Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
Mỗi sàn BĐS chưa có nổi 10 giao dịch
 

Mỗi sàn BĐS chưa có nổi 10 giao dịch

Thứ hai, 19/12/2011, 09:09 GMT+7
Thông tin trên được ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó GĐ Sở Xây dựng TP Hà Nội đưa ra tại Hội nghị DN ngành xây dựng chiều ngày 17/12.
Ông Tuấn cho biết, sẽ kiểm tra thường xuyên các sàn giao dịch BĐS, kịp thời phát hiện và uốn nắn các sai phạm về giao dịch, mua bán, thực hiện các dịch vụ trong kinh doanh BĐS….

Kiên quyết xử lý các sàn BĐS vi phạm

Theo ông Nguyễn Quốc Tuấn, thị trường bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP Hà Nội thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế như: phát triển thiếu lành mạnh và không ổn định; giá BĐS, đặc biệt là giá nhà ở vẫn ở mức cao, diễn biến phức tạp, tình trạng đầu cơ kích giá còn phổ biến, giao dịch có chiều hướng giảm sút; các giao dịch BĐS kể cả thông qua hệ thống sàn giao dịch BĐS (bán nhà ở của các DN kinh doanh BĐS) và giao dịch không thông qua sàn giao dịch BĐS (mua, bán nhà ở của người dân) đều chững lại trong năm 2011, đặc biệt là trong quý 3-2011 rất thấp. Theo báo cáo của các sàn giao dịch trên địa bàn Thành phố, trong 6 tháng đầu năm 2011 có khoảng 2.700 giao dịch thành công, trong quý 3-2011 thì lượng giao dịch còn thấp hơn nữa, chỉ có khoảng 900 giao dịch thành công, dự kiến quý IV lượng giao dịch qua sàn cũng không khá hơn. Như vậy, với 480 sàn giao dịch BĐS đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh BĐS, trong 9 tháng năm 2011 mới có khoảng 3.600 giao dịch, tính cả lượng giao dịch trong quý IV thì trung bình mỗi sàn BĐS chưa thực hiện nổi 10 giao dịch.

Phó GĐ Sở Xây dựng Nguyễn Quốc Tuấn cho biết, Sở Xây dựng sẽ phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã "Sẽ kiểm tra thường xuyên các sàn giao dịch BĐS, kịp thời phát hiện và uốn nắn các sai phạm về giao dịch, mua bán, thực hiện các dịch vụ trong kinh doanh BĐS. Kiên quyết xử lý những sàn giao dịch BĐS cố tình vi phạm pháp luật trong giao dịch gây mất ổn định thị trường" - ông Tuấn khẳng định.

Mỗi sàn BĐS chưa có nổi 10 giao dịch | ảnh 1
Nhiều sàn giao dịch BĐS hoạt động chưa hiệu quả và có không ít sai phạm

Sẽ lập Quỹ tiết kiệm nhà ở để hỗ trợ người lao động

Theo Sở  Xây dựng, thị trường BĐS tại Hà Nội thời gian qua đã có bước phát triển tích cực, từng bước đáp ứng nhu cầu về cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ đô thị, đặc biệt là nhu cầu về nhà ở của dân, góp phần quan trọng bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố. Nhiều dự án nhà ở, khu đô thị mới, khu du lịch - dịch vụ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ tiếp tục được triển khai làm thay đổi bộ mặt đô thị, tăng nguồn cung cho thị trường. Theo thống kê, hiện địa bàn Thành phố có khoảng 210 dự án khu đô thị mới có quy mô từ 20ha trở lên đã và đang được triển khai. Nhưng, thị trường BĐS trên địa bàn TP. Hà Nội thời gian qua cũng đã bộc lộ những hạn chế như: phát triển thiếu lành mạnh và không ổn định; giá BĐS đặc biệt là giá nhà ở vẫn đứng ở mức cao, diễn biến phức tạp,...

Theo ông Nguyễn Quốc Tuấn, để khắc phục các hạn chế, tồn tại của thị trường BĐS trên, không để thị trường BĐS trở thành nhân tố tác động gây ra lạm phát cao và phát triển kinh tế thiếu bền vững,…Sở Xây dựng Hà Nội đã kiến nghị UBND Thành phố một số giải pháp cụ thể, trong đó sớm nghiên cứu thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở để hỗ trợ cho người lao động có điều kiện mua nhà. Đồng thời nghiên cứu thí điểm mô hình Quỹ đầu tư tín thác BĐS để tạo thêm nguồn cung cấp vốn ngoài các tổ chức tín dụng cho thị trường BĐS. Bên cạnh đó, tiếp tục tập trung nguồn lực và giải quyết vướng mắc về tín dụng ưu đãi và miễn, giảm thuế để đẩy mạnh các chương trình nhà ở xã hội trọng điểm như: nhà ở cho công nhân KCN, nhà cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị, nhà ở cho học sinh, sinh viên; nhà ở cho các hộ nghèo ở nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội.

Hà Nội lo thêm hàng vạn căn hộ cho người thu nhập thấp và sinh viên

Thời gian qua, TP. Hà Nội đã tổ chức triển khai tích cực đạt hiệu quả tốt các chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà ở sinh viên, nhà ở cho công nhân lao động tại KCN và nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại đô thị.

Cụ thể: đã triển khai xây dựng nhà ở xã hội và đưa vào sử dụng 500 căn hộ cho thuê và 300 căn hộ cho thuê mua trên diện tích đất 20% tại KĐT mới Việt Hưng, 352 căn hộ tại dự án khu dân cư Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông bán cho đối tượng thu nhập thấp; đã đưa vào sử dụng 864 căn hộ phục vụ khoảng 10.000 công nhân thuê tại khu nhà ở công nhân, khu công nghiệp Bắc Thăng long tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh.

Ngoài ra được sự đồng ý của Chính phủ, TP. Hà Nội đang triển khai đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ các đối tượng để cung cấp cho thị trường BĐS trong thời gian tới, cụ thể: 10 dự án xây dựng khu ký túc xá sinh viên (bao gồm 2 khu ký túc xá tập trung và 8 khu ký túc xá trong khuôn viên các trường) đáp ứng cho 43.648 sinh viên thuê, 8 dự án đầu tư xây dựng nhà ở đáp ứng 8.472 căn hộ cho người thu nhập thấp.





Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 233
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
229
230
231
232
233
Next
Last
* Thị trường BĐS châu Á Thái Bình Dương đau đầu vì mất giá
* Rộ nạn lấn chiếm bờ sông Sài Gòn
* Kiều hối sẽ đạt 9 tỷ USD?
* Bất động sản vẫn “khát” vốn
* Bất động sản còn khó khăn ít nhất 6 tháng đầu năm 2012
* Doanh nghiệp "hiến kế" cho thị trường BĐS
* Đất ven Hà Nội giảm giá tới 50%, vẫn ế!
* Sự thật về giảm giá bất động sản năm 2011
* Bất an nhà cao tầng
* Ế ẩm chung cư
First
Prev
Page 1 of 38
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
34
35
36
37
38
Next
Last