Quyết định 57/1999/TĐC

QUI TRÌNH TẠM THỜI THẨM ĐỊNH KỸ THUẬT THIẾT BỊ ĐÃ QUA SỬ DỤNG

(Ban hành theo quyết định số 57/1999/QĐ-TĐC ngày 11/03/1999 của tổng cục trưởng tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng)

 

1.     Phạm vi áp dụng:

Quy trình này chi tiết hóa Qui trình kiểm tra Nhà nước thiết bị công nghệ nhập khẩu ban hành theo Quyết định số 137/TĐC – QĐ ngày 21/05/1995 của tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng được áp dụng để thẩm định kỹ thuật thiết bị đã qua sử dụng theo yêu cầu được nêu trong Qui định những yêu cầu chung về kỹ thuật đối với nhập các thiết bị đã qua sử dụng được ban hành theo Quyết định số 2019/1997/QĐ-BKCNMT ngày 21/12/1997 và Quyết định số 491/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 19/04/1998 của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường.

2.     Qui định chung :

2.1                        Trạng thái thiết bị khi tiến hành thẩm định kỹ thuật (TĐKT)

       Việc thẩm định được tiến hành khi thiết bị ở một trong các trạng thái sau đây:

       A  Đang vận hành

       B: Không vận hành nhưng đã được lắp ráp để ở trạng thái sẵn sàng hoạt động;

       C: Đã lâu không vận hành nhưng đã được lắp ráp hoàn chỉnh;

       D: Đã được tháo rời thành từng cụm;

2.2      Vị trí của thiết bị  khi tiến hành thẩm định kỹ thuật.

       Việc TĐKT các thiết bị được tiến hành ở các vị trí sau:

-         Tại nơi chuẩn bị tháo dỡ hay đang tháo dỡ để xuất khuẩu;

-         Tại kho để chuẩn bị xuất khẩu;

-         Tại kho trung chuyển hay kho của nơi nhận thiết bị;

-         Tại nơi lắp đặt để sản xuất;

            Nơi đặt thiết bị phải có diện tích đủ rộng để thuận tiện cho việc TĐKT.

2.3      Danh mục thiết bị được thẩm định kỹ thuật

       Danh mục thiết bị phải có đầy đủ các thông tin: Tên gọi thiết bị (tiếng Việt và một ngoại ngữ đối với chúng tốt nhất là tiếng Anh); ký mã hiệu; hãng sản xuất; nước sản xuất; năm sản xuất; số lượng; mức chất lượng còn lại do nhà cung cấp tự đánh giá (nếu có), giá của thiết bị.

       Kèm theo danh mục là các tài liệu kỹ thuật liên quan tới thiết bị sẽ được thẩm định (nếu có)

       Tổ chức thẩm định nêu trong quy trình này là các Trung tâm kỹ thuật thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoặc các Tổ chức được Tổng cục chỉ định.

2.4             Thẩm định viên/ nhóm thẩm định viên

       Tuỳ theo mức độ phức tạp của thiết bị, việc thẩm định kỹ thuật được tiến hành bởi thẩm định viên hoặc nhóm thẩm định viên.

       Thẩm định viên là người của tổ chức thẩm định, có đủ các điều kiện dưới đây.

-         Được đào tạo phù hợp với công việc thẩm định, có thời gian và kinh nghiệm công tác trong tổ chức thẩm định.

-         Được huấn luyện nghiệp vụ, pháp chế về công tác thẩm định thiết bị công nghệ.

       Trong trừơng hợp cần thiết, tổ chức thẩm định có thể sử dụng các chuyên gia bên ngoài để thực hiện vai trò thẩm định viên.

       Thẩm định viên có thể hoạt động độc lập hay theo nhóm tuỳ yêu cầu của công việc thẩm định.

       Khi hoạt động theo nhóm, một thẩm định viên được chỉ định điều hành công việc chính của nhóm.

2.5      Chuyên gia và hội đồng tư vấn:

  Chuyên gia là các cán bộ kỹ thuật được tổ chức thẩm định yêu cầu thực hiện một số vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ liên quan công tác thẩm định.

  Đối với thiết bị phức tạp hoặc có yêu cầu quản lý đặc biệt tổ chức thẩm định thành lập hội đồng tư vấn bao gồm một số chuyên gia để tham khảo ý kiến các vấn đề dưới đây:

-         Chọn hạng mục thẩm định

-         Hệ số trọng lượng của các hạng mục;

-         Xác định tình trạng chất lượng thực tế của thiết bị (đối với các thiết bị có trình độ kỹ thuật công nghệ cao, lần đầu được thẩm định);

-         Một số yêu cầu khác;

2.6      Nhà thầu phụ

       Tổ chức thẩm định có thể yêu cầu một tổ chức khác (gọi là nhà thầu phụ) thực hiện phần công tác thẩm định khi cần thiết. trách nhiệm của Nhà thầu phụ được ràng buộc trong Hợp đồng các bên.

2.7      Nội dung và phương pháp thẩm định

       Việc TĐKT được tiến hành theo nội dung và phương pháp sau:

-         Đánh giá định tính chất lượng thiết bị;

-         Xác định mức chất lượng thực tế của thiết bị được thẩm định.

Đối với thiết bị đơn chiếc hoặc một lô thiết bị đơn chiếc trong một hợp đồng và các thiết bị trong dây chuyền công nghệ có giá trị đến 100.000 USD chỉ áp dụng đánh giá định tính (theo 3.1)

Đối với thiết bị đơn chiếc hoặc dây chuyền thiết bị công nghệ có giá trị trên 100.000 USD thì sau khi đánh giá định tính chất lượng của thiết bị sẽ tiến hành xác định mức chất lượng thực tế của thiết bị (theo 3.2);

3.     Thẩm định

3.1.    Đánh giá định tính chất lượng của thiết bị:

Xem xét hồ sơ, đối chiếu thiết bị đuợc thẩm định với các danh mục thiết bị có yều cầu thẩm định. Áp dụng phương pháp quan sát trực quan thiết bị tại thời điểm và vị trí thẩm định. Xem xét sự phù hợp của thiết bị đối với danh mục thiết bị có yêu cầu thẩm định. Tiếnh hành đánh giá để phân loại chất lượng thiết bị theo qui định trong bảng mô tả khoảng chất lượng ở phụ lục 1 của qui trình này.

Kết quả đánh giá được trình bày trong phụ lục 2.

3.2.    Xác định mức chất lượng thực tế của thiết bị được thẩm định (K)

Phương pháp này được thực hiện theo trình tự sau:

3.2.1      Phân nhóm thiết bị

Việc phân nhóm thiết bị chỉ thực hiện khi thẩm định dây chuyền thiết bị có số lượng thiết bị nhiều và hình thành từng cụm công nghệ độc lập. Tuỳ qui mô của dây chuyền công nghệ và yêu cầu của việc thẩm định có thể chia thiết bị ra thành từng nhóm để thực hiện trong việc xác định hạng mục thẩm định; hệ số trọng lượng các hạng mục được xác định khi tiến hành thẩm định.

3.2.2      Đánh giá định tính chất lượng thiết bị.

Thực hiện theo nội dung và phương pháp nêu trong mục 3.1.

3.2.3      Xác định mức chất lượng thực tế

Mức chất lượng thực tế (K) được xác định theo các bước như sau:

·        Bước 1: Xác định hạng mục thẩm định và hệ số trọng lượng (m) của từng hạng mục

a.             Hạng mục thẩm định được trình bày trong bảng 1 dưới đây:

TT

Hạng mục thẩm định

Hệ số trọng lượng (m­­­­­­­i)

Gía trị chuẩn so sánh (X2)

Gía trị đạt được (X1)

Gía trị chỉ tiêu CL tương đối (q1)

01

Ngoại quan và tính đầy đủ của thiết bị

 

 

 

 

02

Động lực chính của thiết bị

-      An toàn

-      Trạng thái và khả năng làm việc

 

 

 

 

03

Hệ thống truyền động

-      An toàn

-      Trạng thái và khả năng làm việc

 

 

 

 

04

Hệ thống điều khiển

-      Trạng thái khả năng làm việc

 

 

 

 

05

Bộ công tác

-      An toàn

-      Trạng thái và khả năng làm việc

 

 

 

 

06

Các bộ phận phụ trợ

-      Trạng thái và khả năng làm việc

 

 

 

 

b.     Xác định hệ số trọng lượng (m­­­­­­­i)

 Hệ số trọng lượng (m­­­­­­­i) cửa từng hạng mục được xác định với thang điểm từ 1 đến 10 theo nguyên tắc khi hạng mục thẩm định càng quan trọng thì hệ số càng lớn.

Hệ số trọng lượng (m­­­­­­­i) được xác định trên cơ sở xử lý ý kiến các thành viên của nhóm chuyên gia hoặc của Hội đồng tư vấn thông qua bỏ phiếu theo trình tự như sau:

-         Nếu các kết quả mi có độ rộng (Rmi= mi max – mi min) >2 thì phải xử lý để loại bỏ các ý kiến khác biệt. khi gặp trường hợp này, thành viên có ý kiến khác biệt cần trình bày ý kiến của mình, sau đó thảo luận rồi tiến hành bỏ phiếu lại. nếu sau hai lần bỏ phiếu mà vẫn chưa thay đổi thì báo cáo với Thủ trưởng tổ chức thẩm định để có quyết định cuối cùng.

-         Nếu kết quả mi không có ý kiến khác biệt, giá trị trung bình mi được tính theo công thức:

m = 1/p * S mij  ( j = 1 – p) (1)

Trong đó :

p : số thành viên tham gia với:

§        pmin = 3 – đối với thiết bị thông thường.

§        pmin = 5 – đối với thiết bị phức tạp

mij: hệ số trọng lượng hạng mục nội dung thứ i do thành viên thứ j cho

Sau khi tính toán mi  được làm tròn số thành số nguyên.

·  Bước 2: Xác định giá trị thực tế của từng hạng mục thẩm định

Các thẩm định viên xem xét, kiểm tra đánh giá và ghi nhận thực trạng các hạng mục cần thẩm định và theo các phương pháp sau:

-         Phương pháp ngoại quan: Các thẩm định viên quan sát, ghi nhận thực trạng các hạng mục cần thẩm định của thiết bị. Việc ghi nhận có thể mô tả bằng viết hay bằng chụp ảnh...

-         Đo đạc: thông thường chỉ đo một số thông số liên quan tới an toàn (như điện trở cách điện của động cơ điện) kích thước hình học (các khoảng cách an toàn, trạng thái mài mòn, nứt... tại một số điểm của thiết bị...)

-         Xử lý thông tin từ ý kiến của chuyên gia (nếu có)

Tiến hành cho điểm các hạng mục thẩm định trên cơ sở kết qủa đã ghi nhận được. việc cho điểm được áp dụng thang điểm 5-4-3-0 với số lẻ là 0,5 ứng với bốn nấc Tốt – Khá – Đạt – Không đạt.

Khi ý kiến giữa các thẩm định viên không nhất trí, việc xử lý được thực hiện theo trình tự đã được nêu ở mục b của bước 1 với các thay đổi sau:

-         Xử lý để loại bỏ ý kiến khác biệt nếu độ rộng của giá trị Xi (Rxi = Xmax – Xmin) >1

-         Xác định giá trị trung bình Xi theo công thức sau:

 XI = /p * S xij  ( j = 1 – p) (2)

Trong đó :

p: số thẩm định viên tham gia được qui định như sau:

§        Pmin = 3  trong đó có 1 thẩm định viên là chuyên gia ngoài tổ chức thẩm định đối với các lô thiết bị có giá trị đến 4 triệu USD.

§        Pmin = 5 trong đó có ít nhất 2 thẩm định viên là chuyên gia ngoài tổ chức thẩm định đồi với các lô thiết bị có giá trị trên 4 triệu USD.

Xij: giá trị thực tế của hạng mục thứ i  do thẩm định viên thứ j cho

Như vậy, giá trị đặc trưng (chuẩn) ở trạng thái mới, chưa qua sử dụng là X0=5

·  Bước 3: Xác định giá trị chỉ tiêu chất lượng đối (qi)

(3) qi = Xi/ Xo = XI/ 5

·  Bước 4: Xác định giá trị chỉ tiêu chất lượng tổng hợp (Q) của thiết bị theo công thức: 

         (4)  Q = S miqi ( i=1 – n)

Trong đó : n là số hạng mục cần thẩm định.

·  Bước 5: Xác định mức chất lượng thực tế (K) theo công thức :

(5) K= Q/S mi ( i=1 – n)

·  Bước 6: Xử lý kết qủa cuối cùng

-          Nếu K nằm trong khoảng mức chất lượng đã được xác định theo phương pháp định tính thì K là mức chất lượng đặc trưng cho thiết bị được thẩm định.

-         Nếu K thấp hơn giá trị cuối cùng ở mức 2 nhưng kết quả xác định theo phương pháp định tính nằm ở trong khoảng mức 1 hay mức 2 thì được xử lý như sau:

§        K được cộng thêm 1% nếu kết qủa xác định theo phương pháp định tính nằm khoảng mức 2.

§        K được cộng thêm 2% nếu kết qủa xác định theo phương pháp định tính nằm khoảng mức 1.

Kết qủa xác định mức chất lượng thực tế được trình bày trong phụ lục 2.

4.     Xử lý kết quả :

4.1 Nếu thiết bị có mức chất lượng thực tế (K) trên 80% thì được kết luận là đạt yêu cầu.

4.2 Nếu thiết bị có mức chất lượng thực tế (K) nhỏ hơn hay bằng 80% thì được kết luận là không đạt yêu cầu.

Các điểm không phù hợp được nêu trong phụ lục 3.

4.3 Nếu có yêu cầu, tổ chức thẩm định sẽ tiến hành thẩm định lại việc khắc phục các điểm không phù hợp.

Kết qủa thẩm định lại được trình bày trong phụ lục 4.

5.     Thông báo kết qủa thẩm định kỹ thuật.

Sau khi kết thúc việc thẩm định kỹ thuật. Thủ trưởng tổ chức thẩm định thông báo kết quả cho cơ quan trưng cầu thẩm định, đồng thời gửi 01 bản Thông báo kết quả về tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thay báo cáo. Trừơng hợp thẩm định theo yêu cầu của Tổng cục, Thông báo kết quả thẩm định được gửi về Tổng cục để xem xét, quyết định.

6.     Lưu trữ hồ sơ

Tổ chức thẩm định lưu trữ toàn bộ hồ sơ thẩm định ít nhất là 02 năm kể từ ngày ra thông báo kết quả thẩm định, đồng thời thực hiện việc bảo mật theo quy định.

 

Phụ lục 1

BẢNG MÔ TẢ KHOẢNG MỨC CHẤT LƯỢNG CỦA THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ

 

Mức

Khoảng mức chất lượng (K%)

Mô tả

(1)

(2)

(3)

1

> 90% ¸ 100%

-         Thiết bị mới đưa vào sử dụng được bảo dưỡng kỹ thuật tốt

-         Ngoại quan tổng thể trong “như mới”

-         Các cụm chức năng chính và chi tiết ngoại vi còn đầy đủ

-         Các bộ truyền động và công tắc chưa có dấu hiệu mài mòn.

-         Hệ thống điều khiển còn nguyên vẹn, đảm bảo độ tin cậy chính xác khi hoạt động.

-         Thiết bị vận hành bình thường, đạt các tính năng cơ bản như nguyên thủy.

2

>80% ¸ 90%

-         Thiết bị đã qua sử dụng, có thể vừa được sửa chữa hoàn chỉnh đang vận hành sản xuất.

-         Ngoại quan tổng thể khá tốt, không bị rỉ sét, còn lớp sơn nguyên thủy hoặc đã được sơn tân trang kỹ lưỡng, đảm bảo tính mỹ quan công nghiệp.

-         Các cụm chức năng chính và chi tiết ngoại vi đầy đủ. Một số chi tiết được sữa chữa thay mới, không có chi tiết nào mòn rõ rệt

-         Hệ thống điều khiển còn tốt đảm bảo đầy đủ các chức năng điều khiển hoạt động của thiết bị.

-         Thiết bị vận hành bình thường thoả mãn với mục đích sử dụng.

3

> 70%¸80%

-         Thiết bị cũ đã qua sử dụng, đang vận hành sản xuất.

-         Ngoại quan tổng thể trung bình, lớp phủ bề mặt (sơn, xi mạ) bị bong tróc nhẹ, không đáng kể.

-         Các cụm chức năng chính còn đủ, một vài chi tiết ngoại vi bị mất mát hoặc hư hỏng. Các bộ truyền động và công tắc đã có dấu hiệu mài mòn.

-         Hệ thống điều khiển vẫn còn bảo đảm tính năng, hoạt động.

-         Thiết bị có khả năng vận hành bình thường. Tuy nhiên để thoả mãn mục đích sử dụng, thiết bị cần phải được tân trang sửa chữa, thay mới và cân chỉnh lại một vài bộ phận.

4

> 60% ¸ 70%

-         Thiết bị cũ đã qua sử dụng, đang vận hành sản xuất, đã qua tân trang, sửa chữa nhỏ.

-         Ngoại quan tổng thể kém, lớp phủ bề mặt bị bong tróc, trầy xước nặng.

-         Các cụm chức năng chính và chi tiết ngoại vi cũ kỹ, hư hỏng, các bộ truyền động và công tắc mòn rõ rệt.

-         Hệ thống điều khiển khó khăn và hư hỏng.

-         Thiết bị làm việc không ổn định vỉ hỏng hóc, không thoả mãn mục đích sử dụng. Để thoả mãn mục đích sử dụng thiết bị cần phải được sửa chữa cân chỉnh lại (mức trùng tu).

5

> 50% ¸ 60%

-         Thiết bị cũ đã qua sử dụng, đang vận hành sản xuất. Bảo dưỡng kém, chưa được tân trang sửa chữa (kể từ ngày đưa vào sửa dụng)

-         Ngoại quan tồi tàn. lớp phủ bề mặt bị bong tróc, rỉ sét. Các chi tiết ngoại vi bị gẫy vỡ, sứt mẻ, hư hỏng. Thân máy bám đầy mỡ, bụi bẩn.

-         Các cụm chức năng chính và phụ hao mòn rõ rệt tương tự mức 4

-         Hệ thống điều khiển tương tự mức 4.

-         Thiết bị làm việc không ổn định. không thỏa mãn mục đích sử dụng. Để phục hồi chức năng máy cần được sửa chữa cân chỉnh ( trên mức trùng tu).

6

> 40% ¸ 50%

-         Thiết bị cũ đã qua sử dụng, để lâu không sử dụng. Bảo dưỡng kém.

-         Ngoại quan tồi tàn, tương tự mức 5.

-         Các cụm chức năng chính và phụ hao mòn trầm trọng. Các chi tiết ngoại vi mất mát, hư hỏng.

-         Hệ thống điều khiển cũ kỹ, hư hỏng cần phải sửa chữa, phục hồi mới sử dụng được.

-         Thiết bị không còn khả năng làm việc. Nhưng còn khả năng sửa chữa phục hồi (đại tu).

7

 

> 30% - 40%

-         Thiết bị cũ đã qua sử dụng, để lâu không sử dụng (đang chờ sửa chữa).

-         Ngoại quan tồi tàn. thân máy rỉ sét, bong róp từng mảng.

-         Các cụm chức năng chính và phụ hư hỏng trầm trọng. hầu hết các chi tiết ngoại vi bị tháo dỡ, mất mát, hư hỏng.

-         Hệ thống điều khiển có tình trạng tương tự mức 6.

-         Thiết bị không còn khả năng làm việc. có thể đại tu phục hồi nhưng không kinh tế.

8

<= 30%

-         Thiết bị cũ đã qua sử dụng, hư hỏng hoàn toàn

-         Không còn khả năng phục hồi, chỉ thích hợp cho việc tháo dỡ để lấy lại một số bộ phận còn sử dụng được của máy.

 


 

,