Quy hoạch khu trung tâm Tp.HCM: Hiện thực hoá ý tưởng không dễ | Việc
ưu tiên thiết kế các dãy nhà cao tầng chạy dọc bờ tây sông Sài Gòn từ
cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận vô hình trung đã tạo ra bức tường chắn gió
và hơi nước từ sông Sài Gòn thổi sâu vào thành phố. Ảnh: Lê Hồng Thái |
Kết quả trưng cầu ý kiến có thể bị hạn chếCho
đến nay, Tp.HCM vẫn chưa có được một trung tâm triển lãm và trưng bày
mô hình quy hoạch cho nhân dân đến tham quan và góp ý. Nên biết rằng ở
Seoul, Singapore, Thượng Hải, Kuala Lumpur... đều có những khu trưng bày
rất rộng lớn và hiện đại. Tất cả các thông số kỹ thuật và chỉ số kinh
tế – xã hội như mật độ dân số, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều
cao công trình, các khối công trình, cây xanh, mặt nước, giao thông...
đều được hiển thị một cách công khai và rõ ràng. Người xem chỉ việc bấm
nút chỉ dẫn hay tra cứu trên các màn hình cảm ứng sẽ có được thông tin
mình muốn biết. Điều này giúp cho người dân đưa ra các ý kiến nhận xét,
góp ý một cách đúng đắn mà không võ đoán, mơ hồ.
Quy hoạch đô thị
là một hoạt động chuyên môn rất phức tạp, người không có chuyên môn rất
khó nhận biết. Do vậy những mô hình 3D, sơ đồ, hình ảnh giúp cho người
dân bình thường nhận ra điều mình muốn biết. Hơn nữa, các mô hình 3D như
thế giúp cho công tác quản lý đô thị hữu hiệu. Chẳng hạn, người ta chỉ
cần đặt một công trình dự định xây mới vào một địa điểm trên mô hình thu
nhỏ theo đúng tỷ lệ, sẽ biết ngay nó có phù hợp hay không về cảnh quan,
môi trường, mỹ thuật, an ninh quốc phòng; sự xuất hiện của nó có phá
hỏng không gian truyền thống hiện hữu và có góp phần tạo ra sự quá tải
về dân số, cơ sở hạ tầng xã hội (bệnh viện, nhà trẻ, trường học, chợ
búa, công viên…) và cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, thu gom rác
thải…) hay không.
Ở Tp.HCM, một khu triển lãm tương tự như thế
hiện mới được dự tính đặt ở Thủ Thiêm và trong tháng 7 này mới khởi động
cuộc thi thiết kế, hy vọng đến năm 2014 xây xong, và nếu thuận lợi phải
đến 2017 mới hoàn thiện tất cả các hạng mục để đưa vào sử dụng. Chính
vì chưa có được khu triển lãm này mà kết quả cuộc trưng cầu ý kiến ít
nhiều sẽ bị hạn chế. Có lẽ ngoài hội Kiến trúc sư, hội Quy hoạch ra thì
các đoàn thể, hội đoàn khác như hội Sử học, hội Khoa học kỹ thuật, hội
Nông dân… rất khó để nắm bắt được tường tận các ý tưởng, các quan điểm,
các tiêu chuẩn kỹ thuật, các dụng ý sâu xa của các nhà tư vấn Nhật Bản. Cần có sự tham gia của người dân
Trong
quá khứ việc hình thành một “pháo đài”, một thành phố, một công trình
hoành tráng là do một cá nhân nào đó có quyền lực quyết định. Tuy nhiên,
khi mà năm đô thị trở thành một xu hướng chủ đạo thì các cá nhân chính
trị, các chuyên gia chưa đủ mà cần phải có sự đồng tham gia của người
dân. Chỉ khi nào người dân được trao quyền thì khi đó họ mới thực sự trở
thành “chủ nhân” của thành phố, còn khi nào họ nghĩ rằng công cuộc
chỉnh trang đô thị này là của các vị lãnh đạo, của các nhà quy hoạch thì
không thể nói đến “phát triển bền vững”.
Những ý kiến chưa đồng tìnhĐơn
vị tư vấn cho khu trung tâm 930ha là Nikken Sekkei của Nhật Bản. Đề án
của họ đạt giải nhất trong cuộc thi thiết kế về trung tâm thành phố, sau
nhiều lần chỉnh sửa, sản phẩm cuối cùng của họ được coi là khá hoàn
chỉnh.
Nhưng nhiều kiến trúc sư vẫn có những ý kiến chưa đồng
tình. Chẳng hạn các kiến trúc sư cho rằng việc ưu tiên thiết kế các dãy
nhà cao tầng chạy dọc bờ tây sông Sài Gòn từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân
Thuận vô hình trung đã tạo ra bức tường chắn gió, hơi nước từ sông Sài
Gòn thổi sâu vào thành phố. Điều này sẽ làm cho các khu dân cư bên trong
bị bức bối trong mùa khô, và tước mất cơ hội ngắm cảnh đẹp của sông Sài
Gòn từ bên trong. Dường như điều này hơi nghịch với nguyên lý thiết kế
thấp từ bờ sông và cao dần vào bên trong. Lại có ý kiến khác cho rằng
đối với một khu vực năng động như trung tâm Tp.HCM thì quy hoạch càng
chi tiết, các quy chuẩn càng cứng lại càng mau lạc hậu và dễ dàng bị phá
vỡ.
Sau hơn một năm nghiên cứu công phu và toàn diện về tất cả
các mặt, đơn vị tư vấn đã áp vào một hệ thống các chỉ tiêu kiến trúc,
xây dựng và xã hội theo chuẩn quốc tế. Có thể nói đó là những quy chuẩn
rất lý tưởng nhưng không dễ thực hiện trong bối cảnh của thành phố. Nếu
trung thành với các chỉ tiêu kỹ thuật mà đơn vị tư vấn đưa ra, thì không
thể xây thêm bất cứ một toà cao ốc hay chung cư cao tầng nào nữa, và
nhiều khu vực phải giảm dân số xuống 1/3! Các phương tiện giao thông
phải giảm mạnh, trong khi thực tế lại không thể cho phép hiện thực hoá
những ý tưởng này.
Chẳng hạn nếu không xây chung cư cao tầng ở
những khu dân cư nghèo như Mả Lạng, Nguyễn Cư Trinh, Cầu Muối, Tôn Đản
thì sẽ không có nhà đầu tư nào chịu đến, và như thế sẽ không bao giờ cải
tạo được diện mạo cũng như nâng cao chất lượng sống của dân cư. Hơn thế
nữa nhiều dự án đầu tư chuẩn bị nhiều năm nay sẽ bị đổ vỡ.
Không
phải không có lý khi mà nhiều nhà quy hoạch cho rằng cái quan trọng
nhất chính là việc đưa ra được các nguyên tắc phát triển, các định hướng
hợp lý cho các khu chức năng, cho các ô phố và xây dựng các thể chế
khung. Cùng với đó là các phần “mềm” được phép linh hoạt mà không phá vỡ
nguyên tắc. Điều này giúp cho các nhà lãnh đạo thành phố nối tiếp nhau
theo nhiệm kỳ, biết cách ứng xử sao cho không phá vỡ các nguyên tắc cứng
mà lại có thể linh hoạt trong các tình huống cụ thể.
|