Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
Crowdfunding - hy vọng kinh doanh cho giới trẻ hoài bão

Crowdfunding - hy vọng kinh doanh cho giới trẻ hoài bão

Hình thức gây vốn từ cộng đồng đã phát triển mạnh trên thế giới đang được đưa vào Việt Nam nhằm tìm kiếm hỗ trợ tài chính cho những ý tưởng mới, táo bạo.

Next là tên một tác phẩm truyện tranh của công ty Idea Production với nội dung kể về lựa chọn về tương lai của những học sinh cuối cấp. Nguyễn Vũ Trung Kiên, giám đốc của Idea Production chia sẻ: “Lúc triển khai dự án, tôi đặt ra mục tiêu là truyện phải cạnh tranh được với các sản phẩm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc”. Dự án bắt đầu từ giữa năm 2011 và hoàn thành đầu 2012. Tuy nhiên, lúc đó, Next chưa thể xuất bản được vì thiếu kinh phí.

Idea Production là công ty được được thành lập năm 2011 với tiền thân là câu lạc bộ những bạn trẻ yêu thích truyện tranh. Câu lạc bộ ra đời cách đây hơn 10 năm và các thành viên nuôi ước mơ sáng tác truyện bằng…tiền túi của riêng mình. Nhưng, vì chưa có kinh phí, tất cả những ý tưởng và cả những bộ truyện hoàn thành đều chưa xuất bản. Đó cũng là lý do mà công ty chưa có dấu ấn nào trên thị trường. Và cũng vì vậy, họ không xin được tài trợ do các dự án của mình.

Trung Kiên thừa nhận rằng, vì công ty còn non yếu nên các doanh nghiệp, tổ chức không tin tưởng để hỗ trợ mình làm bất cứ điều gì. Nhưng, khi kêu gọi vốn bằng hình thức crowdfunding, dự án đã được 152 người hỗ trợ và đạt được mục tiêu gọi vốn đặt ra ban đầu là 40 triệu đồng.

next1-1371267451_500x0.jpg
Dự án Next kêu gọi vốn từ cộng đồng thành công

Anh nói: “Crowdfunding đã đo được yếu tố tiền xuất bản. Yếu tố này đo được sự hào hứng của cộng đồng. Liệu cộng đồng có thực sự muốn tác phẩm không? Và thật vui là câu trả lời là "có". Cộng đồng đã thực sự nhận thức được vai trò của chính họ trong việc thúc đẩy sự phát triển sự sáng tác cũng như sáng tạo.”

Crowdfunding là hình thức gây vốn từ cộng đồng đã phát triển mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Theo đó, những người chủ các dự án nghệ thuật, công nghệ, tình nguyện…có thể tìm kiếm nguồn hỗ trợ về tài chính từ cộng đồng thông qua một nền tảng website dành cho crowdfunding. Những người muốn hỗ trợ sẽ đóng góp một khoản tiền (từ 20 nghìn đồng đến 2 triệu đồng) bằng thẻ thành toán quốc tế, chuyển khoản… và nhận lại một phần thưởng từ chủ dự án tùy theo mức độ hỗ trợ. Hình thức này mở ra cơ hội lớn cho những ý tưởng dù điên rồ, cũng có thể trở thành hiện thực nếu được cộng đồng ủng hộ.

Crowdfunding ra đời ở Việt Nam cách đây 2 tháng bởi công ty có tên gọi là IG9 (cách chơi chữ của từ ignite: bùng cháy). Đây cũng là công ty duy nhất ở Việt Nam hiện nay hỗ trợ hình thức gọi vốn này. Hai người sáng lập, Yin How (người Malaysia) và Hoàng Tuấn Anh chia sẻ: “Nhiều người trẻ ở Việt Nam có những ý tưởng sáng tạo và ước mơ thực hiện chúng nhưng họ không có kinh phí. Chính vì vậy, IG9 đã ra đời với mong muốn hình thức crowdfunding có thể hỗ trợ những người như thế.”

Với dự án “Next”, con đường kêu gọi vốn lại không hề đơn giản. Không ít người hiểu nhầm hình thức kêu gọi vốn này. Trung Kiên kể lại: “Ngay cả bạn bè còn hiểu (crowdfunding) là kêu gọi ủng hộ từ thiện hoặc ăn xin”. Anh thừa nhận rằng, có người còn quay lưng lại với dự án khi thấy dự án kêu gọi vốn từ cộng đồng.

Tâm lý – niềm tin của cộng đồng là trở ngại lớn nhất. Trung Kiên ví von: “Vậy làm thế nào để cộng đồng nghĩ đây là một hành động nghiêm túc mang tính đầu tư chứ không phải là sự ủng hộ hay bố thí mới là vấn đề lớn nhất”

Chase Hanoi là một triển lãm ảnh được tổ chức thường niên bởi một nhóm sinh viên Việt Nam học tại khắp thể giới, thể hiện góc nhìn của những người trẻ về cuộc sống. Những người điều hành dự án này không xa lạ gì với mô hình crowdfunding trên thế giới nhưng khi kêu gọi vốn từ cộng đồng tại Việt Nam cũng đồng tình với khó khăn mà Trung Kiên đưa ra.

Nguyễn Hà Phương, người chịu trách nhiệm PR của dự án chia sẻ “Với mỗi người, nếu muốn để người ta hiểu mình đang làm gì, và tin vào dự án thì mình phải giải thích cho họ rất nhiều. Đối tượng khán giả của Chase Hanoi chủ yếu là học sinh - sinh viên, việc đóng góp tiền cho một dự án vẫn còn là một cái gì đó khá mới mẻ và họ chưa thực sự muốn làm”’

chase-hanoi-1371267451_500x0.jpg
Ban tổ chức Chase Hanoi chụp ảnh cùng giáo sư Ngô Bảo Châu

Những người đứng đầu IG9 cũng thừa nhận khó khăn này như một phần rủi ro của công việc. Hoàng Tuấn Anh, CMO của công ty nói: “Người tiêu dùng Việt Nam còn thụ động trong việc tham gia vào việc góp ý, phản hồi về sản phẩm và bảo vệ quyền lợi của chính mình. Trong khi với hình thức này, người tiêu dùng không chỉ là người mua mà họ còn trực tiếp tham gia và là một phần không thể thiếu của quá trình hình thành sản phẩm. Thay đổi tư duy của cộng đồng là một điều không hề đơn giản và mất rất nhiều thời gian”

Yin How, CEO của IG9 cũng nói thêm: “Ngay cả khi họ yêu mến những người chủ dự án, ngay cả khi họ tin tưởng vào dự án, điều này cũng vẫn chưa đủ. Những người ủng hộ, họ còn phải tin vào nền tảng crowdfunding. Và bên cạnh thuyết phục cộng đồng tin vào dự án, chúng tôi còn phải thuyết phục họ tin vào mình nữa”

Đang kêu gọi crowdfunding hiện là những dự án có thời gian kêu gọi vốn rất ngắn: chỉ từ 45-60 ngày. Nếu không đủ số vốn mục tiêu đã đặt ra từ đầu, toàn bộ số tiền sẽ được trả về cho những người hỗ trợ và người chủ dự án sẽ không nhận được bất cứ đồng vốn nào.

Yin How, CEO của IG9 giải thích: “Việc họ sẽ không được nhận toàn bộ số tiền sẽ trở thành động lực thúc đẩy những người tham gia dự án. Có thể, nếu không làm như thế, sẽ có những người chủ dự án, khi số tiền gây vốn được đạt đến một mức nào đó, họ bỗng cảm thấy hài lòng và dừng lại. Chúng tôi không muốn thế, chúng tôi muốn cả mình và những người chủ dự án cố gắng hết sức để theo đuổi việc gây vốn đến cùng"

Để một dự án thành công, các chủ dự án phải không ngừng tương tác với cộng đồng của mình. Quãng thời gian 1-2 tháng kêu gọi vốn là một cuộc chạy đua với thời gian của các chủ dự án để không ngừng chứng minh hoài bão, ước mơ, ý tưởng và quá trình thực hiện nó để mọi người hứng thú.

Cao Xuân Việt Khương là người đầu tiên gọi vốn thành công trên IG9 với dự án: “Hào kiệt dùng hàng Việt” với mục tiêu sản xuất ra những chiếc áo phông in hình những anh hùng dân tộc trong lịch sử với thiết kế độc đáo để khơi dậy tinh thần dân tộc.

Anh chia sẻ: “Không phải anh có một dự án, anh đưa lên website là xong. Anh phải chứng minh cho người ta thấy là anh đam mê nó, anh rất muốn nó thành hiện thực bằng cách anh cập nhật thường xuyên và kêu gọi thật là “máu” thì cộng đồng mới thấy anh khát khao dự án của mình thành hiện thực. Như vậy, họ mới “bỏ tiền” ra để hỗ trợ anh”

Nhưng, vì crowdfunding mới xuất hiện tại Việt Nam, nhiều người chủ dự án không hiểu về hình thức này. Hoàng Tuấn Anh và Yin How chia sẻ rằng, có những người muốn kêu gọi vốn từ cộng đồng nhưng không biết dự án của mình có hợp với hình thức này hay không, có những người không có ham muốn kết nối sản phẩm của mình đến với cộng đồng mà chỉ muốn sử dụng crowdfunding như một hình thức quảng cáo để bán sản phẩm…

Thanh toán trực tuyến cũng là một trong những khó khăn khiến crowdfunding khó phát triển ở Việt Nam. Trong khi, những hình thức hỗ trợ chủ yếu là qua chuyển khoản, qua thẻ thanh toán quốc tế…Yin How lí giải: “Chúng ta vẫn có thói quen mua bán trực tiếp. Hơn nữa, dịch vụ thanh toán trực tuyến ở Việt Nam còn chưa phát triển nên gây khó khăn nhất định cho những người hỗ trợ.”

Nhưng, dù rất khó khăn trong việc kêu gọi vốn từ cộng đồng, dù thành công hay thất bại những người chủ dự án vẫn tin rằng, crowdfunding là một cách kết nối họ, dự án của họ với cộng đồng và crowdfunding là một cách thúc đẩy nghệ thuật và sáng tạo phát triển tại Việt Nam.

 Cao Xuân Việt Khương chia sẻ: “Tôi biết ngoài kia có rất nhiều người có ý tưởng hay ho, có ý tưởng tuyệt vời nhưng họ không có tiền để thực hiện. Nếu crowdfunding trở nên phổ biến, nếu cộng đồng biết đến nó nhiều hơn, tôi tin rằng sáng tạo Việt Nam sẽ có đất sống”.

Nguyễn Vũ Trung Kiên thừa nhậnsố tiền kêu gọi vốn, chưa đủ để anh xuất bản Next. Trước khi thực hiện crowdfunding, anh đã bán đi chiếc xe máy của mình để có kinh phí phát hành truyện. Nhưng khi dự án thành công, anh tâm sự: “Số tiền đó không đủ để xuất bản nhưng đủ để  làm tất cả vì cộng đồng đã tin tưởng chúng tôi”

Hảo Linh

 




Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 173
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
169
170
171
172
173
Next
Last
* Đường đời thăng trầm của Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long
* Giá nhà Hong Kong tăng cao, châu Âu giảm nhẹ
* Bộ Tài chính phải báo cáo việc nhận cổ tức nghìn tỷ
* Nhà đầu tư chứng khoán vỡ mộng sau chuỗi giảm liên tục
* Indochina Plaza Hanoi ưu đãi lãi suất 0% tối đa 18 tháng
* Liên minh G5 chào bán căn hộ OCT2 Xuân Phương
* Bất động sản 24h ngày 15/6: "Nhà thu nhập thấp sẽ có giá bán từ 8 triệu đồng/m2 "
* Bắt đầu là thời điểm để mua nhà?
* Ồ ạt xây nhà trái phép chờ hai dự án nghìn tỷ đền bù
* Đồng Nai: Hàng trăm hộ dân mòn mỏi đợi đất TĐC
First
Prev
Page 1 of 98
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
94
95
96
97
98
Next
Last