đổ vỡ xảy ra trong hệ thống ngân hàng nó có thể lan tỏa ra toàn hệ thống ngay lập tức. Đó là lý do ngân hàng phải hoạt động theo phương châm "một người vì mọi người, mọi người vì một người". Anh không thể đứng khỏi mà phải hòa mình vào cuộc chơi và chấp nhận những quy định chung của hệ thống.

- Cụ thể trong vụ ACB vừa rồi, sự phối hợp này được thể hiện thế nào?

- Ngay sau khi xảy ra sự việc trên, NHNN qua các kênh thị trường mở, cho vay tái cấp vốn, cho vay qua đêm, các khoản cho vay đặc biệt... đã cam kết và đảm bảo đủ thanh khoản cho ACB. Các NHTM khác cũng hỗ trợ ACB rất nhiều.

Về tâm lý, khi có những sự cố thế này, các NHTM sẽ phải thận trọng hơn. Họ có thể ngưng lại các vụ cho vay, rút vốn về, cắt giảm hạn mức trên thị trường liên ngân hàng. Nhưng trong những ngày vừa qua, các ngân hàng vẫn duy trì giao dịch bình thường với ACB trên thị trường này. Tương tự đối với thanh khoản về vàng, ngoại tệ, các ngân hàng khác cũng cho ACB vay để đáp ứng nhu cầu chi trả vàng và ngoại tệ của người dân. Nên ACB không gặp rủi ro gì về thanh khoản trong những ngày vừa qua.

- Đặc thù của ngành ngân hàng khi xảy ra sự cố là phải ổn định được yếu tố tâm lý người gửi tiền. Nên trong vụ bị tung tin đồn thất thiệt năm 2003 của ACB, thống đốc đương nhiệm lúc đó đã có mặt kịp thời để khẳng định sự an toàn của ngân hàng cho người dân an tâm. Nhưng lần này ông đã không có mặt. Phải chăng ông đánh giá sự cố lần này không nghiêm trọng bằng lần trước?

- Ở sự cố lần trước, người đứng đầu NHNN phải có mặt bởi khi đó, tính hệ thống, ý thức, trách nhiệm của các ngân hàng với nhau chưa cao. Nhưng hiện nay, ý thức liên kết của các ngân hàng rất cao, họ đã giúp ACB vượt qua khó khăn nên tôi không nhất thiết phải xuất hiện. Đặc biệt là một chủ trương hết sức quan trọng đã được công khai, minh bạch trong đề án tái cấu trúc ngân hàng là "trong giai đoạn hiện nay, không để tổ chức tín dụng nào đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát". Các ngân hàng cũng hiểu và NHNN sẽ hành động theo chủ trương này. Nếu người dân nào tương đối hiểu biết và nắm chắc chủ trương này thì họ sẽ hiểu và an tâm ngay.

- Nhưng vấn đề tâm lý thường xảy ra ở những bộ phận người dân không biết đến các chủ trương này, họ chỉ biết gửi tiền và rút tiền nếu ngân hàng có sự cố?

- Với những người này thì như tôi đã nói ban đầu, phải có đầy đủ tiền để trả cho họ. Anh nói gì thì nói nhưng nếu tôi đến rút tiền không được thì không ai tin. Nhưng đã tuyên bố đảm bảo thanh khoản và thực tế họ rút được tiền thì họ sẽ an tâm. Khi họ đã an tâm thì có thể sáng rút ra nhưng chiều họ lại gửi vào.

- Đặt trường hợp ông là người gửi tiền, không có nhiều hiểu biết những tiêu chí, kỹ thuật của ngành ngân hàng, không hiểu gì về ACB mà chỉ gửi tiền vì ngân hàng này nằm ngay ở ngõ nhà ông, ông có đi rút tiền không khi xảy ra sự cố vừa rồi?

- Nếu tôi không biết gì cả, cũng có thể tôi sẽ đi rút.

- Vậy điều gì có thể thuyết phục ông dừng quyết định rút tiền từ ACB về cất trong tủ?

- Đầu tiên phải chứng minh đó là ngân hàng tốt. Thứ 2 là NHNN đã tuyên bố, không phải chỉ hôm nay mà là chủ trương lớn trong cả giai đoạn từ nay đến 2015 sẽ không để xảy ra đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát... Nếu có 2 yếu tố đó, thì tôi sẽ yên tâm để tiền ở đó. Bởi tôi là người dân, tôi được nhà nước cam kết bảo vệ quyền lợi, không có lý do gì tôi phải đi rút tiền cả.

- Xin hỏi thêm Thống đốc về chủ trương này, ông có cho rằng, việc "đảm bảo" sẽ không để ngân hàng nào đổ vỡ có làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường ngân hàng? Bởi có thể hiểu, đây là thông điệp ta cứ làm, thậm chí làm sai... cũng không sao?

- Tôi xin khẳng định, chúng tôi chỉ đảm bảo "không để xảy ra đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát". Còn NHNN vẫn xử lý nhưng nằm trong tầm kiểm soát. Ví dụ việc xử lý 6 NHTM vừa rồi. Ở góc độ nào đó thì rõ ràng đã có sự thay đổi nhưng ngân hàng vẫn còn là để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền.

Còn HĐQT, cổ đông lớn, tình hình tài chính đã thay đổi rất nhiều. Thực ra, chúng tôi đã tái cấu trúc ngân hàng nhưng không để xảy ra đổ vỡ. Bởi kinh nghiệm của thế giới trong những năm vừa qua cho thấy, đổ vỡ không phải là cách giải quyết tốt. Rất nhiều chuyên gia cho rằng, việc để cho Lehman Brothers đổ vỡ là sai lầm. Chính phủ Mỹ cũng nhận ra điều này và không để ngân hàng nào đổ vỡ sau đó.

Ở đây tôi muốn nói rằng, chủ trương trên không có nghĩa rằng ngân hàng muốn làm gì thì làm. Anh nào làm xấu sẽ bị xử lý, mất tiền phải đền tiền, không đền tiền thì chịu trách nhiệm hình sự. Tôi nói ví dụ TienPhongbank, họ làm hụt tiền thì họ phải bù đắp tiền vào. Hết rủi ro thì họ hoạt động trở lại. Và trong thực tế, tên vẫn là TienPhongbank nhưng bên trong đã thay đổi. Một số cổ đông ra đi, một số cổ đông mới vào... Mục tiêu cuối cùng là vốn của ngân hàng phải đảm bảo để đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng.

- Tại sao lại có chủ trương này và bao giờ thì các ngân hàng phải chấp nhận phá sản nếu hoạt động yếu kém, thưa ông?

- Do dân trí, tập quán ở VN chưa cao như ở một số nước. Rất nhiều người dân hiện nay đi gửi tiền nhưng cũng không để ý đó là ngân hàng tốt hay xấu. Có khi chỉ vì ngân hàng này ở ngay đầu ngõ nhà mình nên mang tiền đến gửi cho thuận tiện. Nên cách làm của chúng tôi là tái cấu trúc từ bên trong để ngân hàng lành mạnh lên. Nhưng đến một giai đoạn nào đó, khi nền kinh tế phát triển, mặt bằng pháp luật hoàn thiện hơn, dân trí cao hơn, tiềm lực của hệ thống tài chính mạnh hơn thì cũng phải sẵn sàng cho phá sản những ngân hàng yếu kém.

"Trong những ngày qua khi sự cố xảy ra, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng lên 8% so với mức ổn định 5 - 6% duy trì hàng tháng trước đó; tỷ giá đã tương đối ổn định xung quanh mức 20.850 - 20.880 đồng/USD cũng bị giật lên xấp xỉ 21.000 đồng/USD. Tương tự, giá vàng mấy ngày qua đã tăng thêm 2 - 3 triệu đồng/lượng so với trước đó. Thị trường chứng khoán thì sụt giảm mạnh, riêng ngày hôm qua (23.8) mất 17 điểm. Tốc độ rút tiền, vàng, ngoại tệ từ ACB rất lớn. Đó là bức tranh ngày hôm qua nhưng đến hôm nay thì đã khác. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã giảm xuống còn 6,5 - 7%; tỷ giá về mức 20.850 - 20.860 đồng/USD; vàng đã giảm 1 triệu đồng/lượng và tốc độ giảm của thị trường chứng khoán cũng chững lại. Điều đó cho thấy, giải pháp của ACB, của các tổ chức tín dụng hỗ trợ ACB cũng như NHNN đã phát huy hiệu quả", Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình cho biết.

(Thanh Niên)

 



Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 203
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
199
200
201
202
203
Next
Last
* Nở rộ thâu tóm, liên kết bất động sản
* Vừa xuống “vực”, vàng đã tăng vọt
* Lạm phát năm 2012 có thể giữ ở mức một con số
* Khách hàng định giá sản phẩm BĐS
* Chứng khoán "bốc hơi" 5,6 tỷ USD sau 3 ngày bầu Kiên bị bắt
* Hà Nội: Hàng loạt dự án nhà ở xã hội đang được triển khai có hiệu quả
* Nở rộ thâu tóm, liên kết bất động sản
* Tăng giá bất động sản: Chiêu “đánh lừa” tâm lý người mua?
* Khu dân cư xanh 'mọc' tại phía Nam Sài Gòn
* Chủ tịch Quốc hội yêu cầu sớm giảm nợ xấu
First
Prev
Page 1 of 67
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
63
64
65
66
67
Next
Last