Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
Định giá tài sản trong vụ án dân sự – những vướng mắc cần khắc phục

Định giá tài sản trong vụ án dân sự – những vướng mắc cần khắc phục

Th.s NGUYỄN THỊ THANH VÂN (TAND huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) - Định giá tài sản là biện pháp thu thập chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự. Tình trạng khiếu nại kết luận định giá, định giá thấp để trốn tránh một phần nghĩa vụ đối với Nhà nước vẫn còn tồn tại, cần khắc phục.

29 tháng 05 năm 2020 13:30 GMT+7     0 Bình luận
 

Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của định giá tài sản, tìm hiểu quy định của pháp luật tố tụng dân sự về định giá tài sản để đánh giá thực trạng định giá tài sản trong BLTTDS, đề ra giải pháp khắc phục trong thời gian tới có ý nghĩa trong hoạt động này đạt hiệu quả, bảo vệ quyền lợi ích của đương sự.

 1.Khái niệm định giá và định giá tài sản theo tố tụng dân sự

Định giá là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh quy định giá cho hàng hóa dịch vụ. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ trưởng các bộ liên quan trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có thẩm quyền và trách nhiệm định giá. Giá những hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cũng phải nhất quán theo nguyên tắc giá thị trường có sự kiểm soát của Nhà nước (Giá thị trường là giá hàng hóa, dịch vụ hình thành do các nhân tố chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định).[1]

Theo khoản 1 Điều 104 của BLTTDS, các bên đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp hoặc tự thỏa thuận về việc xác định giá tài sản, đồng thời đương sự có quyền lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp cho Tòa án.

Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án. Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được xem là chứng cứ nếu việc thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định[2].

Quy định trên phù hợp nguyên tắc về quyền tự định đoạt và nghĩa vụ chứng minh, cung cấp chứng cứ của các đương sự. Tòa án trưng cầu định giá tài sản và thực hiện việc định giá tài sản trong các trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 104 của BLTTDS là:

– Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;

– Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;

– Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc với người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.

2.Quy định pháp luật về định giá tài sản BLTTDS năm 2015

BLTTDS tiếp tục ghi nhận việc xác định giá tài sản thông qua tổ chức thẩm định giá. Đây là bước tiến quan trọng về kỹ năng lập pháp lần đầu được quy định trong BLTTDS năm 2004, được sửa đổi bổ sung năm 2011. Theo đó một hoặc các bên Tòa án yêu cầu tổ chức thẩm định giá tài sản tiến hành thẩm định giá, tôn trọng sự quyết định của các đương sự trong việc định giá tài sản. Quy định của BLTTDS năm 2015, không chỉ tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản, mà còn giải quyết khó khăn vướng mắc, ở nhiều địa phương phát sinh vụ án tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Trong quá trình giải quyết, không có đương sự nào yêu cầu định giá, không thỏa thuận được giá và cũng không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá hoặc đưa ra giá khác nhau, hoặc trường hợp các đương sự thỏa thuận với nhau giá thấp hơn giá thị trường tại thời điểm tranh chấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước (án phí) hoặc trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba. Điều 92 của BLTTDS năm 2004 không quy định trường hợp các bên thỏa thuận giá thấp để trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba và cũng không quy định rõ về giá thấp là như thế nào nên Tòa án đã chấp nhận giá thỏa thuận của các đương sự theo giá quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh tại thời điểm tranh chấp (thông thường khung giá đất theo quy định của cơ quan nhà nước thấp hơn so với giá thị trường).

Quy định tiếp theo được kế thừa là chủ thể tham gia với tư cách Chủ tịch hội đồng định giá bắt buộc là đại diện của cơ quan tài chính (Phòng tài chính – kế hoạch huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh). Việc ghi nhận này tạo điều kiện thuận lợi hơn khi thành lập Hội đồng định giá, tránh việc các cơ quan đùn đẩy trách nhiệm tham gia Hội đồng định giá với tư cách Chủ tịch hội đồng, đồng thời quy định quyền nghĩa vụ của Hội đồng định giá, của các thành viên hội đồng, của đương sự khi tham gia phiên định giá[3].

Thẩm phán không là thành viên của Hội đồng định giá mà chỉ có quyền thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá phải bao gồm đại diện cơ quan tài chính và các thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan, trong đó đại diện cơ quan tài chính là Chủ tịch Hội đồng định giá. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại Điều 52 BLTTDS. Đó là họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự, họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó, có căn cứ cho rằng họ có thể không vô tư khách quan trong khi làm nhiệm vụ thì không được tham gia Hội đồng định giá.

Luật không quy định cụ thể Hội đồng định giá gồm bao nhiêu thành viên nhưng để đảm bảo nguyên tắc quá bán nghĩa là quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành, Hội dồng định giá tài sản phải gồm ít nhất 03 thành viên.

Ngoài chủ tịch Hội đồng định giá tài sản bắt buộc phải là đại diện cơ quan tài chính thì các thành viên khác của Hội đồng định giá không quy định bắt buộc là những cơ quan nào, mà chỉ nêu chung là cơ quan chuyên môn có liên quan. Như vậy, trong mỗi vụ việc dân, tùy theo đặc điểm của từng loại tài sản cần định giá mà Thẩm phán sẽ lựa chọn, quyết định cơ quan chuyên môn phù hợp. Ví dụ: Khi tài sản cần định giá là quyền sử dụng đất thì trong Hội đồng định giá tài sản nên có đại diện của cơ quan Tài nguyên và môi trường, tài sản định giá là nhà và công trình kiến trúc thì Tòa án cần trưng cầu đại diện của Phòng kinh tế – hạ tầng. Đại diện Ủy ban nhân dân xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá, các đương sự được thông báo về thời gian địa điểm tiến hành định giá có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá.

Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNHTC-BTP-BTC bao gồm những quy định hướng dẫn BLTTDS năm 2004, được sửa đổi bổ sung năm 2011. Dù BLTTTDS năm 2015 đã có hiệu lực, nhưng tinh thần hướng dẫn của Thông tư này nếu không trái luật vẫn có thể áp dụng.

Chi phí định giá là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho công việc định giá và do Hội đồng định giá, doanh nghiệp thẩm định giá tính căn cứ vào quy định của pháp luật. Trước đây, chi phí định giá tài sản chưa được pháp luật quy định. Từ BLTTDS năm 2004, định nghĩa chi phí định giá tài sản, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, việc xử lý tiền tạm ứng định giá tài sản, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng định giá tài sản được quy định từ các Điều 139 đến Điều 142 và các quy định trong các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS năm 2004; tương ứng với quy định từ Điều 163 đến Điều 166 của BLTTDS năm 2015.

Để thực hiện việc định giá tài sản Tòa án sẽ yêu cầu đương sự nộp số tiền được gọi là tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản. Điều 164 của BLTTDS năm 2015 quy định: Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản được xác định như sau:

Người yêu cầu định giá phải nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản; 

Trường hợp các bên không thống nhất được về giá và cùng có đơn yêu cầu Tòa định giá thì mỗi bên đương sự phải nộp một nữa tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản. Trường hợp có nhiều đương sự thì các bên đương sự cùng phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản theo mức mà Tòa án quyết định.

3.Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 104 của Bộ luật này thì nguyên đơn, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.

Để ràng buộc trách nhiệm của đương sự trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp chi phí định giá tài sản, điểm đ khoản 1 Điều 217 của BLTTDS năm 2015 quy định rõ: “Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và các chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và các chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Với các quy định nêu trên đã giải quyết được khó khăn về chi phí định giá cho Tòa án.

Nghĩa vụ nộp tiền chi phí định giá tài sản của các đương sự được xác định như sau:

Đương sự phải chịu chi phí định giá nếu yêu cầu của họ không được chấp nhận

Trong trường hợp định giá để chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí định giá theo tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia. 

Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là có căn cứ; 

Tòa án trả chi phí định giá nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là không có căn cứ; 

Nguyên đơn phải chịu chi phí định giá tài sản nếu vụ án đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289, khoản 3 Điều 296 của BLTTDSnăm 2015 và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá tài sản; người kháng cáo phải chịu chi phí định giá tài sản nếu vụ án đình chỉ xét xử phúc thẩm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của BLTTDSnăm 2015 và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá tài sản. Các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của BLTTDS và Hội đồng định gía tài sản đã tiến hành định giá tài sản thì người yêu cầu định giá tài sản phải chịu chi phí định giá tài sản.

Đối với số tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản đương sự đã nộp sẽ được Tòa án quyết định xử lý khi giải quyết vụ án dân sự theo các nguyên tắc sau:

– Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản không phải  chịu chi phí định giá tài sản thì người phải chịu chi phí định giá tài sản theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp số tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.

– Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản phải chịu chi phí định giá, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí thực tế để định giá tài sản thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu đó, còn nếu số tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản đã nộp nhiều hơn chi phí thực tế để định giá tài sản thì họ được trả lại phần tiền còn thừa đó.

3.Những bất cập, tồn tại của hoạt động định giá tài sản trong các vụ việc dân sự

3.1. Hội đồng định giá không định giá hết tài sản đang tranh chấp cần định giá, định giá tài sản mà đương sự không có yêu cầu.

Một số vụ án có tài sản tranh chấp đa dạng về số lượng, chủng loại, giá trị. Khi tiến hành định giá tài sản đối với những vụ án nêu trên, có thể phát sinh nhiều tình huống. Có thể đương sự yêu cầu định giá tài sản này nhưng Hội đồng lại định giá tài sản khác, không thuộc yêu cầu của đương sự; việc bỏ sót tài sản không định giá cũng có thể phát sinh. Nguyên nhân là do trong quá trình định giá không xem xét, không nghiên cứu kỹ hồ sơ và các yêu cầu. Sai sót này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ của bị đơn mà không thể khắc phục được tại cấp phúc thẩm.

3.2. Tòa án không thành lập Hội đồng định giá, thành phần Hội đồng định gá không vô tư khách quan; khi giải quyết vụ án, Tòa án không căn cứ vào giá mà Hội đồng định giá đã định giá.

Trường hợp một hoặc các bên đương sự có yêu cầu Hội đồng định giá định giá tài sản; Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản; các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra Quyết định định giá tài sản. Mọi phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào giá mà Hội đồng định giá đã định giá. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu không chính xác hay không hợp với giá thị trường mà không cho định giá lại là thực hiện không đúng theo khoản 5 Điều 104 của BLTTDS năm 2015.

3.3.Hội đồng định giá không định giá hoặc định giá không sát với giá thị trường.

Theo nguyên tắc thì việc định giá phải xác định theo giá của tài sản đó trên thị trường tại thời điểm định giá. Tuy nhiên, thực tế hiện nay thì việc định giá của các Hội đồng định giá tài sản chỉ là việc áp giá theo khung bng giá theo quyết định do Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) trực thuộc trung ương ban hành. Kết quả định giá thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường.

Đã có nhiều vụ án bị hủy, sửa chỉ do việc định giá tài sản đơn thuần căn cứ vào khung giá nhà đất mà Ủy ban nhân dân tỉnh quy định, không theo giá thị trường. Bị đơn khiếu nại không đồng ý Tòa án vẫn mà tiến hành đưa vụ án ra xét xử mà không làm thủ tục định giá lại theo quy định.

3.4. Đương sự gây khó khăn, cản trở việc định giá của Hội đồng định giá.

Trong các vụ án tranh chấp dân sự phải tiến hành định giá tài sản thì các bên đương sự có sự tranh chấp gay gắt về tài sản, các bên cùng cho rằng tài sản đó thuộc quyền sở hữu của mình hoặc là của người thân của mình. Do vậy khi Tòa án tiến hành hoạt động định giá tài sản, bên đang quản lý tài sản thường chống đối, có hành vi cản trở hoạt động định giá như không nhận giấy triệu tập của Tòa án về phiên định giá, không cho Hội đồng định giá tiếp cận với tài sản cần định giá, chửi bới, dọa đánh cán bộ Tòa án, cản trở không cho Hội đồng định giá vào làm việc; đóng cửa không cho Hội đồng định giá kiểm tra và định giá tài sản; Tòa án chưa làm tốt công tác phối hợp với lực lượng Công an xã, UBND xã, xử lý tình huống cản trở còn lúng túng … Những hành vi trên đã và đang diễn ra một cách gây gắt, gây khó khăn cho Tòa án.

Điều 16 Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC hướng dẫn, trường hợp có hành vi cản trở Hội đồng định giá tiến hành định giá tài sản thì Chủ tịch Hội đồng định giá yêu cầu đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan Công an và các cơ quan chức năng khác có biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời. Tùy theo tính chất và mức độ của hành vi cản trở mà người có hành vi cản trở Hội đồng định giá bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thể tiến hành định giá tài sản, Hội đồng định giá lập biên bản về việc không thể tiến hành định giá tài sản do có hành vi cản trở và lưu vào hồ sơ vụ án dân sự. Còn việc xác định giá tài sản sẽ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 17 Thông tư liên tịch này. Trên thực tế khi tiến hành định giá tài sản, gặp trường hợp đương sự có hành vi cản trở định giá tài sản, Thẩm phán xử lí còn lúng túng, chưa đúng với quy định, hướng dẫn trên của pháp luật dẫn đến án bị hủy, sửa.

3.5.Các vướng mắc, sai sót khác:

Thứ nhất: Số tiền tạm ứng chi phí định giá được hiểu là chi phí tố tụng (ngoài án phí, lệ phí Tòa án) được quy định tại Chương IX của BLTTDS. Tuy nhiên, tiêu chí hoặc công thức xác định mức thu số tiền tạm ứng chưa có nên mỗi Tòa án thực hiện một cách khác nhau trong cùng một Tòa án, mỗi Thẩm phán cũng có cách thực hiện khác nhau, thậm chí cùng một Thẩm phán nhưng cũng có những vụ án thực hiện không giống nhau; nhìn chung, chi phí được vận dụng một cách linh hoạt tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể trên tinh thần tiết kiệm, vừa đủ. Trong trường hợp đương sự khiếu nại về chi phí định giá và tòa án phải giải quyết khiếu nại làm cho vụ án kéo dài.

Những khoản chi trong việc xem xét, thẩm định tại chỗ thường bao gồm những khoản sau:

– Chi phí bồi dưỡng hội đồng định giá:

– Chi phí cho phương tiện đi lại.

– Chi phí cho đại diện Uỷ ban nhân dân, công an xã tham gia xem xét chứng kiến định giá, thẩm định.

Ngoài ra, có những vụ phải xem xét, thẩm định hơn một buổi làm việc, địa điểm ở xa, Tòa án phải sắp xếp bữa ăn, nước uống cho tất cả những người tham gia xem xét, thẩm định tại chỗ mà không biết lấy kinh phí từ nguồn nào.

Thứ hai: Về cán bộ được cử làm thành viên Hội đồng định giá: Thực trạng hiện nay ở các cơ quan chuyên môn chưa có cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực định giá tài sản. Nhiều địa phương, các phòng ban trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện chỉ ấn định trong tuần có 01 ngày tham gia vào Hội đồng định giá tài sản của Tòa án, trong khi số lượng vụ án cần để định giá nhiều. Việc xác định được thời gian mà các thành viên đều không bận công tác chuyên môn của họ để tiến hành việc định giá tài sản là rất khó. Trong nhiều trường hợp, Toà án đã thông báo cho đương sự, chính quyền địa phương về thời gian định giá, nhưng khi một trong các thành viên của Hội đồng định giá tài sản có công việc đột xuất tại cơ quan là phải hoãn, hoặc đợi thành viên Hội đồng đến trễ dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết vụ án, gây bức xúc cho đương sự.

Thứ ba: So với BLTTDS năm 2004 thì BLTTDS năm 2015 quy định khi có tranh chấp, nếu các bên tự quyết định về giá trị khối tài sản hoặc thuê tổ chức dịch vụ có chức năng thẩm định giá tài sản thì Toà án tôn trọng sự quyết định của các đương sự. Trường hợp các bên đương sự xảy ra không thống nhất, một bên yêu cầu Tòa ra quyết định định giá, bên kia đề nghị thuê tổ chức thẩm định giá tài sản, thì giải quyết tình huống như thế nào. Nếu Tòa án chấp nhận ra quyết định định giá tài sản, nhưng mức giá do Hội đồng định giá thấp hơn hoặc cao hơn giá của tổ chức thẩm định giá thì Tòa án dùng kết quả nào làm căn cứ giải quyết vụ án. Theo người viết, để đảm bảo tính công bằng, Tòa án sẽ ra quyết định định giá tài sản theo yêu cầu của bên có yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá dựa trên căn cứ được quy định tại Khoản 3 Điều 104 của BLTTDS là: “theo yêu cầu của một hoặc của các bên đương sự”.

4.Nguyên nhân dẫn đến tồn tại, vướng mắc

Những tồn tại, vướng mắc nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau đây:

– Thứ nhất: Quy định pháp luật về hoạt động định giá tài sản có nội dung chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến chưa thống nhất trong cách hiểu và áp dụng.

– Thứ haiMột số Thẩm phán chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình thụ lý giải quyết án. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, một số nơi còn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ và khối lượng công việc cũng như sự đa dạng, tính chất phức tạp của án dân sự trong tình hình hiện nay. Năng lực, trình độ của Thẩm phán chưa đồng đều; chưa nêu cao tình thần học tập, rèn luyện kỹ năng chuyên môn, ít nghiên cứu cập nhật các văn bản pháp luật, không nắm bắt kịp thời hướng dẫn của cấp trên cũng như sự thay đổi trong chính sách pháp luật nên năng lực và trình độ chuyên môn còn hạn chế. Do vậy, một số Thẩm phán khi gặp các vụ án phức tạp còn rất nhiều lúng túng, dẫn đến có nhiều sai sót, vi phạm về thủ tục tố tụng hoặc sai lầm trong áp dụng pháp luật. Trong giải quyết án, một số Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ không kỹ, đánh giá chứng cứ còn chủ quan, chưa đầy đủ, không toàn diện.

– Thứ ba: Nhiều đương sự không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, gây khó khăn, cản trở định giá tài sản.

– Thứ tư: Sự phối hợp của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương  còn thực hiện chưa tốt, còn nhiều hạn chế.

Thứ năm: Thành viên của Hội đồng định giá không phải là cơ quan chuyên về định giá tài sản mà chỉ kiêm nhiệm nên đôi khi chưa quan tâm, dành thời gian nhiều cho hoạt động định giá, không có đủ các thông tin, tài liệu liên quan, không có đủ thời gian để thực hiện việc khảo sát giá trên thị trường trong khi giá cả luôn có sự biến động. Nhiều địa phương, việc chuyển nhượng số loại tài sản nhất định hầu như không diễn ra nên khó xác định được giá theo thị trường. Mặc khác, tâm lý của các thành viên Hội đồng định giá tài sản áp giá theo khung giá Nhà nước quy định là dễ thực hiện và có độ an toàn. Do đó, trong nhiều trường hợp đương sự không đồng ý với mức giá mà Hội đồng định giá tài sản kết luận, và cả Tòa án cũng nhận thấy mức giá không phù hợp, nhưng khi yêu cầu định giá lại đều bị từ chối vì những lý do nêu trên.

5.Kiến nghị

– Về việc đương sự cản trở hoạt động của Hội đồng định giá thì cần bổ sung các quy định: Cần có quy định lực lượng hổ trợ tư pháp phối hợp toàn diện với Tòa án trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự đặc biệt là bảo vệ Hội đồng định giá trong việc định giá đối với những vụ án phức tạp, các đương sự dễ dàng xung đột bởi những điều nhỏ nhặt.

Về xử lý trong trường hợp có hành vi cản trở Hội đồng định giá tiến hành định giá tài sản: Trường hợp này Chủ tịch Hội đồng định giá yêu cầu đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác có biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu người có hành vi cản trở đó không dừng hành vi thì Hội đồng định giá đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc người có hành vi thực hiện hoặc không thực hiện hành vi nào đó tương ứng theo quy định tại Điều 127 BLTTDS.

Về thẩm quyền xử phạt, mức tiền xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. Người có thẩm quyền để xử phạt là Chánh án Tòa án hoặc phó Chánh án được ủy quyền. Mức xử phạt nghiêm khắc với thủ tục đơn giản, nhanh chóng sẽ là chế tài để hạn chế hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự đáng kể.

– Thường xuyên tổ chức tập huấn, rút kinh nghiệm về công tác định giá tài sản trong vụ việc dân sự. Địa phương nào vướng mắc có thể báo cáo và xin ý kiến trực tiếp tại Hội nghị tập huấn trực tuyến của TAND tối cao định kỳ 03 tháng một lần. Qua đó, toàn ngành tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và thống nhất cách giải quyết.

– Về thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá: Theo người viết, các đương sự có quyền lựa chọn Hội đồng định giá tài sản hoặc tổ chức thẩm định giá tài sản tiến hành định giá tài sản. Trừ trường hợp phát sinh căn cứ định giá lại, đối với tài sản cần được định giá không cần phải tiến hành nhiều lần, kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Nếu không có điểm dừng, thì một vụ án có thể định giá nhiều lần. Cụ thể:

Trong trường hợp đã có kết quả định giá của Hội đồng định giá tài sản (do các bên yêu cầu), nhưng sau đó các bên vẫn yêu cầu Toà án thuê tổ chức thẩm định giá định giá tài sản tranh chấp, thì luật nên quy định buộc các bên chấp nhận kết quả định giá của tổ chức thẩm định giá, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Trường hợp sau khi có chứng thư thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá mà các bên vẫn yêu cầu Toà án ra quyết định định giá tài sản, thì dù kết quả thẩm định giá của Hội đồng định giá có như thế nào, các bên phải chấp nhận và Toà án lấy kết quả đó làm căn cứ giải quyết vụ án, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

– Để khắc phục tình trạng Hội đồng định giá chỉ căn cứ vào khung giá mà địa phương ban hành để định giá, không tính theo giá thị trường hoặc nêu lý do không biết giá thị trường thế nào để xác định. Trước hết cần phải xác định việc định giá theo giá thị trường là nội dung bắt buộc được quy định trong của Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự yêu cầu Hội đồng định gía phải định giá theo giá thị trường. Hội đồng định giá có thể tham khảo mức giá tại địa phương thông qua đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường có mặt chứng kiến tại phiên định giá. Chỉ định giá theo khung giá khi thu thập được các chứng cứ chứng minh khung giá đó cũng phù hợp với giá thị trường.

– Về căn cứ định giá lại: Cần bổ sung thêm vào khoản 5 Điều 104 của BLTTDS các căn cứ định giá lại tài sản như sau:

Có căn cứ thành viên của Hội đồng định giá không đủ tiên chuẩn, năng lực làm thành viên Hội đồng định giá.

Có căn cứ thành viên Hội đồng định giá không vô tư khách quan (là người thân thích của đương sự, tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người làm chứng, người phiên dịch..) có căn cứ xác định giá bị biến động do thời điểm giá có khoảng cách dài với thời gian Tòa án đưa vụ án ra xét xử.

– Mỗi Thẩm phán cần nắm vững và thực hiện đúng các quy định tố tụng về định giá tài sản. Tăng cường công tác thông tin hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong toàn hệ thống Tòa án. Thẩm phán cần chú trọng công tác hòa giải, đây là tiền đề để hạn chế tài sản cần định giá hoặc không cần thực hiện thủ tục định giá tài sản.

– Cần sớm nghiên cứu soạn thảo để ban hành văn bản quy phạm pháp luật về định giá tài sản trong tố tụng dân sự để phù hợp với tinh thần của BLTTDS năm 2015. Văn bản này phải nghiên cứu và được thẩm định từ thực tiễn để có thể khắc phục những nhược điểm đã phân tích ở trên. Người viết đề xuất, cần thành lập Hội đồng định giá thường xuyên cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp để định giá tài sản khi có yêu cầu của Tòa án nhân dân cấp huyện; Hội đồng định giá thường xuyên cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp để định giá khi có yêu cầu của Tòa án và thực hiện định giá lại.

Cơ quan Thi hành án cưỡng chế giao tài sản cho người trúng đấu giá. Ảnh: Báo Đồng Nai

[1]Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá.

[2] Khoản 8 ĐIều 95 BLTTDS

[3] Điều 104 BLTTDS năm 2015.





Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 33
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
29
30
31
32
33
Next
Last
* Vỡ nợ, cắt lỗ, nhà vì Covid-19: Cảnh báo chiêu trò mới!
* Đất nền tỉnh lẻ: Thanh khoản giảm, giá bán đi ngang
* Vũng Tàu khởi động dự án sân bay Gò Găng, giá đất lập tức 'nhảy múa'
* Các sở ngành chậm "gỡ khó" cho doanh nghiệp BĐS, TP.HCM chỉ đạo khẩn
* https://vietnamnet.vn/vn/bat-dong-san/co-hoi-mua-chung-cu-vua-tui-tien-trong-mua-dich-covid-19-631402.html
* Bà Rịa – Vũng Tàu hướng dẫn cấp sổ hồng cho condotel và biệt thự biển
* Dự án nhà ở “treo” 20 năm vì khiếu kiện kéo dài
* Không tập trung quá 10 công nhân một chỗ trên công trình xây dựng
* Loạt sai phạm ở dự án đẳng cấp bậc nhất Bắc Ninh trước khi bị thanh tra
* Cấm bán căn hộ có ban công hướng trụ sở tỉnh uỷ cho người nước ngoài
First
Prev
Page 1 of 238
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
234
235
236
237
238
Next
Last