Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
Doanh nghiệp được TP Hà Nội chấp thuận nghiên cứu xây dự án cầu Trần Hưng Đạo làm ăn ra sao?

Thành phố Hà Nội vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cầu Trần Hưng Đạo theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy trình, quy định.

Theo đó, UBND Thành phố Hà Nội vừa chấp thuận giao Công ty cổ phần (CTCP) Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo theo phương thức PPP (đối tác công - tư), loại hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy trình, quy định.

 

Doanh nghiệp được TP Hà Nội chấp thuận nghiên cứu xây dự án cầu Trần Hưng Đạo làm ăn ra sao? - 1

Cầu Trần Hưng Đạo là dự án cầu BOT đầu tiên của Hà Nội, vốn đầu tư dự kiến khoảng 8.938 tỷ đồng

Cầu Trần Hưng Đạo là dự án cầu BOT đầu tiên của Hà Nội, có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 8.938 tỷ đồng, trong đó Nhà nước tham gia 4.204 tỷ đồng và vốn nhà đầu tư BOT khoảng 4.204 tỷ đồng. Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến khoảng 20 năm, tiến độ thực hiện năm 2022-2025.

Tìm hiểu về DN này, cho thấy Công ty CP Him Lam (Him Lam) được thành lập tháng 9/1994 trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Him Lam. Him Lam là doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi của đại gia Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank và nguyên Chủ tịch HĐQT LienvietPostBank. Mặc dù đã chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần, song tình hình tài chính của Him Lam không được doanh nghiệp công khai rộng rãi.

Thông tin trên website của DN thể hiện, đến nay, Him Lam đã tiến hành đầu tư và xây dựng trên 70 dự án nhà ở, khu đô thị mới, hầu hết các dự án đều ở vị trí gần trung tâm thành phố. Him Lam hiện có 30 đơn vị thành viên và Công ty liên kết hoạt động trên nhiều lĩnh vực như kinh doanh bất động sản, tài chính ngân hàng, khu vui chơi giáo trí, sân golf tiêu chuẩn quốc tế…tại TP.HCM, Hà Nội và nhiều địa phương khác.

Về tình hình kinh doanh, dù sở hữu khối tài sản "tỷ USD" nhưng kết quả kinh doanh của Him Lam lại tương đối khiêm tốn. Trong 5 năm qua (2016 - 2020), Him Lam chỉ có lãi lần lượt là: 72 tỷ đồng, 37,5 tỷ đồng, 89 tỷ đồng, 11,4 tỷ đồng và 19,6 tỷ đồng. Ước tính tỷ suất sinh lợi trên doanh thu bình quân giai đoạn này của Him Lam là 1,8%.

Doanh thu thuần của Him Lam trong năm 2020 đạt 4.489 tỷ đồng thì giá vốn đã chiếm đến hơn 4.000 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp theo đó còn 482 tỷ đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính không kém cạnh mảng kinh doanh chính, đạt 2.464 tỷ đồng. Thế nhưng, chi phí tài chính cũng rất lớn, lên tới 2.388 tỷ đồng.

 

Doanh nghiệp được TP Hà Nội chấp thuận nghiên cứu xây dự án cầu Trần Hưng Đạo làm ăn ra sao? - 2

Một trong những dự án của Him Lam tại TP. HCM

Tính tới thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản của Him Lam là 70.679 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả của Him Lam cuối năm 2020 lên đến 64.142 tỷ đồng, chiếm tới 90,8% tổng nguồn vốn. Hay nói cách khác, nợ phải trả tại Him Lam cao gấp 9,8 lần vốn góp chủ sở hữu.

Công ty cổ phần Him Lam được biết đến là thương hiệu gắn với đại gia Dương Công Minh. Vị doanh nhân người Bắc Ninh sáng lập và từng là Chủ tịch Tập đoàn Him Lam trong giai đoạn 1997-2018. Ông đồng thời cũng là nhà sáng lập, Chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) giai đoạn 2008-2017.

Trước khi lựa chọn rời ghế lãnh đạo Him Lam để đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐQT Sacombank, ông Dương Công Minh từng tuyên bố "Him Lam không phải công ty gia đình trị mà là độc trị, chỉ mình ông Dương Công Minh là người quyết định thôi". Theo đó, chỉ riêng ông Minh đã sở hữu 99% cổ phần Him Lam.

Ông Dương Công Minh từng chia sẻ, tên doanh nghiệp được đặt theo địa danh gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu.

Ông Minh khẳng định, Him Lam là do một tay ông làm nên, từ tiền túi vay nặng lãi, từ cái đầu và tính cách của ông. Mỗi sản phẩm của Him Lam, từng căn chung cư đều do chính tay ông xem bản vẽ, thi công. Chính vì vậy, giá trị cốt lõi của Him Lam chính là ông Dương Công Minh.

Cũng trên website chính thức của Him Lam, các tin tức doanh nghiệp vẫn xoay quanh tên tuổi ông Dương Công Minh. Khi phát biểu với vai trò cựu Chủ tịch Him Lam, ông Dương Công Minh vẫn cho hay, trong tương lai Him Lam sẽ là doanh nghiệp thứ 2 làm bất động sản theo mô hình của Vingroup. Him Lam sẽ xây cả một đại đô thị rộng lớn như một thành phố thu nhỏ…

Nguồn: http://danviet.vn/doanh-nghiep-duoc-tp-ha-noi-chap-thuan-nghien-cuu-xay-du-an-cau-tran-hung-dao-...





Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 7
[1]
2
3
4
5
6
7
Next
Last
* Vụ Evergrande tác động ra sao đến BĐS, tài chính toàn cầu và Việt Nam?
* Giải mã lý do “hút” đầu tư của phân khu sắp ra mắt tại Vinhomes Star City Thanh Hóa
* Tâm điểm BĐS Hạ Long: Cơn khát đô thị ở có quy mô lớn tại Bãi Cháy
* Hàng ''chất đống'' nhưng giá BĐS vẫn không giảm
* BĐS cuối năm: "Bung hàng" hàng loạt
* Sau giãn cách, giá nhà đất sẽ tăng hay giảm?
* Ngôi nhà nghỉ dưỡng vẹn toàn nhiều giá trị
* Quy Nhơn, Bình Định - vùng đất mới của bất động sản nghỉ dưỡng
* Đặt cọc mua căn hộ để ở, người mua cần lưu ý điểm gì?
* Thành phố Thái Bình chuẩn bị ra mắt dự án nhà ở cao cấp dành cho giới thượng lưu
First
Prev
Page 1 of 264
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
260
261
262
263
264
Next
Last