Đô thị hoang: Có lỗi chính quyền Đô thị hoang: Có lỗi chính quyền
Theo Bộ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Hồng Quân, việc để xảy ra tình
trạng biệt thự bỏ hoang, khu đô thị hoang trên địa bàn thành phố Hà Nội
không chỉ có lỗi phía chủ đầu tư mà còn do chính quyền địa phương chưa
thực sự quan tâm, sâu sát.
Theo thống kê của Bộ xây dựng, hiện có 2.500 dự án phát triển nhà ở và
khu đô thị mới trong đó có 635 dự án khu đô thị mới có quy mô từ 20 ha
trở lên đang được triển khai.
Mặc dù số lượng dự án đăng ký triển khai rất nhiều nhưng chỉ riêng Hà
Nội số lượng khu đô thị mới đưa vào sử dụng chỉ đếm được trên đầu ngón
tay. Đơn cử, phải mấy 10 năm khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính mới thực
sự hoàn chỉnh đầy đủ hạ tầng xã hội, hay như khu đô thị mới Ciputra cũng
mất vài năm mới thu hút người dân về sinh sống. Ngoài ra, chỉ có một số
khu đô thị mới được lấp đầy dân như Khu đô thị Văn Quán, khu đô thị Xa
La, khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm, khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì,….
Số còn lại hầu hết là đô thị dở dang thậm chí có nhiều khu đô thị mới đã
hoàn thiện xong nhà, hạ tầng giao thông nhưng thiếu trường học, bệnh
viên, thiếu điện, thiếu nước… do vậy không đáp ứng được nhu cầu sinh
sống người dân.
Đơn cử, như khu đô thị Văn Phú - một trong khu thị đẹp nhất phía Tây
thành phố đã hoàn thiện xong từ hơn một năm nay nhưng lác đác mới có hơn
10 hộ gia đình về sinh sống. Theo phán ảnh người dân, cuộc sống họ rất
vất vả bởi không có nước sạch, một tháng họ chỉ được dùng 4 mét khối
nước, còn lại là dùng nước giếng khoan, hay như điện người dân cũng phải
mua mức giá cắt cổ 3.000 đồng/số. Đó là chưa kể đến tình trạng bụi bẩn,
ô nhiễm vì hạ tầng chưa hoàn thiện.
Không chỉ có khu đô thị Văn Phú, mà tại đô thị như làng Việt Kiều Châu
Âu, khu đô thị mới Tân Tây Đô, khu đô thị Geleximco, khu đô thị
Lideco…cũng tương tự như vậy do đó không một người dân nào dám về ở.
Đô thị Văn Phú đẹp long lanh nhung không một bóng người
|
Mặc dù đô thị hoang nhưng xem ra những người mua nhà tại khu đô thị mới
trên có phần may mắn hơn các nhà đầu tư mua dự án tại huyện Mê Linh bởi
ít nhất khách hàng còn thấy ngôi nhà mình mua hiện hữu trước mặt. Còn
nhà đầu tư, khách hàng mua dự án hoang không biết bao giờ mới lấy được
đất.
Theo thống kê của UBND huyện Mê Linh, hiện có gần 50 dự án nhà ở, khu đô
thị mới. Chỉ tính riêng bốn xã Tiền Phong, Tráng Việt, Đại Thịnh, Thanh
Lâm và thị trấn Quang Minhđã có hơn 20 dự án khu đô thị (KĐT) quy mô từ
vài chục đến vài trăm héc ta Minh Giang Đầm Và, Tiền Phong, Phúc Việt,
Hà Phong, Cienco 5, Chi Đông, … Các dự án hầu hết được khởi công rầm rộ
vào giai đoạn 2008-2009, nhưng đến nay hạ tầng vẫn dang dở. Máy móc thi
công đã được di chuyển đi nơi khác, đất dự án bỏ hoang từ nhiều tháng
nay.
Về phía cơ quan quản lý, ông Nguyễn Mạnh Hà - ục trưởng Cục quản lý nhà
và thị trường bất động sản cho biết, sở dĩ có hiện tượng nhà biệt thự bỏ
hoang thì ngoài nguyên nhân đầu cơ còn do phía chủ đầu tư không hoàn
thiện hạ tầng trong đó nhiều dự án làm xong nhà "quên" luôn làm hạ tầng.
Khu đô thị Hà Phong - Mê Linh hoang hóa cỏ mọc ngút đầu người
|
"Đã gọi là phát triển khu đô thị mới thì nó phải bằng và tốt hơn khu đô
thị cũ thì mới hút được người dân về ở. Đường sá chưa kết nối, điện nước
chưa hoàn thiện xong, không có chỗ cho con cái học hành... Đây là một
trong những nguyên nhân quan trọng để các khu đô thị chưa thực sự trở
thành đô thị". ông Hà nói.
Còn theo ý kiến Bộ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Hồng Quân, để xảy ra tình
trạng đô thị hoang như hiện nay không chỉ có lỗi của chủ đầu tư mà còn
do chính quyền địa phương.
“Hiện nay, tại Hà Nội đang xảy ra tình trạng dự án làm xong không có
người ở thậm chí dự án chưa làm xong chủ đầu tư đã bỏ đi. Trong khi đó,
theo thống kê cứ 1 tháng cả nước lại xuất hiện một đô thị mới. Điều này
hết sức bất hợp lý. Chúng ta tạo lập ra khu đô thị mới không phải chỉ để
bán một nền đất hay một cái nhà mà chúng ta phải thay đổi diện mạo, bộ
mặt đô thị cả thành phố. Tại các dự án hoang hiện nay lỗi do chủ đầu tư
cấp một làm chưa thực sự bài bản, chưa tuần tự. Đặc biệt, ở đây có lỗi
các cấp chính quyền tại địa phương chưa thực sự quan tâm, đôn đốc, giám
sát chủ đầu tư”. Ông Quân nói.
Để chấn chỉnh hiện tượng này, được biết Bộ xây dựng đang xây dựng khung
pháp lý mới trong đó yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện dự án đúng tiến
độ đăng ký.
Theo Vnmedia
|