Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
Vừa tăng giá điện, EVN được nâng vốn điều lệ lên 160.000 tỷ đồng
Thứ Tư, 18/03/2015 - 08:32

Vừa tăng giá điện, EVN được nâng vốn điều lệ lên 160.000 tỷ đồng

Dân trí Thủ tướng đã duyệt phương án tăng vốn điều lệ cho Công ty mẹ EVN thêm khoảng 16.600 tỷ đồng, lấy từ Quỹ đầu tư phát triển; vốn đầu tư do quyết toán các dự án xây dựng cơ bản hoàn thành, vốn nhà nước do nhận bàn giao tài sản từ bên ngoài và nguồn vốn khác.

Trong năm 2015 này, EVN sẽ phải thoái vốn khỏi một loạt các lĩnh vực ngoài ngành
Trong năm 2015 này, EVN sẽ phải thoái vốn khỏi một loạt các lĩnh vực ngoài ngành

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt phương án điều chỉnh vốn điều lệ của Công ty mẹ - Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) từ mức 143.404 tỷ đồng lên 160.000 tỷ đồng .
 
Nguồn bổ sung vốn điều lệ tăng thêm từ Quỹ đầu tư phát triển; vốn đầu tư do quyết toán các dự án xây dựng cơ bản hoàn thành; vốn nhà nước do nhận bàn giao tài sản từ bên ngoài (tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn) và nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
 
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn EVN thực hiện cụ thể.
 
Hội đồng thành viên EVN có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc quản lý, sử dụng vốn điều lệ của EVN, đảm bảo hiệu quả và bảo toàn vốn; đồng thời có giải pháp tạo nguồn bổ sung vốn điều lệ theo quy định.

Trước đó, Chính phủ cũng đã ban hành riêng một Quy chế quản lý tài chính cho EVN. Trong đó cho phép EVN được quyền chủ động sử dụng số vốn nhà nước đầu tư, các loại vốn khác vào hoạt động kinh doanh theo quy định song yêu cầu EVN phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay cho chủ nợ đã cam kết.

Việc huy động vốn của EVN phải đảm bảo hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần, bao gồm cả các khoản bảo lãnh vay vốn đối với doanh nghiệp có vốn góp của EVN.

Chính phủ cũng cấm EVN không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ...

Trong năm 2014, với hoạt động thoái vốn ngoài ngành, EVN đã thu được tổng cộng gần 1.000 tỷ đồng. Trong đó, hai công ty bất động sản là Công ty BĐS Sài Gòn Vina và Công ty BĐS Miền Trung đã thoái được 100% vốn.

Sắp tới EVN sẽ tiếp tục thoái vốn tại Ngân hàng An Bình (EVN còn sở hữu 16%); Công ty Chứng khoán An Bình và Công ty tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance).
 
Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN được Chính phủ ban hành, ngành, nghề kinh doanh chính của EVN là sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hoá thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện.
 
Trong giai đoạn 2011 - 2015, tổng nhu cầu đầu tư của Tập đoàn ở mức 501.470 tỷ đồng (bình quân trên 100.000 tỷ đồng/ năm); trong đó, nhu cầu vốn đầu tư thuần là 378.800 tỷ đồng (đầu tư cho các dự án nguồn điện 225.282 tỷ đồng, chiếm 59,6%) và phần trả nợ gốc và lãi vay lên tới 130.668 tỷ đồng.
 
Phần trả nợ gốc và lãi vay của EVN trong giai đoạn 2016-2020 dự kiến khoảng 198.000 tỷ đồng và tổng hợp cả giai đoạn 2011-2020 là 330.500 tỷ đồng.

Theo ông Dương Quang Thành - Phó Tổng giám đốc EVN, đến nay, hầu hết các ngân hàng trong nước cho EVN vay vốn đều đã vượt giới hạn mức tín dụng đối với một khách hàng hoặc nhóm khách hàng. Vì vậy, mỗi khi các ngân hàng muốn cho EVN vay thêm đều phải trình Thủ tướng Chính phủ cho phép.

EVN đã kiến nghị Chính phủ tiếp tục cho phép các Ngân hàng thương mại cho EVN vay vốn mà không bị giới hạn tỷ lệ 15% vốn tự có đối với một khách hàng và 25% vốn tự có đối với nhóm khách hàng.

Từ năm 2012, EVN đã bắt đầu có lãi, năm ngoái Tập đoàn này lãi khoảng 300 tỷ đồng song vừa rồi Chính phủ vẫn phê duyệt cho phép Tập đoàn này tăng giá bán điện bình quân thêm 7,5% để nhằm bù đắp một phần cho khoản lỗ tỷ giá hơn 8.800 tỷ đồng còn treo lại từ những năm trước. Đồng thời cho biết, nếu không tăng giá bán, EVN có thể bị lỗ khoảng 12.000 tỷ đồng trong năm nay.

Bích Diệp




Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 72
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
68
69
70
71
72
Next
Last
* Giá dầu tiếp tục phá đáy
* Chủ đầu tư bất động sản "ôm" 30 tỉ biến mất tăm?
* Dính vào Sacombank, NamABank: Eximbank tuột dốc
* "Xăng đáng lẽ ra phải tăng 3.500 đồng/lít"
* Ngân hàng tăng thêm giá bán USD
* Xua tan mọi nỗi lo khi mua căn hộ
* Giá vàng phát tín hiệu tăng
* Điện tăng mạnh, lạm phát sẽ trở lại?
* EVN có thể lãi 1.500 tỷ đồng nhờ tăng giá điện
* Techcombank lọt vào Top 3 nơi làm việc tốt nhất trong ngành ngân hàng
First
Prev
Page 1 of 199
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
195
196
197
198
199
Next
Last