* Các nhà đầu tư Nhật quan tâm đến lĩnh vực gì của DNNN, thưa ông?
- Các DN Nhật Bản thường rất quan tâm đến định hướng của chính phủ nước họ. Cái này rất thuận lợi cho chúng ta vì vừa rồi, trong quan hệ hợp tác của Nhật Bản, Thủ tướng có ký quyết định phê duyệt chiến lược công nghiệp hóa của VN trong khuôn khổ hợp tác VN - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030. Họ mong muốn sẽ đầu tư vào những ngành công nghiệp như điện tử, đóng tàu... Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư Nhật cũng chú ý đến lĩnh vực thương mại, tiêu dùng như nước giải khát, bia, bánh kẹo...
Cái lợi mà nhà đầu tư Nhật có được là họ mong muốn sẽ sớm mua được những DNNN với giá hợp lý chứ không phải chỉ là giá rẻ. Tuy nhiên mức độ đón nhận như thế nào cũng còn do ta nữa. Vì với những lĩnh vực, ngành mà chúng ta chưa khuyến khích thì chắc chắn giá bán sẽ cao hơn so với các ngành mà ta ưu đãi, cần thu hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản.
* Cơ chế mua nợ mà JICA tư vấn so với việc VAMC mua nợ bằng trái phiếu có điểm nào khác biệt?
- Hiện nay, JICA đang làm việc với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước để đưa ra cơ chế mua bán nợ theo giá thị trường. Tức là các khoản nợ sẽ được các bên gồm đại diện của Nhà nước là VAMC, nhà đầu tư, ngân hàng... đàm phán đưa ra mức giá. Nếu đánh giá nợ tốt thì khoản nợ có thể được mua bằng 80% giá trị theo giá sổ sách, còn không thì sẽ rất thấp. Cái khác biệt lớn nhất so với cơ chế mua bán nợ hiện nay là Nhà nước chỉ bỏ một phần nhỏ nguồn lực (nếu thấy thật sự cần thiết) để tham gia mua nợ của DNNN. Phần còn lại là các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua.
Thêm nữa, hiện nay VAMC, DATC chỉ mua nợ của những anh có tài sản đảm bảo, tức là những anh còn ngon lành, trong khi theo cách của JICA thì sẽ phân loại doanh nghiệp ra từng nhóm. Nếu DN nào có hướng phát triển thì sẽ mua nợ để cơ cấu lại, còn nếu bê bết quá sẽ cho phá sản. Với cách xử lý nợ xấu này, Nhật Bản đã rất thành công trong việc cơ cấu DNNN của họ.
LÊ THANH thực hiện