Trong năm 2021 dòng tiền đầu tư đang chảy về đâu? Từ cuối năm 2019, nền kinh tế bắt đầu xuất hiện những tín hiệu tiêu cực khi sức ảnh hưởng của Covid-19 ngày càng lan rộng. Kiếm tìm một kênh đầu tư an toàn giữa mùa dịch đang là bài toán được đặt ra cho nhiều nhà đầu tư trong thời gian qua.Đi tìm lối ra cho dòng vốn đầu tư Sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, lãi suất huy động tiết kiệm tại khối ngân hàng có vốn nhà nước chi phối và ngân hàng tư nhân kỳ hạn dưới 6 tháng đều dưới mức 4%/năm, kỳ hạn từ 13 - 36 tháng cũng không quá 5,5%/năm, tức giảm khoảng 0,5%/năm so trước Tết. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm chi phí đi vay để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang dần phúc hồi, do vậy có thể thấy mức lãi suất huy động hiện đã tiệm cận ở mức thấp nhất trong lịch sử. Trong khi đó, một kênh đầu tư khác được quan tâm là kênh chứng khoán, số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cho thấy chỉ trong tháng 1/2021 đã có tới 86.269 tài khoản của các nhà đầu tư trong nước được mở mới, tăng 36,4% so với tháng 12/2020. Đây là số tài khoản mở mới trong một tháng cao nhất lịch sử hoạt động hơn 20 năm của TTCK Việt Nam. Tuy vậy, giới chuyên gia lại không đánh giá khả quan về mức tăng của TTCK. Chứng khoán có nhiều cơ hội nhưng sẽ không dễ tăng như năm 2020 bởi sau chu kỳ đi lên thì thị trường sẽ có sự điều chỉnh trong ngắn hạn. Khi kinh tế dần phục hồi thì Chính phủ sẽ thực hiện các chính sách để hướng dòng tiền vào hoạt động sản xuất nhiều hơn, do đó cổ phiếu sẽ không còn cơ hội sinh lời cao như năm trước. Lãi suất ngân hàng giảm để kích cầu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán không “dễ ăn”... bởi vậy chẳng có gì ngạc nhiên khi dòng vốn đang đổ phần lớn vào bất động sản. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường, bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu bão hòa, số lượng dự án mở bán mới ngày càng ít do chính sách siết chặt tín dụng... đầu tư vào loại hình bất động sản nào mới được xem là chắc thắng? Thị trường bất động sản đang dần khẳng định vị thế Không phải ngẫu nhiên đất nền luôn giữ vững phong độ tăng giá trước những biến động của thị trường bất động sản. Trong khi quỹ đất tại các đô thị lớn ngày càng eo hẹp đã đẩy giá đất nền gia tăng nhanh chóng thì tại các thị trường mới cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó dù cho quỹ đất sạch tại những khu vực này vẫn còn tương đối dồi dào. Đơn cử như tại thị trường Tây Nguyên, báo cáo thị trường bất động sản năm 2020 của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) cho thấy, những dự án đất nền được quy hoạch bài bản, tiện ích đồng bộ đang dẫn dắt thị trường với tỷ lệ hấp thụ đạt 70 - 80%. Dòng sản phẩm bất động sản cao cấp, tích hợp không gian sống hiện đại luôn nằm trong giỏ hàng đắt khách. Từ tiềm lực sẵn có về một mảnh đất giàu văn hoá, du lịch phát triển, cộng hưởng với quá trình đầu tư bài bản về quy hoạch đô thị, hạ tầng giao thông, Tây Nguyên đang trở thành đích đến của nhiều doanh nghiệp địa ốc và các nhà đầu tư thứ cấp. Theo Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030, nhu cầu đất xây dựng đô thị của Tây Nguyên đến năm 2030 khoảng 33.470 ha. Dự kiến, toàn Tây Nguyên sẽ có 117 đô thị với 28 đô thị hình thành mới trong năm 2030. Trong kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đây sẽ là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của thành phố. Những dự án đất nền được quy hoạch bài bản, tiện ích đồng bộ đang dẫn dắt thị trường với tỷ lệ hấp thụ đạt 70 - 80%. Chỉ trong thời gian ngắn từ năm 2020, sự tham gia của hàng loạt các doanh nghiệp đầu tư uy tín đã đánh dấu sự khởi sắc cho thị trường địa ốc tại TP. Buôn Ma Thuột. TNG Holdings tập trung vào các lĩnh vực phát triển du lịch, nhà ở đô thị, khu dân cư, khu đô thị mới với tổng giá trị đầu tư khoảng hơn 1.700 tỉ đồng; Vingroup dự kiến phát triển dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại - Khách sạn 5 sao, Shophouse; Tập đoàn Capital House ra mắt khu đô thị EcoCity Premia, CTCP Đầu tư Phát triển đô thị Ân Phú sắp giới thiệu khu đô thị Ân Phú... Trong số đó, dự án khu đô thị Ân Phú đang thu hút sự chú ý của không ít nhà đầu tư cả nước bởi sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh từ vị trí, thiết kế quy hoạch, loại hình sản phẩm đất nền đa dạng đến pháp lý minh bạch. Trong bối cảnh lãi suất ngân hàng thấp tạo xu hướng tăng trưởng tín dụng, nguồn tiền nhàn rỗi tìm kênh trú ẩn tiềm năng & hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, chứng khoán và các loại tiền số là kênh kén nhà đầu tư, không dễ dàng và ai cũng có thể tham gia kênh đầu tư này. Với văn hóa và tư duy cố hữu của đa số người Việt thì BĐS vẫn luôn là kênh đầu tư được ưu tiên hơn cả. Nhà đầu tư thường có xu hướng chọn thị trường mới nổi với kỳ vọng vào biện độ lợi nhuận còn nhiều cơ hội. Buôn Ma Thuột hiện nay đang là một thị trường như vậy.
|