Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
BĐS là lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn nhất 2012
 
BĐS là lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn nhất 2012

Đó là kết quả khảo sát của Grant Thornton về mức độ hấp dẫn trong lĩnh vực đầu tư tư nhân ở Việt Nam trong 2012.

 

Kết quả khảo sát trên được nêu ra tại diễn đàn "BĐS 2012: Cơ hội từ khủng hoảng" ngày 24/4 tại Hà Nội. Các chuyên nhận định, thị trường BĐS bắt đầu bước vào chu kỳ phục hồi. Động thái hạ lãi suất từ phía ngân hàng trong thời gian qua là một trong các yếu tố tạo đà củng cố thêm cho những kỳ vọng về sự đi lên của thị trường BĐS thời gian tới.

 

thi truong nha o
BĐS là lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn nhất, dù mức độ hấp dẫn đã sụt giảm xuống thấp nhất so với 5 cuộc khảo sát trước đó.

 

Đánh giá động thái mở van tín dụng cho BĐS mới đây từ phía ngân hàng, các chuyên gia cho rằng, cho dù phía doanh nghiệp chưa thể tiếp cận được nguồn vốn lãi suất hạ nhưng động thái này trước hết đã giúp cải thiện niềm tin của thị trường. Thông tin tích cực là các ngân hàng có thể mở van tín dụng BĐS cho đối tượng vay cá nhân và sau đó góp phần kích cầu cho thị trường BĐS.

Tại diễn đàn, ông Cấn Văn Lực, cố vấn cao cấp HĐQT BIDV, trích kết quả khảo sát doanh nghiệp vừa và nhỏ gần đây của Ngân hàng ACB để nói về khó khăn tồn tại của doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Kết quả cho thấy có 36% doanh nghiệp được hỏi cho rằng, khó tiếp cận vốn vì lãi suất cao, trong khi 70% doanh nghiệp đề cập thủ tục vay vốn còn rườm rà.

Tuy nhiên, khảo sát của Grant Thornton trong quý IV/2011 về mức độ hấp dẫn trong lĩnh vực đầu tư tư nhân ở Việt Nam trong 2012 cho thấy, BĐS là lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn nhất, dù mức độ hấp dẫn đã sụt giảm xuống thấp nhất so với 5 cuộc khảo sát trước đó.

Cùng với những kỳ vọng của các chuyên gia về sự hồi phục của thị trường BĐS, báo cáo đánh giá của Ngân hàng HSBC Việt Nam về kinh tế vĩ mô và triển vọng thị trường tháng 4/2012 cũng cho thấy lãi suất cho vay sẽ giảm mạnh trong nửa cuối năm.

Từ những cơ sở trên, các chuyên gia đặt kỳ vọng cho một chu kỳ phát triển mới của thị trường BĐS. Nhưng, để có thể thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh của thị trường này, đại diện Hiệp hội BĐS Việt Nam kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước nên tăng cường thúc đẩy quá trình tái cơ cấu các khoản nợ của các doanh nghiệp BĐS, tập trung các doanh nghiệp có chỉ số tín nhiệm cao; có chính sách vay ưu đãi cho người tiêu dùng nhà ở thực sự; có các chính sách vay ưu đãi cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực vật liệu xây dựng để giảm chi phí đầu vào, góp phần hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm.

 

thi truong nha o
Doanh nghiệp và ngân hàng nên bắt tay nhau vượt khó (Ảnh minh họa)

Còn ông Lực từ BIDV đề xuất, Nhà nước cần cụ thể hóa và đẩy nhanh chương trình tái cơ cấu nền kinh tế; tiếp tục cải tiến môi trường kinh doanh; xem xét tiếp tục giảm thuế, miễn một số thuế và phí; tạo hành lang pháp lý và nâng cao vai trò tổ chức mua - bán nợ xấu; giãn lộ trình tăng các chi phí đầu vào (xăng, điện...).

Sở dĩ ông Lực đưa ra đề xuất trên bởi môi trường kinh doanh của Việt Nam được cho là xấu đi, tụt 8 bậc từ thứ 90 năm 2011 xuống 98/183 năm 2012 theo số liệu từ báo cáo của Ngân hàng Thế giới được ông Lực nêu ra tại diễn đàn. Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký nếu không có dự án có sự tham gia của nhà đầu tư Nhật Bản tại Bình Dương thì giảm đáng kể trong các tháng đầu năm của năm 2012 (FDI vào BĐS quý I/2012 chiếm 45,5%).

Ông Lực còn cho rằng, các cơ quan liên quan cần xem xét sớm thành lập các quỹ đầu tư BĐS như quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ tín thác BĐS. Phía doanh nghiệp cũng phải tái cơ cấu, cắt giảm chi phí, tăng năng suất lao động...; đa dạng hóa nguồn vốn và tận dụng mọi nguồn vốn khác.

Để hỗ trợ cho sự phục hồi của thị trường BĐS, ông Tống Văn Nga, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, Chính phủ cần sửa đổi Nghị định 69 về quy hoạch sử dụng đất để nhanh chóng đưa giá đất về sát với thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp và ngân hàng nên bắt tay nhau vượt khó.

Trước những nỗ lực từ nhiều phía với mong muốn có thể giải cứu thị trường này, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Nguyễn Trọng Ninh cho biết, trong quý II này, Bộ sẽ trình Chính phủ đề án cho phép xây dựng căn hộ 25 m2 trở lên với số lượng nhất định trong dự án, khuyến khích phát triển quy mô nhỏ.

Trước đó, Cục Quản lý nhà đã được Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng đề án quản lý việc đầu tư xây dựng các khu đô thị, chung cư, trong đó nội dung quan trọng là bắt buộc các chủ đầu tư phải có từ 15 - 20% lượng căn hộ chung cư có diện tích từ 25 - 40 m2.

 

Khánh Hoà

Tintucnhadat.net - Theo Dothi





Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 226
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
222
223
224
225
226
Next
Last
* Giá bất động sản vẫn cao
* Đề xuất 112 tuyến đường không được kinh doanh trên vỉa hè
* Thị trường bất động sản: Còn khó khăn dài hơi
* Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường
* Tiềm năng và thách thức trên thị trường BĐS Tp HCM
* TP.HCM: 190 triệu mua căn hộ ở trung tâm Chỉ với khoảng 190-331 triệu đồng, người tiêu dùng có thể sở hữu một căn hộ mới tinh trong thời gian 6-12 năm. Hay chỉ với 5 triệu đồng/tháng, trả góp sau mộ
* Dự án nhà tái định cư: Hầu hết đều chậm tiến độ
* Dòng tiền đang hướng vào bất động sản
* Bất động sản có liều thuốc cấp cứu
* Cơ hội thấy rõ nhưng thị trường BĐS khó hồi phục nhanh
First
Prev
Page 1 of 45
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
41
42
43
44
45
Next
Last