Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
Đầu tư hạ tầng giao thông Hà Giang - Yên Bái, tiềm năng thúc đẩy trọng điểm kinh tế tuyến Tây Bắc

Đầu tư hạ tầng giao thông Hà Giang - Yên Bái, tiềm năng thúc đẩy trọng điểm kinh tế tuyến Tây Bắc

Thứ Ba, ngày 27/04/2021 14:00 PM (GMT+7)

Tập trung phát triển kinh tế, du lịch kết hợp với đầu tư hạ tầng giao thông đặc biệt tập trung vào phát triển sân bay, đường cao tốc kết nối liên tuyến với các địa phương trong trục kinh tế Tây Bắc – Đông Bắc kết nối giao thương với các tuyến cửa khẩu quốc tế  là định hướng mũi nhọn phát triển kinh tế trong giai đoạn 2021-2026 của hai tỉnh Hà Giang, Yên Bái nhằm tiến tới xây dựng một nền kinh tế đa dạng, chuyên môn hóa với yếu tố thúc đẩy mạnh về cơ sở hạ tầng thu hút các đại bàng phát triển kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực du lịch – dịch vụ và nền kinh tế cửa khẩu bền vững.

7.702 tỷ đồng được phê duyệt để kết nối xây dựng cao tốc Hà Giang – Yên Bái vào tuyến cao tốc Lào Cai – Hà Nội

Là một dự án trọng điểm với mong muốn phát triển kinh tế trọng điểm của khu vực Tây Bắc, đặc biệt tập trung cho hai tỉnh Hà Giang và Yên Bái, Ban quản lý dự án khu vực 2 và Bộ giao thông vận tải đã xây dựng kế hoạch ngân sách trị giá 7.702 tỷ đồng dựa vào nguồn vốn ODA Hàn Quốc để hoàn thiện tuyến cao tốc Hà Giang – Yên Bái kết nối trực tiếp với tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai có điểm đầu tại nút giao IC14_Km149+705 cao tốc Hà Nội - Lào Cai; điểm cuối tại thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang khoảng Km235+700 – Quốc lộ 2, đi qua địa phận tỉnh Yên Bái và Hà Giang. Việc kết nối liên tuyến này sẽ thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế qua các địa phương hưởng lợi trực tiếp từ tuyến cao tốc như Huyện Lục Yên (Yên Bái); huyện Bắc Quang (Hà Giang); Huyện Yên Bình (Yên Bái)…

Đầu tư hạ tầng giao thông Hà Giang - Yên Bái, tiềm năng thúc đẩy trọng điểm kinh tế tuyến Tây Bắc - 1

 

 

Tuyến cao tốc Hà Giang – Yên Bái sẽ thay đổi bộ mặt kinh tế Tây Bắc đặc biệt là các huyện có tuyến cao tốc đi qua như Bắc Quang (Hà Giang); huyện Lục Yên (Yên Bái), đây là thời cơ để hai tỉnh phát triển kinh tế trọng điểm trong giai đoạn 2021-2030.

Tổng chiều dài tuyến thuộc Dự án là 83km, trong đó sẽ xây dựng mới 16 cầu có tổng chiều dài 2,24km, trong đó có 2 cầu lớn kết cấu dầm liên tục vượt sông Hồng, sông Chảy; 2 hầm đường bộ có chiều dài 1,12km. Giai đoạn hoàn chỉnh hoàn toàn dự án cao tốc Hà Giang – Yên Bái sẽ xây dựng với quy mô đường cao tốc hoàn chỉnh 4 làn xe, tốc độ thiết kế 80 - 100km/h, chiều rộng nền đường từ 22 m - 24,75m, được đánh giá là một trong những tuyến cao tốc hiện đại nhất khu vực Tây Bắc và Đông Bắc Bộ.

Tuyến sân bay lưỡng dụng Bắc Quang, Hà Giang – tiềm năng thúc đẩy miền Tây Bắc kết nối kinh tế toàn khu vực

Phát triển đồng bộ với đường cao tốc kết nối liên tuyến, với định hướng phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng giao thông của địa phương với đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không thúc đẩy kinh tế toàn vùng đặc biệt tập trung vào Hà Giang và Yên Bái tập trung 2 huyện phát triển kinh tế dịch vụ trọng điểm của hai địa phương là Bắc Quang (Hà Giang) và Lục Yên (Yên Bái), UBND Tỉnh Hà Giang đã có công văn dự thảo về quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 đề xuất với Bộ Giao thông vận tải. Vị trí quy hoạch sân bay mà lãnh đạo tỉnh Hà Giang đề xuất là tại xã Tân Quang, huyện Bắc Quang với diện tích khoảng 388ha, theo tiêu chuẩn cảng hàng không quân sự cấp II và cấp 4C theo tiêu chuẩn hàng không dân dụng. Diện tích dùng cho mục đích quân sự là 70ha.

Đầu tư hạ tầng giao thông Hà Giang - Yên Bái, tiềm năng thúc đẩy trọng điểm kinh tế tuyến Tây Bắc - 2

 

 

Sân Bay Bắc Quang (Hà Giang) tiềm năng thúc đẩy kinh tế toàn vùng trong lương lai cho hai tỉnh Hà Giang, Yên Bái đặc biệt là các huyện giáp danh có nền kinh tế, du lịch trọng điểm như huyện Bắc Quang, Huyện Lục Yên.

Đây sẽ là sân bay kết nối với hệ thống sân bay toàn quốc nhằm thúc đẩy kinh tế toàn vùng đặc biệt kết nối với hệ thống sân bay Nà Sản, Sơn La để phục vụ phát triển kinh tế vùng biên với các tuyến Lào Cai, Yên Bái đặc biệt là kết nối giao thương với các huyện có nền kinh tế trọng điểm như huyện Lục Yên (Yên Bái); huyện Mai Sơn (Sơn La); Huyện Bắc Quang (Hà Giang)

Tiềm năng của Hà Giang và Yên Bái với những đề xuất phát triển đầu tư kinh tế trong giai đoạn 2021-2030

Với mũi nhọn phát triển kinh tế trọng điểm tập trung cho 2 địa bàn phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2030 sẽ tập trung các địa bàn có tuyến cao tốc kết nối đi qua bao gồm Bắc Quang (Hà Giang); Lục Yên (Yên Bái) đây là 2 địa phương sẽ được cả 2 tỉnh đồng lòng thúc đẩy phát triển kinh tế không chỉ về thương mại, nông nghiệp, khai khoáng mà còn là dịch vụ du lịch đặc biệt của vùng tây bắc.

Đầu tư hạ tầng giao thông Hà Giang - Yên Bái, tiềm năng thúc đẩy trọng điểm kinh tế tuyến Tây Bắc - 3

 

 

Khu du lịch Suối Thác Thi (huyện Bắc Quang – Hà Giang) được ví như suối tóc của Tiên Nữ vùng Tây Bắc.

Đầu tư hạ tầng giao thông Hà Giang - Yên Bái, tiềm năng thúc đẩy trọng điểm kinh tế tuyến Tây Bắc - 4

 

 

Chợ đá quý Lục Yên – Kinh đô đá quý của Việt Nam

Đầu tư hạ tầng giao thông Hà Giang - Yên Bái, tiềm năng thúc đẩy trọng điểm kinh tế tuyến Tây Bắc - 5

 

 

Suối Nậm Chắn – Một trong tứ suối kỳ vĩ và đẹp nhất vùng Tây Bắc tọa lạc lại huyện Lục Yên.

Với tiềm năng phát triển kinh tế đặc biệt hướng trọng điểm phát triển kinh tế gắn liền với hạ tầng giao thông đồng bộ sẽ là tiềm năng thúc đẩy kinh tế của hai tỉnh Hà Giang và Yên Bái.

Đầu tư hạ tầng giao thông Hà Giang - Yên Bái, tiềm năng thúc đẩy trọng điểm kinh tế tuyến Tây Bắc - 6

 

 

Thảo Nguyên Yên Trung – Lục Yên – Yên Bái được ví như Đà Lat thứ 2 vùng Tây Bắc

Nguồn: http://danviet.vn/dau-tu-ha-tang-giao-thong-ha-giang-yen-bai-tiem-nang-thuc-day-trong-diem-kinh-...






Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 26
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
22
23
24
25
26
Next
Last
* Cất nóc vượt tiến độ, dự án Precia gia tăng uy tín với khách hàng
* Ra quân dự án Bcons Sala, thổi nhiệt thị trường bất động sản Dĩ An
* “Đất vàng” phố cổ Hà Nội hét giá hơn 1 tỷ đồng/m2, đắt kỷ lục!
* TP Thủ Đức – ưu thế dẫn sóng thị trường BĐS 2021
* Cơn sốt thị trường BĐS nửa đầu năm 2021: Nhà đầu tư gọi Hoà Lạc là “vùng trũng"
* Bắc Giang “cảnh báo” loạt dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng
* Tăng như lên đồng, đất ở khu vực nào tăng nhiều nhất thời gian qua?
* “Bình minh tăng trưởng” tại Quảng Bình – cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản
* Thị trường bất động sản sắp ngắt “sốt” và có tình trạng bán “cắt lỗ”?
* Ngân hàng tích cực rao bán hàng trăm nghìn mét vuông đất thu hồi nợ xấu
First
Prev
Page 1 of 245
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
241
242
243
244
245
Next
Last