Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
Kinh tế phục hồi nhưng còn nhiều rủi ro

Kinh tế phục hồi nhưng còn nhiều rủi ro

Đó là nhận định của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới trong báo cáo do tổ chức này công bố vào hôm qua.

Tốc độ cải cách ngân hàng chậm và vấn đề nợ xấu được WB cảnh báo là các trở ngại cho đà hồi phục của nền kinh tế VN
Tốc độ cải cách ngân hàng chậm và vấn đề nợ xấu được WB cảnh báo là các trở ngại cho đà hồi phục của nền kinh tế VN - Ảnh: Ngọc Thắng

Ông Sandeep Mahajan, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại VN, cho biết tăng trưởng kinh tế VN dự báo sẽ cải thiện từ mức 5,4% (2013) lên 5,6% (2014). Chỉ số lạm phát cơ bản hay các tỷ lệ lạm phát khác đều cơ bản ổn định trong năm 2014 ở mức 4,5%. Năm 2015, tăng trưởng vẫn giữ được mức 5,6% và lạm phát kiềm chế ở mức khoảng 5%.

 

Hai thái cực của DN trong nước và DN nước ngoài

Theo WB, tình hình các DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài đang ở trong hai thái cực đối lập rõ rệt trong đó số lượng DN trong nước đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động đang ngày càng tăng. Năm 2013, tổng số DN đóng cửa hay ngừng hoạt động kinh doanh là 61.000, cao hơn nhiều so với con số 47.000 của năm 2010. Trong 10 tháng đầu năm 2014, có thêm 54.000 DN rơi vào tình trạng này, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, số lượng DN mới thành lập lại giảm 6,5%. Theo WB, DN tư nhân trong nước dường như chịu tác động bởi các yếu tố: tiếp cận nguồn vốn hạn chế, nhu cầu tiêu dùng trong nước thấp và sân chơi bất bình đẳng so với khu vực DNNN.

Trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài dường như không phải chịu quá nhiều áp lực của hệ thống quản lý trong nước và hiện vẫn là nguồn tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế VN. Khu vực này đóng góp gần 20% GDP, 22% tổng vốn đầu tư, 2/3 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và tạo ra 1/4 việc làm cho khu vực DN chính thức. Ngành chế tạo, chế biến của VN vẫn là ngành chính thu hút nhà đầu tư nước ngoài, hiện ngành này chiếm khoảng 70% tổng số vốn FDI đăng ký.

Theo WB, điều kiện kinh tế vĩ mô tích cực cũng giúp cải thiện vị trí xếp hạng của VN về rủi ro quốc gia. Tuy nhiên, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại VN, nhận xét tiềm năng để kinh tế VN đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn chỉ có thể trở thành hiện thực khi có tiến bộ thực sự trong việc giải quyết những bất cập của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và ngân hàng, là các vấn đề hiện đang gây trở ngại tới hiệu quả và năng suất của nền kinh tế. Bà Kwakwa cho rằng việc tiếp tục đẩy mạnh tiến độ cải cách và hoàn thiện môi trường kinh doanh là mấu chốt để đưa nền kinh tế VN vươn tới quỹ đạo tăng trưởng mới.

Báo cáo của WB đánh giá triển vọng trung hạn của nền kinh tế VN là tương đối tích cực trong đó GDP sẽ tăng khiêm tốn và ổn định, kinh tế vĩ mô tiếp tục được củng cố. Tuy vậy theo WB, triển vọng này vẫn chịu tác động của hai rủi ro. Rủi ro thứ nhất là tiến độ tương đối chậm trong việc cải cách DNNN và ngân hàng có thể gây tác động bất lợi với tình hình tài chính vĩ mô. Rủi ro thứ hai đó là định hướng xuất khẩu mạnh của VN có thể bị ảnh hưởng bởi những diễn biến bất lợi của kinh tế toàn cầu.

Cải cách DNNN chưa đạt kết quả

Theo đánh giá của WB, mặc dù tạo đà lớn hơn song tiến trình cải cách DNNN vẫn chưa đạt kết quả so với mục tiêu đề ra. WB đánh giá quá trình cổ phần hóa(CPH) DNNN của VN đã tạo được đà tốt khi năm 2013, Chính phủ đã CPH 74 DNNN (tăng gấp 3 lần số lượng DNNN CPH trong năm 2011 và 2012) và vẫn tiếp tục duy trì đà này trong năm 2014.

Đến cuối tháng 9.2014, đã có 71 DN được CPH. Trong đó, 35 DN hoàn thành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Gần đây, việc CPH đã có sự tham gia ngày càng tăng của các DNNN lớn như Vietnam Airlines, Petro Vietnam và Tập đoàn dệt may VN (Vinatex). Chính phủ đặt mục tiêu CPH 200 DNNN (năm 2014) và 232 DN (năm 2015) nhưng báo cáo của WB cho rằng việc thực hiện các mục tiêu đầy tham vọng này có thể sẽ rất khó khăn trong bối cảnh kinh tế phục hồi chậm và mức độ phức tạp của các DNNN thuộc diện phải CPH.

Kế hoạch DNNN thoái vốn khỏi các “lĩnh vực rủi ro” ngoài ngành đã được phát động, dù tốc độ chậm hơn so với dự kiến. Việc thực thi Nghị định 71 quy định các DNNN ngoài lĩnh vực ngân hàng thoái vốn hoàn toàn khỏi 5 lĩnh vực rủi ro ngoài ngành vào năm 2015 đã được một số kết quả bước đầu. Tính đến cuối tháng 9.2014, các DNNN đã thoái được 5.000 tỉ đồng vốn nhà nước đầu tư ngoài ngành, đạt gần 21% kế hoạch. Theo WB để đạt được bước tiến trong tương lai đòi hỏi phải tăng cường công khai thông tin, giám sát kết quả thực hiện, cải cách quản trị DN, minh bạch hóa quy trình thoái vốn và phân chia trách nhiệm giải trình rõ ràng hơn trong công tác giám sát DNNN.

Cần chiến lược khả thi cho VAMC

Theo WB, công tác xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vẫn là vấn đề quan ngại chính cho dù các cơ quan chức năng đã áp dụng phương pháp xử lý nợ “đa chiều”. Vào tháng 9.2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN (NHNN) thông báo giá trị nợ xấu xử lý đạt 249.000 tỉ đồng so với con số 464.000 tỉ đồng tại thời điểm 9.2012. Kể từ khi thành lập vào tháng 7.2013 tới nay, Công ty Quản lý tài sản VN (VAMC) đã mua lại khối lượng nợ xấu đáng kể (khoảng 90.000 tỉ đồng hay xấp xỉ 4,2 tỉ USD).

Tuy nhiên, theo WB, VAMC vẫn chưa đưa ra được một chiến lược rõ ràng và khả thi để giải quyết số nợ xấu đã mua một cách hiệu quả. Mặt khác, nỗ lực của VAMC trong hoạt động xử lý nợ còn đang bị cản trở do thiếu khung pháp lý liên quan tới phá sản và sở hữu tài sản nhằm bảo vệ VAMC và các ngân hàng thương mại tránh khỏi những kiện tụng pháp lý trong trường hợp gây ra tổn thất tiềm ẩn cho nhà nước khi chưa thể thiết lập một cơ chế thị trường xử lý nợ xấu rõ ràng. Theo WB, câu hỏi về quy mô nợ xấu thực tế vẫn chưa được giải đáp triệt để mặc dù Thông tư số 02 và 09 của NHNN về phân loại và dự phòng tổn thất nợ vay ra đời là một bước đi đúng hướng. Tuy nhiên, hiệu lực thực thi đầy đủ Thông tư số 02 đã hoãn lại tới tháng 4.2015.

Tốc độ tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng chậm hơn so với kỳ vọng, đặc biệt là quá trình hợp nhất trong ngành ngân hàng. NHNN đặt mục tiêu 6 - 7 thương vụ mua lại và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng trong năm 2014 và giảm 50% số lượng ngân hàng thương mại trong vòng 3 năm tới. Song trong năm nay vẫn chưa có thương vụ M&A mới nào.

M&A ngân hàng: Chuyển từ tự nguyện sang bắt buộc

Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại VN theo Đề án 254 đã đi được 2/3 chặng đường. Theo đó, một số ngân hàng đã thực hiện mua bán, sáp nhập và tái cấu trúc trong giai đoạn vừa qua cho thấy có sự chuyển biến về hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả sản xuất rất khác nhau. Tuy nhiên, tốc độ diễn ra vẫn còn chậm cho nên việc lựa chọn phương án tái cấu trúc phù hợp và thực hiện tái cấu trúc một cách triệt để như khuyến cáo của WB là điều rất quan trọng.

Năm 2015 nên tập trung vào xử lý dứt điểm nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) thông qua tạo dựng hành lang pháp lý đủ thẩm quyền và khả thi cho VAMC và xử lý vấn đề sở hữu chéo. Cần thay đổi chiến lược và biện pháp M&A các TCTD như hiện nay từ hình thức “tự nguyện” sang “bắt buộc” thậm chí cho tuyên bố phá sản một số TCTD yếu kém để làm thanh lọc hệ thống.

Gs Trần Thọ Đạt (Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân)

Anh Vũ (ghi)

Nợ công gây nhiều quan ngại

Theo báo cáo của WB, kết quả phân tích tính bền vững của nợ do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và WB đồng thực hiện gần đây nhất (DSA) vào tháng 6.2014 đánh giá VN có độ rủi ro về nợ thấp nhưng tổng mức nợ công và nghĩa vụ trả nợ gia tăng đang gây nhiều quan ngại.

Tổng nợ công và nợ do Chính phủ bảo lãnh (trong và ngoài nước) tăng từ ước tính khoảng 47% GDP (theo cách tính GFS - Hệ thống thống kê tài chính Chính phủ của IMF) năm 2011 đã lên mức 52% năm 2013 và dự báo ở mức 55% năm 2014. Các khoản nợ vay trong nước tăng khá nhanh trong mấy năm vừa qua - từ 18,4% GDP (2011) lên 25,2% (2013). Các chỉ số nợ công cao hơn đáng kể so với báo cáo phân tích DSA trước đó và dự báo sẽ còn tăng lên đi trong trung hạn trước khi bắt đầu giảm xuống. Tỷ lệ nợ công và nợ do Chính phủ bảo lãnh dự kiến sẽ tăng từ khoảng 60% GDP vào 2017 trước khi giảm xuống gần 48% GDP vào cuối kỳ dự báo.

Theo WB, nợ công đang tăng và tiến gần tới ngưỡng giới hạn dư địa tài khóa cho các khoản chi tiêu quan trọng và chi phí tiềm ẩn cho công cuộc cải cách ngân hàng và DNNN. Tỷ lệ trả nợ trên tổng thu ngân sách cũng được dự báo sẽ tăng khi mức ưu đãi sẽ giảm dần trong các khoản vay nợ nước ngoài của VN. Vì thế, WB cho rằng chiến lược tài khóa trung hạn của VN phải gắn với tính bền vững của nợ công và tính đến những rủi ro về nghĩa vụ nợ tiềm tàng.

Trường Sơn





Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 80
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
76
77
78
79
80
Next
Last
* Bán nhà cho người nước ngoài góp phần phát triển kinh tế
* Tín dụng tăng trưởng nhanh: Lo đồng bạc chạy vòng quanh!
* Từ tháng 1.2015, Hà Nội giải quyết sổ đỏ trong 20 ngày
* Bộ Tài chính băn khoăn khoản thưởng 90 tỷ đồng cho nhà thầu vượt tiến độ
* Năng suất lao động thấp: “Đừng đổ tại người dân”
* Luật thông thoáng, lo doanh nghiệp “ma” hoành hành?
* Bất động sản phía Đông Sài Gòn rục rịch tăng giá
* TP.HCM phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2014 gấp 1,6 lần cả nước
* TP.HCM: Chen nhau kiếm nhà trung tâm để cho thuê
* Giá vàng xuống dưới 1.190 USD
First
Prev
Page 1 of 191
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
187
188
189
190
191
Next
Last