Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật Đất
đai (sửa đổi) là một đạo luật quan trọng, có tác động lớn đến đời sống
kinh tế, xã hội của đất nước và người dân.
Tại tờ trình về
thời gian thông qua dự án luật được gửi đến các vị đại biểu chiều 20/6,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, có 292/348 vị đại biểu đề nghị
thông qua luật tại kỳ họp tới (tức kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa 13, diễn
ra tháng 10 năm nay) và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.
Đa số
đại biểu cũng đề nghị Quốc hội có nghị quyết về việc kéo dài thời hạn sử
dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của
hộ gia đình, cá nhân.
Nên đọc
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là một
đạo luật quan trọng, có tác động lớn đến đời sống kinh tế, xã hội của
đất nước và người dân. Một số nội dung của dự thảo luật có liên quan dự
thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Và hiện nay, dự thảo sửa đổi Hiến pháp
năm 1992 vẫn đang được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến nhân dân, ý
kiến các đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan.
Do
đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép thông qua dự án
Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi thông qua Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi)
tại kỳ họp thứ 6 vào tháng 10 năm nay, và có hiệu lực thi hành từ ngày
1/7/2014, như đa số các vị đại biểu Quốc hội đã đồng ý.
Từ nay
đến khi trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6, các cơ quan hữu quan
có thêm thời gian tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh dự thảo luật tốt hơn
và chuẩn bị các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành để đảm
bảo tính khả thi của dự án luật, vẫn theo giải thích của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội.
Cũng trong chiều 20/6, đoàn thư ký kỳ họp đã có văn
bản gửi đến các vị đại biểu thông báo điều chỉnh nội dung chương trình
phiên bế mạc. Theo đó,
Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết
kéo dài thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy
sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân thay cho nội dung biểu quyết
thông qua Luật Đất đai (sửa đổi).
Tại phiếu xin ý kiến,
bên cạnh thời điểm thông qua luật còn có 12 nội dung quan trọng khác,
cạnh mỗi nội dung ngoài hai ô để đại biểu lựa chọn là đồng ý và không
đồng ý còn có mục ý kiến khác.
Đứng đầu các vấn đề là sở hữu đất đai được quy định tại điều 4: "
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của luật này".
Các
nội dung khác gồm: hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất
cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất để thực hiện các
dự án phát triển kinh tế xã hội.