Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
Lùi thời gian trình việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai
Chiều 11-6, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thư viện và thông qua 2 nghị quyết.
 

Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình) phát biểu.  Ảnh: Viết Chung

Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình) phát biểu. Ảnh: Viết Chung

Chưa chuẩn bị kịp

Theo nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017, tổng số thu cân đối NSNN là 1.683.045 tỷ đồng, bao gồm số thu chuyển nguồn từ năm 2016 sang năm 2017, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2016, thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật NSNN; tổng số chi cân đối NSNN là 1.681.414 tỷ đồng, bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2017 sang năm 2018. Bội chi NSNN là 136.963 tỷ đồng, bằng 2,74%GDP, không bao gồm kết dư ngân sách địa phương. Tổng mức vay của NSNN để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 283.981 tỷ đồng.

Nghị quyết giao Chính phủ có biện pháp quyết liệt, đồng bộ để chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; khắc phục triệt để, không để tiếp diễn tình trạng tồn đọng các dự án đầu tư công đã hoàn thành nhưng chậm phê duyệt quyết toán; xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước 31-12-2014; cương quyết không để phát sinh thêm nợ đọng xây dựng cơ bản và xử lý nghiêm các đơn vị, địa phương vi phạm; kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm trong quản lý, sử dụng NSNN và báo cáo Quốc hội danh sách, mức độ sai phạm, hình thức xử lý, kết quả xử lý vi phạm trong việc quản lý, sử dụng NSNN niên độ 2017 khi trình báo cáo quyết toán NSNN năm 2018.

Cùng với đó, Quốc hội cũng biểu quyết thông qua Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019. Đáng chú ý, tại kỳ họp thứ 9, Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho ý kiến về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai. Trước đó, nhiều đại biểu (ĐB) không đồng tình với đề nghị của Chính phủ là lùi thời gian trình luật này sang kỳ họp thứ 9, vì đất đai đang là lĩnh vực nóng bỏng, cần sửa luật sớm. Tuy nhiên, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, thời gian từ nay đến kỳ họp thứ 8 của Quốc hội chỉ còn khoảng 4 tháng, trong khi khối lượng công việc phải thực hiện theo quy định rất nhiều.

Qua rà soát, kiểm tra tiến độ chuẩn bị dự án luật này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy cần phải có thêm thời gian để nghiên cứu, thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng; tổng kết, đánh giá thực trạng pháp luật và nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ hơn một số chính sách mới phát sinh trong quá trình soạn thảo nhằm bảo đảm chất lượng, tính khả thi của dự án luật. Vì vậy, đề nghị Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 và thông qua tại kỳ họp thứ 10.

Có cơ chế để phát triển thư viện tư nhân

Cũng chiều 11-6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thư viện. Thảo luận về dự án luật, các ĐB đều nhất với sự cần thiết ban hành luật này. ĐB Tạ Minh Tâm (Tiền Giang) đề nghị ban soạn thảo đánh giá để chỉ ra nguyên nhân vì sao thiết chế thư viện vẫn kém phát triển trong thời gian qua, từ đó đưa ra chính sách phát triển thiết chế thư viện trong thời gian tới cho phù hợp. “Cần dự báo khả năng thu hút các nguồn đầu tư để phát triển thư viện tư nhân, phục vụ nhu cầu phát triển văn hóa, thông tin của xã hội của các vùng và các địa bàn dân cư. Xác định rõ cơ chế tài chính, mức độ tài chính, tự chủ tài chính, đào tạo nhân lực của các thư viện công lập khi mới ra đời để tránh tình trạng thiếu kinh phí hoạt động, lạc hậu về nguồn tài liệu”, ĐB Tạ Minh Tâm nói. ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) cũng nêu: Thư viện có vai trò quan trọng trong phát triển văn hóa, giáo dục, phát triển con người. Do đó, cần quy định và phân biệt sự đầu tư của nhà nước ở 3 mức độ: ưu tiên, bảo đảm, hỗ trợ. Đặc biệt, cần quy định rõ cơ chế để phát triển thư viện trường học, vì có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi học sinh, sinh viên.

Cần đảm bảo quyền lợi cho người tham gia lực lượng dự bị động viên

Trước đó, sáng 11-6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Lực lượng dự bị động viên (LLDBĐV). Theo ĐB Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình), quân nhân khi xuất ngũ về địa phương, làm việc cho doanh nghiệp, mỗi lần huy động LLDBĐV sẽ gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Quân nhân dự bị trong thời gian huấn luyện bị doanh nghiệp cắt việc làm, gây khó khăn cho người đó; còn nếu chống lại việc huy động LLDBĐV thì lại bị xử lý. Nêu thực tế ở miền Trung, ĐB Nguyễn Phương Tuấn cho biết, có những người xuất ngũ, mới có công ăn việc làm, được huy động để đi huấn luyện và khi huấn luyện xong trở về thì thất nghiệp. Dự luật cũng không thấy có quy định cơ quan nhà nước nào bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp khi người lao động được huy động huấn luyện.

Còn theo ĐB Nguyễn Văn Chương (TPHCM), dự luật chưa có ràng buộc trách nhiệm, chế tài với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI khi họ không tạo thuận lợi cho việc huy động LLDBĐV. Trong khi đó, LLDBĐV ở các doanh nghiệp này sẽ càng đông vì doanh nghiệp nhà nước sẽ ít đi do cổ phần hóa. Khi thay đổi chủ sở hữu, quan hệ giữa chủ doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI khác với quan điểm của doanh nghiệp nhà nước trong ứng xử với người được huy động. Theo phản ánh từ ban chỉ huy quân sự nhiều địa phương, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI không sẵn sàng cho người làm việc đi huấn luyện, nếu đi thì sẽ mất việc làm khi về.

Thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh cũng cho biết, một số ý kiến trong ủy ban đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền huy động LLDBĐV đối với các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI, khu công nghiệp có người lao động là quân nhân dự bị để bảo đảm việc chỉ huy, huy động, sử dụng LLDBĐV tại chỗ được thuận lợi, kịp thời.

 

 

Nguồn: SGGPO





Ý kiến của bạn


* NGHỊ ĐỊNH 06/2020/NĐ-CP SỬA ĐỔI QU ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
* NGHỊ ĐỊNH 10/2021/NĐ-CP NGÀY 09/02/2021 VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
* NGHỊ ĐỊNH 12/2021/NĐ-CP NGÀY 24/02/2021 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁ VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ
* GIÁ NƯỚC SẠCH, NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ
* VĂN BẢN HỢP NHẤT NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
* QUYẾT ĐỊNH 07/2021-UBND NGÀY 26/04/2021 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
* NGHỊ ĐỊNH 12/2021/NĐ-CP SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH 89/2013/NĐ-CP NGÀY 06/08/2013
* THÔNG TƯ 28/2021/TT-BTC ngày 07/04/2021 VỀ TIÊU CHUẨN THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM SỐ 12
* QUYẾT ĐỊNH 65/QĐ-BXD BAN HÀNH SUẤT VỐN ĐẦU TƯ NĂM 2020 CỦA BỘ XÂY DỰNG
* QUYẾT ĐỊNH 02/2020/QĐ-UBND VỀ BẢNG GIÁ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM GIAI ĐOẠN 2020-2024
First
Prev
Page 1 of 5
[1]
2
3
4
5
Next
Last
* Ban hành phương án thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019
* Kiểm tra việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp
* Ban hành Quy định về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019
* 4 trường hợp mua bán đất đai không công chứng được cấp Sổ đỏ
* Hướng dẫn thủ tục xin thông tin đất đai
* Điều kiện nào sẽ được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất?
* 5 Điểm quan trọng nhất cần biết năm 2019 trong Luật đất đai 45/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2014.
* Trích dẫn một số nội dung trong Quyết định 51/2014/QĐ-UBND về giá các loại đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
* Trích dẫn 1 số nội dung trong thông tư liên tịch số: 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC ngày 28/03/2014
* Công văn 3425 hướng dẫn TT 36/TT-BTNMT
First
Prev
Page 1 of 10
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Next
Last