Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
Làm rõ việc sử dụng 30.000 tỷ đồng dành cho bất động sản

Làm rõ việc sử dụng 30.000 tỷ đồng dành cho bất động sản

- Chuyên mụcKinh Doanh|Bất động sản|

 Đến nay, cả nước đã có 47 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng cũng đã có ý kiến chính thức làm rõ việc sử dụng nguồn vốn 30.000 tỷ đồng trước một số thông tin đăng trên báo chí gần đây.

47 dự án nhà ở thương mại chuyển đổi thành nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng vừa có báo cáo lên Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở.

Theo đó, tính đến trung tuần tháng 7/2013, cả nước đã có 47 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, với quy mô xây dựng khoảng 33.000 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 19.000 tỷ đồng; 16 dự án nhà ở thương mại đăng ký điều chỉnh cơ cấu căn hộ, với quy mô thiết kế ban đầu khoảng 4.700 căn hộ, nay xin điều chỉnh tăng lên 6.600 căn hộ.
Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản đề xuất 30 danh mục dự án nhà ở xã hội và dự án chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội để Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại được giao triển khai thực hiện việc cho vay xem xét, thẩm định theo quy định.

 

Đã có 47 dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi thành nhà ở xã hội (ảnh minh họa)

Đến thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản xác nhận đăng ký hợp đồng cho vay đối với 02 doanh nghiệp (Công ty cổ phần Vicoland là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tại tỉnh Thừa Thiên - Huế với số tiền là 117,7 tỷ đồng và Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân là chủ đầu tư dự án chuyển đổi sang nhà ở xã hội tại TP Hồ Chí Minh với số tiền là 540 tỷ đồng); ngoài ra đã giải ngân cho Công ty cổ phần Vicoland với số tiền là 34 tỷ đồng.

Đối với hộ gia đình, cá nhân, các ngân hàng thương mại đã giải ngân được khoảng 11 tỷ đồng cho 56 khách hàng.

Hiện nay, các ngân hàng được giao thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP đã nhận được nhiều hồ sơ xin vay và đang tích cực triển khai tiến hành việc thẩm định để cho vay theo quy định.

Làm rõ việc sử dụng nguồn vốn 30 nghìn tỷ đồng

Cũng tại báo cáo này, Bộ Xây dựng đã làm rõ quan điểm của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đã trả lời trên báo chí rằng: “Xây dựng nhà ở xã hội là rất đáng hoan nghênh nhưng phải sử dụng nguồn vốn khác. Theo Nghị quyết số 02/NQ-CP thì gói 30.000 tỷ đồng chỉ dùng để giải phóng hàng bất động sản tồn kho, tạo điều kiện cho đối tượng chính sách, dân nghèo tiếp cận được nhà ở dưới 70 m2, giá dưới 15 triệu đồng/m2”.

Bộ Xây dựng khẳng định ý kiến này là không đúng với nội dung quy định của Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ. Bởi Nghị quyết 02 đã quy định rõ đối tượng được vay vốn của gói tín dụng 30.000 tỷ đồng từ nguồn cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước là hộ gia đình, cá nhân được vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.

Nghị quyết cũng quy định đối tượng được vay vốn là doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp chuyển đổi công năng dự án nhà ở thương mại sang thành nhà ở xã hội.

Trước ý kiến về việc chỉ nên dành gói hỗ trợ 30.000 tỷ để hỗ trợ việc giải phóng hàng tồn kho bất động sản và cho các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quy mô dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 đang xây dựng được vay, Bộ Xây dựng cũng cho rằng việc này không phù hợp với Nghị quyết 02.

Bởi theo Bộ Xây dựng, hàng tồn kho bất động sản không chỉ bao gồm các sản phẩm nhà ở thương mại đã hoàn thành hoặc đang xây dựng dở dang mà còn bao gồm cả các dự án đã triển khai việc giải phóng mặt bằng, đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật hoặc đã đầu tư xây dựng một phần công trình...

Hầu hết các dự án nhà ở xã hội được triển khai đều được xây dựng trên quỹ đất 20% của các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới. Để có quỹ “đất sạch” 20%, các doanh nghiệp (và cả khách hàng góp vốn) đã đầu tư chi phí để giải phóng mặt bằng, đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu.

“Như vậy, việc sử dụng gói hỗ trợ để cho vay đối với các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội là giải pháp nhằm thực hiện “mục tiêu kép”, đó là vừa góp phần giải quyết nhà ở cho các đối tượng gặp khó khăn, đồng thời vừa giải quyết tồn kho bất động sản, vật liệu xây dựng và các hàng hoá khác” – đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng khẳng định.

Nguồn : Dân Trí





Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 162
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
158
159
160
161
162
Next
Last
* Siêu dự án trung tâm thương mại đi vào hoạt động
* Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước làm CEO Vietcombank
* '11 đại gia nộp thiếu chứ không trốn thuế 10 tỷ đồng'
* M&A: Xu hướng tất yếu để nâng giá trị và lợi thế dự án BĐS
* Chủ đầu tư nghẹn ngào "ôm" suất ngoại giao cho sếp lớn
* Đi tìm con số thực nợ xấu bất động sản
* Dự án Splendora: Vẫn "đỏ mắt" chờ đối tác
* 'Cò' dự án VP5 Linh Đàm hạ giá chênh hàng chục triệu đồng
* Dự án The Vista áp dụng tiêu chuẩn sống của Singapore
* 56 cá nhân được vay vốn từ gói 30.000 tỷ
First
Prev
Page 1 of 108
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
104
105
106
107
108
Next
Last