Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
'Biết thừa' không kịp, doanh nghiệp vẫn phải tái cơ cấu
Thứ bảy, 7/6/2014 | 09:05 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|Print

'Biết thừa' không kịp, doanh nghiệp vẫn phải tái cơ cấu

Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho rằng tiến độ phê duyệt đề án tại nhiều đơn vị còn chậm, thực hiện chưa quyết liệt... là những lý do làm chậm quá trình tái cơ cấu chung.

Phát biểu tại Hội thảo Phát huy vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tổ chức chiều 6/6, ông Phạm Xuân Cảnh – Phó Bí thư Đảng ủy tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nhận định quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn do những bất cập về thể chế, cơ chế thực hiện, dù rằng đề án đã được phê duyệt trước đó.

hoi-thao-3990-1402072180.jpg

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cho rằng vai trò nòng cốt của doanh nghiệp Nhà nước phải được thể chế hóa và hiện thực hóa.

Theo vị lãnh đạo này, đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt 2 năm, nhưng đến nay, nhiều người đã "biết thừa" rằng không thể hoàn thành đúng tiến độ (đến hết năm 2015).

Theo Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ, cả nước hiện có 85/91 tập đoàn, tổng công ty xây dựng đề án tái cơ cấu, nhưng mới có 68 doanh nghiệp đã được phê duyệt đề án.

Nguyên nhân đầu tiên là những văn bản quy định còn thiếu hoặc chưa rõ ràng. “Một số quy định đã ban hành nhưng thực tế chưa thúc đẩy được sản xuất kinh doanh, do vậy cần hướng dẫn để tạo đồng thuận, thực hiện tốt như quy định về mức lương của lãnh đạo, nộp lợi nhuận sau thuế…”, ông Cảnh nói.

Bên cạnh đó, tiến độ phê duyệt đề án tái cơ cấu tại một số đơn vị còn chậm. “Chúng ta xây dựng đề án thì ép tiến độ mà chưa lường hết những khó khăn. Có việc biết là khó, vướng mắc nhưng vẫn cứ trình trước, dẫn đến hiện nay đang tồn tại điểm nghẽn. Nhìn tổng thể chung thì không vấn đề gì nhưng đi vào cụ thể gặp khó khăn, mà ngay cả tập đoàn Dầu khí cũng vướng”, vị này phản ánh. Ngoài ra, ông cũng đánh giá việc thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành chưa thực sự quyết liệt, thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp mất nhiều thời gian…

Do vậy, để quá trình tái cơ cấu được khơi thông, lãnh đạo PVN nhấn mạnh phải gỡ vướng các điều trên. Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký phê duyệt tháng 7/2012. Văn bản yêu cầu đến hết năm 2015, tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các lĩnh vực không cần nắm cổ phần chi phối phải giảm dần, các doanh nghiệp cũng phải thoái vốn đầu tư ngoài ngành để tập trung hoạt động sản xuất linh doanh chính.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng lên kế hoạch phải cổ phần hóa xong 432 doanh nghiệp trong giai đoạn này. Tuy nhiên, tại một buổi tổng kết trong tháng 4/2014, ông Phạm Viết Muôn - Phó trưởng ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ tính toán nếu thực hiện đúng con số trên, mỗi ngày phải cổ phần hóa hơn một doanh nghiệp. “Trong 2 năm phải cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước là việc không hề dễ dàng”, vị này nói.

Thậm chí, nhà đầu tư nước ngoài cũng dè dặt với việc thực hiện thành công mục tiêu trên. ông Dominic Mellor - chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho rằng mục tiêu cổ phần hóa 432 doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn 2014 - 2015 là khá tham vọng, do nguồn lực đầu tư hiện còn yếu. Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá nhỏ, khó huy động đủ số vốn cần thiết cho chương trình cổ phần hóa.

Hết năm 2013, cả nước đã thực hiện sắp xếp được gần 6.400 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa trên 3.600 đơn vị, chuyển thành công ty TNHH một thành viên hơn 1.000 đơn vị và giao, bán hoặc giải thể gần 700 doanh nghiệp. Quá trình chuyển đổi này dẫn tới tỷ trọng đóng góp trong GDP của khối doanh nghiệp Nhà nước giảm từ 34,7% năm 2009 xuống 32,4% năm 2013.

Năm 2013, có 17/18 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước kinh doanh có lãi, tuy nhiên hiệu quả đóng góp của khu vực này chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ, trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ nhận định. Cụ thể, khu vực doanh nghiệp Nhà nước hiện sử dụng 70% đất đai và 70% viện trợ chính thức ODA trong khu vực sản xuất kinh doanh, 60% tín dụng của nền kinh tế nhưng chỉ đóng góp 32% tổng GDP cả nước. Một số doanh nghiệp còn yếu kém, làm ăn thua lỗ, có tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, gây thất thoát tài sản Nhà nước.

Huyền Thư





Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 102
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
98
99
100
101
102
Next
Last
* Giá vàng SJC tăng gần 200.000 đồng
* Tổng công ty Sông Hồng đình chỉ thi công công ty "bán thầu"
* Giá vàng thế giới tăng cao, chờ tin tốt
* Tạm ứng tiền bảo hiểm cho doanh nghiệp thiệt hại
* Giá USD hạ nhiệt
* Động thổ dự án lọc dầu 3,2 tỷ USD trong tháng 8
* Khó như tuyển nhân sự cấp cao
* Người nghèo phải đóng tiền điện nhiều hơn
* Vàng mất mốc 36 triệu đồng
* Vốn FDI vào Bình Dương tiếp tục tăng
First
Prev
Page 1 of 168
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
164
165
166
167
168
Next
Last