Thị trường bất động sản "nguội lạnh": Hệ quả từ kinh doanh bằng vốn vay Thị trường bất động sản "nguội lạnh": Hệ quả từ kinh doanh bằng vốn vay
Đất nền quận 2 đang đua nhau tăng giá nhưng giao dịch không nhiều. Ảnh: T.S.-VNE |
Dư nợ bất động sản từ đầu năm đến nay bắt đầu giảm, cuối năm 2010, dư
nợ tín dụng đối với bất động sản là 235.000 tỉ đồng so với mức 222.000
tỉ đồng hiện nay. Vậy thì việc ế ẩm trên thị trường bất động sản hiện
nay có thật sự đáng lo?
Những người có nhu cầu thật sự thì đang hy vọng với tình hình này thì
giá nhà đất sẽ giảm. Như vậy đối tượng lo lắng nhất vào lúc này chính là
doanh nghiệp.
Một vài chuyên gia còn dự báo thị trường bất động sản có thể diễn ra
kịch bản “cầm chừng và suy yếu dần. Bởi thị trường không có nguồn vốn bổ
sung trong khi lãi vay ngân hàng quá lớn. Bộ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn
Hồng Quân cũng cho rằng, lãi suất cao là một trong những nguyên nhận của
tình trạng hiện nay. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân nói:
Như vậy tình hình khó khăn của doanh nghiệp hiện nay là có thật. Song
nhiều ý kiến cho rằng, những diễn biến trong thời gian gần đây cho thấy
một điều là doanh nghiệp bất động sản phụ thuộc quá lớn vào ngân hàng.
Cho nên khi dòng tiền bị thu hẹt, doanh nghiệp sẽ rơi vào trạng thái khó
khăn.
Cách đây vài năm kinh doanh bất động sản kiểu “tay không bắt giặc”, tức
kinh doanh bằng vốn người khác diễn ra phổ biến thông qua các hình thức
góp vốn thực hiện dự án. Sau một loạt những chính sách mới được ban hành
thì thị trường bất động sản đi vào quy cũ, nề nếp hơn. Tuy vậy, số vụ
vị phạm trong kinh doanh bất động sản không phải đã chấm dứt, phổ biến
nhất là các doanh nghiệp ma lách luật bán nhà “trên giấy” không đúng quy
định.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho
rằng, tình trạng nguội lạnh của thị trường bất động sản là hệ quả của
các giải pháp kiềm chế lạm phát. Trong kinh tế, khi rơi vào hoàn cảnh
lạm phát thì buộc phải sử dụng chính sách giảm cung tiền cho thị trường
bằng cách nâng lãi suất ngân hàng để thu tiền trở lại các ngân hàng
thương mại. Điều đó là trái với nhu cầu cần vốn của thị trường bất động
sản và ở bất kì nước nào thì câu chuyện này luôn luôn xảy ra khi phải
chống lại lạm phát. Cách tốt nhất là các nhà đầu tư hiện nay chủ động
tìm kiếm vốn thông qua hình thức góp vốn của người tiêu dùng, liên kết
với các nhà đầu tư nước ngoài để tìm hướng đi cho những dự án đang triển
khai.
Vấn đề đặt ra là không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ lực để có thể
tạo vốn từ nhiều nguồn khách thay thay vì chỉ đi vay ngân hàng. Chỉ tính
riêng TPHCM cũng đã có vài ngàn doanh nghiêp kinh doanh bất động sản
đang hoạt động, rất nhiều trong số đó là các doanh nghiệp không có năng
lực tài chánh, không thể kinh doanh bất động sản đúng nghĩa mà chủ yếu
là mua đi bán lại kiếm lời.
Tại cuộc họp trực tuyến với Chính phủ mới đây, chủ tịch UBND TP Hồ Chí
Minh Lê Hoàng Quân cho rằng, cần thiết phải tái cấu trúc lại hệ thống
các công ty bất động sản. Tổng dư nợ tín dụng bất động sản tại TPHCM đã
lên đến 93.000 tỷ đồng. Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân nói:
Dù dư nợ tín dụng bất động sản có giảm nhưng vẫn chiếm khoảng 8,54% dư
nợ của toàn bộ nền kinh tế. Theo các chuyên gia, việc cắt giảm vốn cho
dự án bất động sản là phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Thậm chí, nếu có
vay được, với mức lãi suất trên 20% thậm chí 30% cũng không phải là mức
lãi suất để đầu tư bất động sản. Thực tế, các chủ đầu tư bất động sản có
vay ngân hàng trong thời gian qua chỉ là dùng để đảo nợ mà thôi.
Như vậy, phải tìm nguồn vốn thông qua các hình thức khác. Đây cũng là
thử thách nhằm tạo sức đề kháng tốt cho doanh nghiệp và góp phần khẳng
định những doanh nghiệp nào thật sự có khả năng.
Theo VOH
|