Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
Ưu tiên các dự án cấp bách chống sạt lở bờ sông

Ưu tiên các dự án cấp bách chống sạt lở bờ sông

30/09/2011
Ngày 24-9, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Minh Trí cùng đoàn công tác của UBND TP, các sở, ngành, quận, huyện liên quan đã đi kiểm tra các đoạn bờ sông xung yếu có nguy cơ sạt lở cao trong mùa mưa bão sắp tới. Tại buổi kiểm tra, Phó Chủ tịch Lê Minh Trí cho biết, trong thời gian tới thành phố sẽ ưu tiên ghi vốn để thực hiện các dự án chống sạt lở bờ sông mang tính cấp bách, nhằm bảo vệ tài sản và tính mạng cho người dân.


Khu vực bờ sông rạch Xóm Củi xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh TPHCM vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao.

Nguy cơ sạt lở cao

Dự án cấp bách chống sạt lở khu vực kênh Thanh Đa dù được khởi động từ năm 2007 nhưng đến nay cũng chỉ mới thực hiện đoạn 1.1, còn đoạn 1.3 đang trong giai đoạn thi công và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 11 tới. Riêng đoạn 1.2 và 1.4 do đang vướng mặt bằng và nguồn vốn nên công trình chưa thể triển khai thi công.

Theo ghi nhận của PV, hiện nay tại 2 đoạn 1.2 và 1.4 tình trạng bờ sông đang bị xói mòn, khoét sâu vào bên trong khu vực nhà dân và có nguy cơ xảy ra sạt lở bất cứ lúc nào. Tại đây, trong lúc chờ dự án triển khai, nhiều hộ phải dùng bao cát đắp tạm để chống nước xói mòn gây sạt lở.

Chị Nguyễn Thị Hoa, nhà số 61B, đường số 3, phường 27, Bình Thạnh bức xúc: “Việc nhà nước đầu tư xây dựng bờ kè bảo vệ tài sản và tính mạng cho người dân chúng tôi rất mừng. Tuy nhiên, gia đình chúng tôi ở đây được 20 năm nay, nhưng khi địa phương tiến hành áp giá đền bù giải tỏa chỉ tính mức hỗ trợ 20%-30%, trong khi đó một số hộ mới đến ở lại được hỗ trợ 100%. Thử hỏi với mức hỗ trợ bồi thường giải tỏa như vậy làm sao người dân chấp nhận di dời được?”.

Còn tại khu vực bờ sông Rạch Dơi (thuộc ấp 4, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè) và rạch Xóm Củi (thuộc ấp 4, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh), ông Nguyễn Văn Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Bình Chánh, cho biết, khu vực bờ sông rạch Xóm Củi vừa xảy ra sạt lở lớn và hiện vẫn còn nguy cơ sạt lở cao, do đây là khu vực có nhiều sà lan lớn ra vào làm nước đánh dạt mạnh vào hai bên bờ sông gây xói mòn.

Sớm triển khai các dự án mang tính cấp bách

Dù nguy cơ sạt lở bờ sông hiện nay trên địa bàn TPHCM rất đáng báo động, thế nhưng hiện nay số lượng công trình, dự án chống sạt lở bờ sông lại rất khiêm tốn về số lượng. Trong khi đó, một số dự án được phê duyệt đầu tư lại đang phải nằm trong tình cảnh chờ mặt bằng và vốn. Cụ thể, tại dự án cấp bách chống sạt lở khu vực kênh Thanh Đa đoạn 1.2 và 1.4, đại diện UBND quận Bình Thạnh cho biết tổng số hộ dân bị ảnh hưởng phải giải tỏa để thực hiện dự án là 164 hộ. Tuy nhiên, hiện nay chỉ mới có 50% hộ dân chấp nhận phương án đền bù giải tỏa và bàn giao mặt bằng cho địa phương. Nguồn vốn đầu tư dự án hiện vẫn chưa được UBND TP bố trí.

Tương tự, dự án chống sạt lở bờ sông khu vực Rạch Dơi (Nhà Bè) dù được lập hồ sơ thiết kế đầu tư từ năm 2009, nhưng do chưa được bố trí nguồn vốn nên chưa thể triển khai thi công. Theo Sở GTVT, sắp tới nếu TP ghi vốn đầu tư bắt buộc phải thiết kế dự án lại cho phù hợp với thực trạng hiện nay. Bởi lẽ, tại khu vực này đã xảy ra 2 vụ sạt lở bờ sông vào năm 2009 và cuối tháng 8-2011 nên dự án có nhiều thay đổi.

Trong khi đó, tại khu vực bờ rạch Xóm Củi (thuộc ấp 4, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) đến nay vẫn chưa có dự án đầu tư xây dựng hệ thống bờ kè do nằm trong khu quy hoạch khu B dự án khu Nam Sài Gòn.

Sau khi kiểm tra thực địa các khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông nói trên, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Minh Trí cho biết, sau chuyến khảo sát lần này UBND TP sẽ có cuộc họp bàn với các sở, ngành, đơn vị và UBND các quận, huyện liên quan trên địa bàn TP để có cái nhìn tổng thể, qua đó có hướng giải quyết phù hợp cho từng dự án.

Tuy nhiên, để đảm bảo tài sản và tính mạng cho người dân, trước mắt UBND TP sẽ ưu tiên ghi vốn để thực hiện các dự án chống sạt lở bờ sông mang tính cấp bách. Ngoài ra, ông Trí cũng đề nghị UBND các quận, huyện có dự án đầu tư cần sớm hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để bàn giao cho chủ đầu tư triển khai thi công. Riêng đối với những vấn đề vướng mắc trong chính sách bồi thường giải tỏa, các địa phương cần xem xét xử lý sao cho hài hòa giữa lợi ích người dân và nhà nước.

Ngoài ra, các đơn vị chịu trách nhiệm lập hồ sơ thiết kế dự án cần tính toán kỹ yếu tố địa chất để công trình mang tính bền vững lâu dài. Riêng đối với khu vực bờ sông rạch Xóm Củi (Bình Chánh), Sở GTVT cần phối hợp với UBND huyện Bình Chánh và Ban quản lý khu Nam Sài Gòn cần lập ngay dự án đầu tư xây dựng bờ kè riêng, không thể chờ quy hoạch tổng thể xây dựng dự án chung.

ThinhVuongcorp - Theo SGGP

 



Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 247
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
243
244
245
246
247
Next
Last
* 50 tỷ đôla cho chương trình phát triển đô thị quốc gia
* Nhiều doanh nghiệp xin được xây căn hộ mini
* Chỉ có 15% sàn bất động sản minh bạch
* Dự kiến nâng hạng 123 đô thị
* Thị trường khách sạn tại TP HCM: Nhiều “sao” lên ngôi
* Vùng đất cao, địa chất tốt: Đã hấp dẫn hơn với nhà đầu tư
* Khởi động lại dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa
* Luật kinh doanh BĐS: “Nóng” vấn đề vốn pháp định
* Bất động sản: Nên mua hay bán ở thời điểm này?
* Tác động mạnh tới thị trường bất động sản
First
Prev
Page 1 of 24
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
20
21
22
23
24
Next
Last