Thẩm định giá Doanh nghiệp là gì? KHÁI NIỆM: SỰ CẦN THIẾT CỦA THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Với sự phát triển của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán và các thị trường tài sản khác thì thẩm định giá doanh nghiệp và các lợi ích của nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nó cung cấp bức tranh tổng quát về giá trị của một doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng phục vụ cho đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá đưa ra quyết định hợp lý trong các vấn đề hợp lý sau: Giúp các cơ quan quản lý của nhà nước nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và giá trị của doanh nghiệp để có chính sách quản lý cụ thể đối với từng doanh nghiệp như thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản, thuế khác. Giúp doanh nghiệp có những giải pháp cải tiến quản lý cần thiết nhằm nâng cao hiểu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát lợi nhuận. Là cơ sở sử lý, giải quyết tranh chấp nảy sinh giữa các cổ đông khi phân chia cổ tức, góp vốn… Là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân đầu tư đưa ra quyết định mua bán, chuyển nhượng chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính, cơ sở để sáp nhập, chia tách, giải thể, liên doanh. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: Các công ty: - Đã và đang chuẩn bị Cổ phần hóa - Dự kiến sẽ có những thay đổi đáng kể về quyền sở hữu hoặc cơ cấu vốn của công ty: sáp nhập, liên doanh, liên kết, chuyển nhượng vốn, mua bán công ty hoặc nhượng quyền kinh doanh… - Chuẩn bị phát hành trái phiếu lần đầu tiên ra công chúng - Đang trên đà phát triển và mở rộng qui mô hoạt động, hoặc có sự thay đổi về tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh. MỤC ĐÍCH THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP: Mua bán, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, thanh lý, cổ phần hóa,… Việc mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia nhỏ, giải thể , thanh lý, cổ phần hóa,… là các giao dịch có tính chất thường xuyên và phổ biến trong cơ chế thị trường, thể hiên nhu cầu đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, tài trợ phát triển, tăng cường khả năng cạnh tranh và được tiến hành trên cơ sở giá trị DN đã được xác định và đánh giá. Ra các quyết định kinh doanh và tài chính Giá trị doanh nghiệp phản ánh năng lực tổng hợp, khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là căn cứ quan trọng trong quá trình phân tích, đánh giá trước khi đưa ra các quyết định hoặc những giải pháp cải tiến quản lý cần thiết nhằm nâng cao hiểu quả kinh doanh và tài chính. Đánh giá uy tín kinh doanh, khả năng tài chính và tín dụng Các quyết định đầu tư, tài trợ hoặc tiếp tục tài trợ tín dụng cho doanh nghiệp đều căn cứ vào các thông tin về giá doanh nghiệp đã được đánh giá về uy tín kinh doanh, về khả năng tài chính và vị thế tín dụng. Kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân và công chúng đầu tư ra quyết định đầu tư vào các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính. Quản lý vĩ mô Thông tin về giá trị doanh nghiệp là một căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, các tổ chứng quản lý và kinh doanh chứng khoán đánh giá tính ổn định của thị trường, nhận dạng các hiện tượng đầu cơ hoặc thao túng thị trường, quyền kiểm soát doanh nghiệp,… để từ đó có thể đưa ra các chính sách, biện pháp điều tiết thị trường một cách hợp lý, bình đẳng và phù hợp với các quy định của pháp luật. LỢI ÍCH CỦ VIỆC THẨM ĐỊNH DOANH NGHIỆP: • Bằng việc xác định các điểm mạnh, điểm yếu và các giá trị cốt lõi của công ty, “Xác định giá trị Doanh nghiệp” trở thành một công cụ hữu hiệu giúp công ty hiện thực hoá được cơ hội và gia tăng giá trị cho các cổ đông hoặc nhà đầu tư tương lai. • Trong các trường hợp cần thiết, sẽ vạch ra các kế hoạch và các kiến nghị chuẩn bị cho các hoạt động tiền và hậu IPO • Chỉ ra những thay đổi cần thiết về hệ thống tài chính, cơ cấu thành phần cổ đông hoặc cấu trúc doanh nghiệp bởi qui trình này sẽ tạo ra một diễn đàn mở để công ty có thể thảo luận một cách sâu rộng và xem xét xem những cơ cấu này có đồng nhất và có lợi cho tương lai của công ty hay không? • Hỗ trợ Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đưa ra những quyết định khó khăn như các hoạt động bán hàng hoặc loại bỏ các hoạt động làm ăn không có lãi hoặc không mang tính mấu chốt, để tập trung vào những hoạt động mang lại giá trị cao • Đưa ra những phân tích về hệ thống quản trị và điều hành công ty, đồng thời cung cấp những đánh giá về năng lực đối với một số các vị trí nhân lực chủ chốt • Một dự án “Xác định giá trị Doanh nghiệp” toàn diện và thành công sẽ đem lại những hiệu quả tích cực do đội ngũ chuyên gia tư vấn sẽ phát hiện ra những khu vực làm ăn hiệu quả của công ty, từ đó sẽ đưa ra được những giải pháp phát huy tối đa hiệu quả điểm mạnh đó để gia tăng giá trị cho các cổ đông và chủ doanh nghiệp CÁC NỘI DUNG CẦN THẨM ĐỊNH: Gồm các nội dung chủ yếu như sau: • Các báo cáo tài chính – Đảm bảo độ chính xác. • Tài sản – Xác thực giá trị, tình trạng, và quyền sở hữu. • Nguồn nhân lực – Xác định điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ nhân viên. • Chiến lược bán hàng – Phân tích các chính sách bán hàng, bao gồm các đánh giá về tính hiệu quả và không hiệu quả • Marketing – Xem xét tính hiệu quả của các chương trình, chiến lược marketing • Lĩnh vực hoạt động – đánh giá lĩnh vực hoạt động của công ty • Đối thủ cạnh tranh – Hiểu và nắm bắt được các mối đe dọa cạnh tranh tiềm tàng. • Hệ thống quản lý nội bộ – hiệu quả chưa? Có cần thiết cải tiến không? • Các vần đề về luật pháp - thuế, cơ cấu vốn… • Các hợp đồng và hợp đồng cho thuê • Hệ thống các nhà cung cấp – Độ tin cậy cũng như các điều khoản thương mại - Các yếu tố khách quan: • Phân tích ngành • Ảnh hưởng của tình hình và xu hướng kinh tế quốc gia • Các yếu tố cạnh tranh bên ngoài (Nguồn bách kha toàn thư Wikipedia)
|
,