Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
Thất vọng với cổ tức
TT - Đã hết năm 2013 nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn trì hoãn việc trả cổ tức từ năm 2010 cho nhà đầu tư. Một số doanh nghiệp nhiều năm liền không chia cổ tức, trong khi nhiều doanh nghiệp khác khất lần khất hồi chuyện trả cổ tức.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán èo uột, cổ tức được coi là “niềm an ủi” với nhà đầu tư. Nhưng thực tế nhiều nhà đầu tư đã thất vọng vì cổ tức - Ảnh: T.Đạm


Dịp cuối năm thông thường là thời điểm các doanh nghiệp niêm yết tạm ứng cổ tức trong năm cho cổ đông và thanh toán cổ tức còn nợ của năm trước. Thế nhưng nhiều nhà đầu tư lại đang thất vọng với mức cổ tức nhận được quá thấp, thậm chí nhiều doanh nghiệp khất lần khất lữa, nợ cổ tức năm này qua năm khác.

Chiếm dụng vốn của cổ đông

Bức xúc với mức chia cổ tức lẹt đẹt nhiều năm liền, bà Phan Thị Minh Hiền, cổ đông của Công ty CP Du lịch thương mại Tây Ninh (Tanitour), mới đây đã có đơn gửi Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) - cổ đông lớn của Tanitour, đề nghị thay người đại diện vốn nhà nước. Theo bà Hiền, suốt từ năm 2007 đến nay, Tanitour chia cổ tức trung bình cho cổ đông chỉ vỏn vẹn 7-12%. Chưa năm nào công ty chia được đến mức 15%. Không những thế, Tanitour thường xuyên tổ chức đại hội cổ đông muộn, để đến quý 3, quý 4 năm sau. Cũng vì thế, công ty chia cổ tức rất muộn, chiếm dụng vốn của cổ đông.

Tệ hơn, gần đến ngày nhận cổ tức năm 2010, mới đây Công ty CP Sông Đà 7 (SD7) lại quyết định giãn thời gian thanh toán cổ tức sang tận năm 2015! Trước đó, SD7 có thông báo sẽ thanh toán cổ tức bằng tiền của năm 2010 vào hai đợt. Đợt đầu vào ngày 30-12-2013, tỉ lệ 8%. Đợt 2 được trả sau sáu tháng sau, tức vào ngày 30-6-2014, cũng có tỉ lệ 8%. Viện lý do việc thu hồi vốn, thu hồi công nợ và thoái vốn ở những dự án đầu tư không đạt được như kế hoạch đề ra, SD7 sẽ dời thời gian thanh toán cổ tức năm 2010 làm hai đợt, lần lượt vào ngày 30-6-2015 và 31-12-2015.

Cũng với lý do nguồn thu bị trễ, đến nay cổ đông của Công ty CP Thiết bị phụ tùng Sài Gòn vẫn chưa nhận được cổ tức năm 2011. Theo kế hoạch cũ, đáng lẽ ngày thanh toán sẽ là 2-12-2013. Nhưng chỉ trước ngày thanh toán cổ tức hai ngày, công ty này lại “khất” để đến ngày 31-12-2013 mới trả cổ tức cho cổ đông.

Tương tự, Công ty CP Sông Đà Cao Cường hiện vẫn còn nợ cổ tức năm 2010 và 2011 với tổng cộng 17,5%. Theo kế hoạch cũ, công ty sẽ trả hai khoản nợ này vào một đợt, dự kiến cuối tháng 12-2013. Tuy nhiên, hiện công ty này đã quyết định cuối tháng 12 chỉ thanh toán số cổ tức còn nợ của năm 2010. Cổ tức năm 2011 sẽ nợ tiếp mà chưa rõ thời điểm chi trả cụ thể cho nhà đầu tư.

Đủ lý do không chia cổ tức

Ông Nguyễn Huy Tân, cổ đông Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Sài Gòn (Seaprodex Sài Gòn), vô cùng bức xúc vì cho rằng mình là một trong số rất nhiều cổ đông của Seaprodex Sài Gòn bị thiệt thòi nặng nề trong những năm qua. “Suốt bảy năm nay, Seaprodex Sài Gòn đạt kết quả kinh doanh kém, mức lợi nhuận thấp và cổ tức cũng vô cùng thấp nếu so với các công ty khác trong ngành thủy sản. Chỉ có năm 2007 và 2008 công ty chia cổ tức tỉ lệ 1-3%. Suốt từ năm 2009 đến nay, công ty không chia cổ tức” - ông Tân cho biết.

Bức xúc trước tình trạng kinh doanh èo uột của công ty và sự thiệt thòi của cổ đông, ông Tân đã có đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (SSC) cần phải thanh tra toàn bộ hoạt động của Seaprodex Sài Gòn thời gian qua, đặc biệt là hai năm gần đây. Đồng thời, cơ quan giữ vốn nhà nước ở công ty này cần có biện pháp chấn chỉnh hoạt động công ty. Ông Tân cho rằng SSC cần thanh tra và xử phạt các lỗi vi phạm về công bố thông tin của Seaprodex Sài Gòn thời gian qua để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông.

Nhiều nhà đầu tư bỏ vốn vào Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) cho biết đã hai năm qua họ không nhận được cổ tức. Nhiều ý kiến cho rằng với tình hình lợi nhuận sau thuế lũy kế hết quý 3-2013 của Navibank chỉ khoảng 10,34 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ 2012 là 98,04 tỉ đồng, khả năng trong năm 2013 ngân hàng này sẽ tiếp tục không chia cổ tức. Lý giải về lợi nhuận sụt giảm, lãnh đạo Navibank cho biết nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán các khoản nợ. Navibank đã chủ động giảm lãi suất cho vay, đồng thời trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước.

Nhiều công ty niêm yết khác cũng gây thất vọng cho nhà đầu tư vì cổ tức bị chây ì, doanh nghiệp thất hứa hết lần này đến lần khác. Có những công ty đã sáu lần thất hẹn trả cổ tức cho nhà đầu tư. Một số ngân hàng và các công ty niêm yết trong ngành tài chính, xây dựng, bất động sản cũng dự kiến không chia cổ tức trong năm 2013 với lý do kết quả kinh doanh không khả quan, dùng lợi nhuận để bổ sung vốn đầu tư…

BẠCH HOÀN

Cổ tức không “an ủi” được nhà đầu tư

Trưởng phòng môi giới một công ty chứng khoán có trụ sở ở TP.HCM cho biết trong năm 2013 chỉ có nhóm ngành hàng tiêu dùng, xây lắp và mía đường còn giữ được mức cổ tức tương đối khả quan, trong khi ngân hàng và bất động sản chia cổ tức thấp hơn năm 2012 vì lợi nhuận sụt giảm. Đơn cử, gần đây nhất là Ngân hàng TMCP Công thương VN (VietinBank) đã điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận trước thuế trong năm 2013 từ mức 8.600 tỉ đồng đã được đại hội cổ đông thông qua xuống còn 7.500 tỉ đồng. Vì thế, chia cổ tức năm 2013 đã được điều chỉnh giảm từ 12% xuống còn 10%.

Theo một chuyên gia chứng khoán, trong khi thị trường xập xình, giá cổ phiếu không tăng, nhà đầu tư coi cổ tức như một sự “an ủi”. Mức chi cổ tức bao nhiêu sẽ không tác động làm tăng hay giảm giá cổ phiếu, nhưng sẽ tác động gián tiếp đến các quyết định của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ nhìn vào cổ tức để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp trì hoãn trả cổ tức, các nhà đầu tư sẽ không dại gì đầu tư vào đó... Với tình hình chia cổ tức như hiện nay, cổ tức ở nhiều doanh nghiệp đã không còn “an ủi” được nhà đầu tư.





Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 131
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
127
128
129
130
131
Next
Last
* Vụ rút ruột đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây: Xử lý nghiêm cá nhân, đơn vị liên quan
* Địa ốc đua xả hàng ăn theo hạ tầng
* Hơn 60.000 doanh nghiệp VN giải thể hoặc ngừng hoạt động
* Khai trương tổ hợp giải trí, mua sắm dưới lòng đất
* Gần 25,5 tỷ USD FDI vào miền Trung
* Thuê bao Khong Chinh Chu vẫn được nhà mạng chấp nhận
* Tài sản 100 người giàu nhất sàn chứng khoán hụt 430 tỷ đồng
* Cà thẻ vẫn bị thu phí
* Các Bộ trưởng dự báo kinh tế 2014 tiếp tục khó khăn
* Thống đốc: Đã xử lý xong 9 ngân hàng yếu kém nhất
First
Prev
Page 1 of 140
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
136
137
138
139
140
Next
Last