Thứ hai, 12/03/2012, 09:15 GMT+7
Hiện nay, hàng loạt dự án cao cấp buộc phải hạ giá thậm chí chấp nhận lỗ trên thị trường thứ cấp khiến không ít chuyên gia lo ngại, những dự án hạng sang ra mắt gần đây khó tránh khỏi ế ẩm.
Một tháng gần đây, thị trường bất động sản xuất hiện hàng loạt dự án cao cấp với những cái tên nước ngoài đình đám. Đầu tiên phải kể dự án căn hộ triệu đô, dát vàng tại Hà Nội, được quảng cáo là có chất lượng cao cấp bậc nhất tại Việt Nam và trong khu vực. Trong bối cảnh thị trường ảm đạm, khách hàng không khỏi giật mình khi mỗi m2 được "hét" giá không dưới 100 triệu đồng mỗi m2.
Hàng loạt dự án mang tầm quốc tế lần lượt được công bố cho thấy phân khúc bất động sản cao cấp vẫn được các nhà đầu tư quan tâm. Một số chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam đã có những bước chuyển mình lớn nhằm vươn tầm ra thế giới nhờ sự hợp tác với các doanh nghiệp ngoại. Trong khi đó, nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại, thị trường sẽ dư nguồn cung khổng lồ và địa ốc cao cấp sẽ rơi vào cảnh ế ẩm. Thậm chí lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng không ít lần đăng đàn, liên tục cảnh báo nguy cơ bão hòa đối với phân khúc hạng sang.
Trên thị trường, dự án Keangnam Landmark Towers (Phạm Hùng) giảm từ 200 USD đến 500 USD so với giá gốc, Sky City (Láng Hạ) giảm từ 2.700 USD mỗi m2 xuống còn 2.300 USD mỗi m2, Indochina Plaza (Xuân Thủy) cũng giảm hơn 400 USD so với trước đây nhưng vẫn ế khách. Nhiều lô biệt thự cũng giảm giá chênh 500 triệu đến 1 tỷ đồng vẫn không có người mua.
Ông Lê Xuân Trường, Giám đốc điều hành batdongsan.com.vn và Công ty Bất động sản B.D.S cho rằng, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, việc bán căn hộ xa xỉ với giá lên tới triệu đô là rất mạo hiểm. Những đại gia ở Việt Nam không thiếu, song làm họ hài lòng là điều không dễ và để họ vung tiền trong bối cảnh này lại càng khó hơn. Thêm vào đó, một loạt các dự cao cấp như Keangnam, Golden Westlake, Sai Gon Pearl… thời gian qua đều có nhiều vụ lùm xùm về tranh chấp diện tích chung riêng, phí quản lý, cắt điện, cắt nước khiến người mua càng thêm thận trọng và nhiều dự án mất đi hình ảnh đẹp.
“Nhiều nhà đầu tư đã dốc cả đống tiền để mua nhà đất thì nay sống dở chết dở vì chiết khấu mạnh cũng không có ai mua. Căn hộ cao cấp hướng đến đại gia sẽ không dễ bán hàng trong bối cảnh này”, ông Trường lo ngại.
Giới đầu tư bình luận, việc một chủ đầu tư dự án tuyên bố bán được gần 40 căn hộ triệu đô trong bối cảnh hiện này là điều rất khó tin.
Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc Công ty CBRE Việt Nam cho hay, trong suốt hai năm gần đây, đơn vị tư vấn này đã không đả động đến mỹ từ “cao cấp”, “hạng sang” nữa. Thực tế, nhu cầu thực cho các căn hộ giá bình dân mới cao chứ không phải phân khúc cao cấp. “Giá địa ốc sẽ còn hạ nhiệt, và chủ đầu tư sẽ phải cân nhắc thận trọng trước khi đưa ra giá bán quá cao, vượt khả năng chi trả”, ông Marc cảnh báo.
Còn ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, bất động sản Hà Nội, đang có giá quá cao một cách bất hợp lý. Trước kia, chủ đầu tư lao vào thị trường là có lãi, chính điều này đã tạo ra một làn sóng đầu tư vào dự án hạng sang. Tuy nhiên, bước sang năm 2012, tình hình sẽ thay đổi. Nếu những năm trước, khách hàng là kẻ ăn xin còn chính nhà đầu tư là thượng đế thì năm nay ngôi vị này sẽ soán đổi, thị trường đi theo đúng quy luật, khách hàng là thượng đế. Do đó, chủ đầu tư sẽ không thể hét giá trên trời.
Ông Võ phân tích, bấy lâu nay, thị trường chung cư được tô vẽ bởi những mỹ từ như “cao cấp”, “hạng sang”, nhưng thực tế chung cư là cuộc sống chung trong tòa nhà, không gian tự do bị bó hẹp, nên không thể có chuyện giá chung cư lên tới hàng nghìn đôla mỗi m2. “Chung cư nói riêng và địa ốc hạng sang vẫn tồn tại nhưng không thể có giá vi vu trên trời”, ông Võ khẳng định.
Nhiều căn hộ hạng sang đang rơi vào cảnh ế ẩm. Ảnh minh họa: Hoàng Hà. |
Hàng loạt dự án mang tầm quốc tế lần lượt được công bố cho thấy phân khúc bất động sản cao cấp vẫn được các nhà đầu tư quan tâm. Một số chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam đã có những bước chuyển mình lớn nhằm vươn tầm ra thế giới nhờ sự hợp tác với các doanh nghiệp ngoại. Trong khi đó, nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại, thị trường sẽ dư nguồn cung khổng lồ và địa ốc cao cấp sẽ rơi vào cảnh ế ẩm. Thậm chí lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng không ít lần đăng đàn, liên tục cảnh báo nguy cơ bão hòa đối với phân khúc hạng sang.
Trên thị trường, dự án Keangnam Landmark Towers (Phạm Hùng) giảm từ 200 USD đến 500 USD so với giá gốc, Sky City (Láng Hạ) giảm từ 2.700 USD mỗi m2 xuống còn 2.300 USD mỗi m2, Indochina Plaza (Xuân Thủy) cũng giảm hơn 400 USD so với trước đây nhưng vẫn ế khách. Nhiều lô biệt thự cũng giảm giá chênh 500 triệu đến 1 tỷ đồng vẫn không có người mua.
Ông Lê Xuân Trường, Giám đốc điều hành batdongsan.com.vn và Công ty Bất động sản B.D.S cho rằng, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, việc bán căn hộ xa xỉ với giá lên tới triệu đô là rất mạo hiểm. Những đại gia ở Việt Nam không thiếu, song làm họ hài lòng là điều không dễ và để họ vung tiền trong bối cảnh này lại càng khó hơn. Thêm vào đó, một loạt các dự cao cấp như Keangnam, Golden Westlake, Sai Gon Pearl… thời gian qua đều có nhiều vụ lùm xùm về tranh chấp diện tích chung riêng, phí quản lý, cắt điện, cắt nước khiến người mua càng thêm thận trọng và nhiều dự án mất đi hình ảnh đẹp.
“Nhiều nhà đầu tư đã dốc cả đống tiền để mua nhà đất thì nay sống dở chết dở vì chiết khấu mạnh cũng không có ai mua. Căn hộ cao cấp hướng đến đại gia sẽ không dễ bán hàng trong bối cảnh này”, ông Trường lo ngại.
Giới đầu tư bình luận, việc một chủ đầu tư dự án tuyên bố bán được gần 40 căn hộ triệu đô trong bối cảnh hiện này là điều rất khó tin.
Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc Công ty CBRE Việt Nam cho hay, trong suốt hai năm gần đây, đơn vị tư vấn này đã không đả động đến mỹ từ “cao cấp”, “hạng sang” nữa. Thực tế, nhu cầu thực cho các căn hộ giá bình dân mới cao chứ không phải phân khúc cao cấp. “Giá địa ốc sẽ còn hạ nhiệt, và chủ đầu tư sẽ phải cân nhắc thận trọng trước khi đưa ra giá bán quá cao, vượt khả năng chi trả”, ông Marc cảnh báo.
Còn ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, bất động sản Hà Nội, đang có giá quá cao một cách bất hợp lý. Trước kia, chủ đầu tư lao vào thị trường là có lãi, chính điều này đã tạo ra một làn sóng đầu tư vào dự án hạng sang. Tuy nhiên, bước sang năm 2012, tình hình sẽ thay đổi. Nếu những năm trước, khách hàng là kẻ ăn xin còn chính nhà đầu tư là thượng đế thì năm nay ngôi vị này sẽ soán đổi, thị trường đi theo đúng quy luật, khách hàng là thượng đế. Do đó, chủ đầu tư sẽ không thể hét giá trên trời.
Ông Võ phân tích, bấy lâu nay, thị trường chung cư được tô vẽ bởi những mỹ từ như “cao cấp”, “hạng sang”, nhưng thực tế chung cư là cuộc sống chung trong tòa nhà, không gian tự do bị bó hẹp, nên không thể có chuyện giá chung cư lên tới hàng nghìn đôla mỗi m2. “Chung cư nói riêng và địa ốc hạng sang vẫn tồn tại nhưng không thể có giá vi vu trên trời”, ông Võ khẳng định.
Thông tư 14 do Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn về phân hạng nhà chung cư quy định: Nhà chung cư được phân làm bốn hạng, trong đó, chung cư hạng một được quy định là hạng có chất lượng sử dụng cao nhất; đảm bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ hoàn hảo. Trong 4 hạng nhà chung cư cũng không có quy chuẩn nào đề cập đến căn hộ hạng sang. |
(Theo VnExpress)