Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
Cần chính sách cho công nghiệp tái chế rác

Lâu nay vỏ hộp sữa bằng giấy sau khi sử dụng luôn bị vứt vào thùng rác, nhưng giờ nó trở thành nguyên liệu của một nhà máy ở tỉnh Bình Dương.

Không đủ nhu cầu


Nguồn giấy phế thải trong nước chỉ cung cấp được khoảng 20% nhu cầu - Ảnh: Mai Vọng 

Công ty giấy và bao bì Đồng Tiến (Bình Dương) đã đầu tư dây chuyền tái chế vỏ hộp sữa bằng giấy duy nhất tại VN, với công nghệ tách lấy phần nhôm nhựa từ trong vỏ hộp để sản xuất tấm lợp; thu hồi bột giấy để sản xuất giấy bề mặt cho thùng carton. Trong hộp sữa, 75% là giấy, 25% nhôm nhựa. Các nhà máy giấy từ lâu đã tái chế hộp sữa lấy bột giấy nhưng nhôm nhựa còn lại phải đem đi chôn lấp vì chưa có giải pháp tái chế 100%. Tập đoàn Tetra Pak đã hỗ trợ Công ty Đồng Tiến về mặt kỹ thuật và một phần tài chính ban đầu để làm mái lợp sinh thái từ 25% nhôm nhựa trong vỏ hộp sữa. Mỗi tấm lợp Nhà máy Đồng Tiến làm ra giúp tái chế khoảng 8.000 vỏ hộp sữa giấy.

Ông Nguyễn Phan Minh, đại diện Công ty CP đầu tư thương mại dịch vụ Tam Tân Quý - nhà phân phối độc quyền tấm lợp sinh thái Đồng Tiến, cho biết nhiều doanh nghiệp (DN) xây dựng nhà xưởng chọn tấm lợp sinh thái, do vậy lượng vỏ hộp sữa được thu mua hiện không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất tấm lợp. Trên cả nước trước đây có khoảng 20 trạm thu mua vỏ hộp sữa giấy để cung cấp cho nhà máy, nay tăng lên hơn 30 trạm nhưng cũng không đáp ứng nguyên liệu cho dây chuyền sản xuất 12.000 tấm lợp/tháng và các sản phẩm được tái chế từ vỏ hộp sữa như: ván ép, ván đúc... 

Rất nhiều DN khác trong nước cũng đang sử dụng nguồn nguyên liệu sản xuất từ rác. Ông Dương Văn Cào, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP giấy Xuân Đức, cho biết trước kia nguyên liệu chủ yếu của nhà máy là bột giấy từ gỗ, còn bây giờ là giấy phế thải. Tuy nhiên, nguồn giấy phế thải trong nước chỉ cung cấp được khoảng 20% nhu cầu, còn lại phải nhập từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore và các nước châu Phi. Đây là tình trạng chung của các nhà máy giấy tại VN.

Một mũi tên trúng nhiều đích

Ông Dương Văn Cào cho rằng nguồn nguyên liệu phế thải từ rác ở VN không phải là ít, nhưng việc tổ chức thu gom không có ai quan tâm, chủ yếu chỉ từ những vựa thu gom phế liệu nhỏ lẻ, do vậy nguồn cung không ổn định. Theo ông Phan Minh Nghĩa, Phó TGĐ Công ty CP Tập đoàn Tân Mai, nguyên nhân là VN hiện không có DN hoạt động chuyên nghiệp về thu gom, phân loại và phân phối nguyên liệu tái chế.

Ông David Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty TNHH xử lý chất thải rắn VN (VWS), cho hay ở các nước có các hiệp hội những DN chuyên về thu gom, phân loại rác tái chế để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, mang lại nguồn thu không nhỏ. Ông dẫn chứng, ngành công nghiệp tái chế nguyên liệu từ rác ở Mỹ tạo ra gần 460.000 việc làm, mang về trên 90 tỉ USD, nộp thuế 10,3 tỉ USD (theo một nghiên cứu của Viện Công nghệ tái chế phế liệu -  ISRI).

Để ngành giấy nói riêng và ngành công nghiệp có sử dụng nguyên liệu tái chế nói chung phát triển, theo ông Phan Minh Nghĩa, nhà nước cần quan tâm kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu, trong đó chú trọng nguồn nguyên liệu từ giấy phế thải trong nước; có chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp tái chế. Theo ông David Dương, quan trọng là cần có chính sách khuyến khích các DN thu gom và phân loại rác có thể tái chế, kể cả các DN sử dụng nguồn nguyên liệu từ rác tái chế. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên mà còn giải quyết được rất nhiều việc làm.

Hiệu quả lớn

Ông Phan Minh Nghĩa cho biết sản xuất giấy tái chế dùng ít năng lượng hơn nhiều so với sản xuất từ bột gỗ nguyên thủy. Trung bình cần khoảng 2,2 - 4,4 tấn gỗ để sản xuất được mỗi tấn bột giấy, trong khi chỉ cần 1,3 tấn giấy phế liệu sẽ cho ra 1 tấn bột giấy. Giấy có thể xoay vòng tái chế đến 6 - 7 lần, trong khi để thu hoạch gỗ, phải trồng rừng trong 7 - 8 năm. Do vậy, các nước tiên tiến sử dụng 100% nguyên liệu sản xuất giấy từ giấy tái chế.

Mai Vọng





Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 127
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
123
124
125
126
127
Next
Last
* Chênh lệch giá mua bán vàng còn 60.000 đồng/lượng
* Gần tết, vàng trầm lắng
* Vướng mắc gói 30.000 tỉ đồng: Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ
* Tồn kho bất động sản còn gần 100.000 tỉ đồng
* Doanh nghiệp IT Thái muốn thu hút nhân sự VN
* Điêu đứng vì hàng 'dỏm' Trung Quốc
* Vàng trong nước rút ngắn giá với thế giới
* Mua bán sáp nhập ngân hàng nóng vì nới room
* EVN lại đề nghị tăng giá điện
* Giải ngân thêm 170 tỷ đồng trong gói hỗ trợ nhà ở
First
Prev
Page 1 of 144
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
140
141
142
143
144
Next
Last