Thưa bà, đâu là những thách thức đối với thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng trong thời gian tới?Bà DiNicola NatalieTôi cho rằng nền nông nghiệp thế giới đang đối mặt với những thách thức đáng kể bởi theo dự báo dân số toàn cầu sẽ tăng thêm 2 tỷ người vào năm 2050 và ngày càng có nhiều người có khả năng về kinh tế, nên nhu cầu tiêu thụ thịt, lúa gạo và thực phẩm sẽ nhiều hơn. Do đó, chúng ta sẽ phải đối mặt với thách thức vô cùng to lớn để đảm bảo khả năng tiếp cận bữa ăn cân bằng cho mọi người trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế. Chúng ta sẽ phải chịu áp lực về sử dụng nguồn nước và nguồn đất sẵn có cho nông nghiệp.
Bà DiNicola Natalie, Giám đốc Hợp tác và Phát triển bền vững toàn cầu, Tập đoàn Monsanto
Nhu cầu lương thực gia tăng là một trong những thách thức toàn cầu
Thực tế số liệu thống kê của Liên Hiệp quốc cho thấy trong vòng 40 năm tới, chúng ta sẽ cần phải sản xuất thêm lượng lương thực tương đương với lượng lương thực chúng ta đã sản xuất trong 10.000 năm qua. Đây quả là một con số khổng lồ trong khi thế giới đang phải đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu. Do đó, tôi cho rằng ngành nông nghiệp nói chung sẽ là một ngành quan trọng để đáp ứng những đòi hỏi của thách thức trên toàn cầu đối với xã hội và hành tinh của chúng ta một cách tích cực. Và tôi tin tưởng rằng để vượt qua những thách thức này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân.
Đối với Việt Nam nói riêng, tôi cho rằng Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực nông nghiệp. Tôi cũng cho rằng đây chính là lúc mà chính phủ cần nhìn nhận lại đâu là tầm nhìn cho ngành nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh phải đối mặt với những thách thức mà chúng ta vừa đề cập. Tôi cho rằng ngành nông nghiệp đang có một cơ hội để trở thành động cơ của tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Vậy, theo bà bằng cách nào để Việt Nam có thể vượt qua những thách thức này và đạt được phát triển bền vững. Đối tác công tư đóng vai trò gì trong quá trình này?
Tôi cho rằng phát triển nông nghiệp bền vững thực sự cần đảm bảo ba yếu tố cùng một lúc. Trong khi người nông dân cần gia tăng sản lượng thì cùng lúc họ cần biết cách sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả và bảo tồn nguồn tài nguyên, do đó chúng ta có thể bảo vệ đa dạng sinh thái. Hơn nữa cũng cần đảm bảo lợi ích kinh tế cho người nông dân để họ có thể đóng góp cho cộng đồng và sau cùng là đóng góp cho đất nước. Do đó, giúp người nông dân gia tăng sản lượng, bảo tồn nguồn tài nguyên và cải thiện cuộc sống trong phát triển kinh tế là đảm bảo phát triển bền vững vì cùng lúc cả ba yếu tố đều đạt được.
Đối tác công tư (PPP) đem lại giải pháp hiệu quả để giải quyết những thách thức to lớn này vì đây là những thách thức không dễ dàng có thể vượt qua. Tôi cho rằng không ai có thể giải quyết vấn đề này một cách đơn lẻ. Do đó, cần có sự phố hợp tham gia của Chính phủ, lĩnh vực tư nhân và tổ chức dân sự, trong đó người nông dân phải được đặt vào trung tâm của mối liên kết. Điều này bởi vì nếu mối liên kết không mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân thì mối liên kết đó không thể bền vững. Tuy nhiên, khi tất cả các bên tham gia cùng bàn cách xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trong đó đặt người nông dân vào trung tâm thì mối liên kết đó sẽ không chỉ mang lại sản lượng mà còn là giá trị gia tăng cho nền nông nghiệp và đó là cách tiếp cận đúng. Hợp tác như vậy là theo đúng hướng.
Hợp tác bền vững không phải là vụ kiếm trác mà phải chia sẻ rủi ro và lợi ích hài hòa
Trong Hội thảo gần đây về hợp tác và đổi mới vì sự phát triển nông nghiệp bền vững, nhiều đại biểu băn khoăn về lợi ích của người nông dân khi họ tham gia liên kết PPP. Theo bà, ai sẽ là người quyết định tỷ lệ chia lợi nhuận cho các bên tham gia và làm thế nào để đảm bảo lợi ích cao nhất cho người nông dân?
Tôi cho rằng không có một cách duy nhất để xây dựng mối liên kết cho tình huống này. Tôi tin tưởng rằng người nông dân là những nhà làm kinh tế rất tài bà và họ sẽ chỉ đưa ra quyết định mang lại giá trị cho họ. Và do đó, khi chúng ta làm việc với người nông dân và các đối tác khác chúng ta luôn phải nhớ rằng sự hợp tác này sẽ giúp người nông dân có sinh kế và giúp họ đầu tư trong tương lai do đó họ mới có thể tiếp tục phát triển trang trạng của họ. Mối liên kết này cũng cần đảm bảo mang lại giá trị chung và lâu dài cho người nôn dân.
Người nông dân cần được đặt ở vị trí trung tâm trong chuỗi liên kết đối tác công tư (Ảnh minh họa)
Về phía doanh nghiệp, chúng tôi cũng cần phải tính đến giá trị cho các cổ đông và cho công việc kinh doanh của chúng tôi. Chính phủ và các đối tác khác cũng cần tính đến mục tiêu của họ. Do đó, tôi không cho rằng đây là vụ kiếm trác mà tôi cho rằng mọi người cùng hợp tác và cần thật sự nhìn nhận vào những thách thức và những điều các bên đã thống nhất, tầm nhìn chúng ta hướng tới là gì, và cách thức chúng ta tận dụng tối đa tổ chức đó để đạt được tầm nhìn đó. Các bên cũng cần thảo luận cách thức chia sẻ rủi ro và lợi ích một cách hài hòa. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, nếu chúng ta thực sự đặt niềm tin vào tầm nhìn chung thì chúng ta có thể đảm bảo lợi ích công bằng cho mọi người.
Là một công ty nông nghiệp, Tập đoàn Monsanto đã làm gì để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững trên thế giới và ở Việt Nam?
Công ty chúng tôi dành toàn bộ ưu tiên cho nông nghiệp và luôn nỗ lực để cung cấp các công cụ và thông tin nhằm giúp người nông dân nâng cao năng suất đồng thời bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tôi thực sự luôn trú trọng đến phát triển bền vững, do đó đầu tư của chúng tôi hoàn toàn tập trung vào yếu tố sinh thái. Thông qua hoạt động kinh doanh, chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo cung cấp các công cụ và thông tin đó đến với người nông dân thuộc mọi quy mô ở khắp nơi trên thế giới. Trong nhiều trường hợp, chúng tôi đã thiết lập những mối liên kết giống như mô hình PPP được thảo luận tại hội thảo gần đây, trong đó chúng tôi cùng các đối tác ham gia cùng nhận biết cách thức tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của người nông dân trong từng tình huống cụ thể.
Hoạt động kinh doanh chính của chúng tôi tập trung vào việc ứng dụng khoa học và thông tin cũng như một số thành tựu khoa học trong y tế vào các lĩnh vực khác của xã hội và chúng tôi thực hiện một kế hoạch về nông nghiệp nhằm đem lại những công cụ và thông tin tốt hơn cho người nông dân. Có một điều đáng mừng là gần đây chúng tôi không chỉ đơn thuần tập trung vào cung cấp các hạt giống tốt hơn mà còn dần chuyển sang toàn bộ hệ thống mà người nông dân cần khi tiến hành sản xuất, tiếp cận thị trường, tiếp cận thông tin về thời tiết,…vv. Do đó, chúng tôi tiếp tục làm việc để cố gắng giúp người nông dân gia tăng năng suất đồng thời bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nguyên An