Bất động sản còn khó khăn ít nhất 6 tháng đầu năm 2012 Bất động sản còn khó khăn ít nhất 6 tháng đầu năm 201219/12/2011 08:25
* Bộ trưởng đánh giá thế nào khi thị trường BĐS còn tồn tại nhiều yếu kém, phát triển không lành mạnh, thiếu ổn định và diễn biến phức tạp bị cho là do khả năng định hướng, định giá yếu kém? Thị trường BĐS hiện nay đóng băng thì có 2 mặt của nó. Mặt tích cực nói đúng sự thật như thế. Mặt không tích cực là nó làm cho nền kinh tế khó khăn thêm, dẫn đến phát sinh các vấn đề xã hội. Nhưng nguyên nhân tồn tại yếu kém đã được nói rất rõ trong chỉ thị ngày 6/12 của Thủ tướng về một số giải pháp quản lý thị trường BĐS. Trong đó có những nguyên nhân về thể chế, quản lý Nhà nước, từ chủ đầu tư. Chúng ta cho rằng phải can thiệp nhưng mà kinh tế BĐS, trong đó thị trường BĐS thì không thể tách rời kinh tế vĩ mô. Sự khó khăn hiện nay có liên quan, bị ảnh hưởng từ khó khăn của kinh tế thế giới và các vấn đề nội tại của trong nước. Thiệt hại này các doanh nghiệp chịu thiệt nhiều, thời gian này cũng phải cố gắng gồng mình vượt qua khó khăn. * Thị trường BĐS năm 2012 sẽ diễn biến như thế nào, thưa Bộ trưởng? Mặc dù năm 2011, Chính phủ đã đưa ra những mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội song khó khăn còn chưa hết. Vì vậy kinh tế năm 2012, Chính phủ cũng không đặt mục tiêu tăng trưởng cao - kiềm chế lạm phát nhưng tăng trưởng hợp lý và điều này sẽ tác động ngay đến thị trường BĐS năm 2012. Hiện nay chúng ta đang khó khăn thì năm 2012 vẫn tiếp tục khó khăn, ít nhất là trong 6 tháng đầu năm. * Bộ trưởng có cho rằng phân khúc nhà giá rẻ sẽ là điểm sáng của năm 2012 khi hiện nó đang là phân khúc rất tiềm năng trên thị trường BĐS? Đúng vậy, tôi cho rằng đây là mảng thị trường tiềm năng trong năm 2012 nhưng mức giá phải phù hợp với khả năng kinh tế và khả năng thanh toán của người dân hơn nữa.
* Gần đây, nhiều doanh nghiệp đã điều chỉnh giảm giá chung cư tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Bộ trưởng đánh giá sao về động thái này? Giảm giá là tốt quá, làm lợi cho người tiêu dùng. Bây giờ cung tăng, cầu giảm thì phải giảm giá để cân bằng. Làm thế nào để 2 bên - người sản xuất, tiêu dùng cùng có lợi thì đó là điều cơ quan quản lý mong muốn. Tuy nhiên, ở đây cũng cần có sự can thiệp của Nhà nước để xác định giá gốc, chống độc quyền. Cái này Nhà nước cần phải tiếp tục xây dựng chính sách. * Ngân hàng siết tín dụng tác động đến thị trường BĐS như thế nào, liệu sắp tới có lại xuất hiện làn sóng bán tháo để trả nợ hay không? Giảm dư nợ BĐS thì rõ ràng sẽ tác động đến thị trường BĐS. Hiện, đã có tình trạng giảm giá bán còn thời gian tới thị trường sẽ như thế nào thì còn tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta và sức chịu đựng của từng doanh nghiệp. * Vấn đề thiếu vốn sẽ ảnh hưởng như thế nào tới tình hình thị trường tới đây? Trong điều kiện hiện nay, chúng ta phải tập trung vào cái nào có nhu cầu và có hiệu quả. Nếu BĐS hiện nay có hiệu quả thì chắc chắn là sẽ có nguồn tiền đi vào, tuy nhiên tình hình đang trầm lắng thế này thì việc giảm vốn là có thật. Song, chúng ta không mong muốn giảm đồng đều. Dự án chưa làm thì chưa cần vốn nhưng dự án dở dang, có khả năng thanh khoản cao, nếu có vốn làm thì cần phải quan tâm. Ngoài ra phân khúc có thị trường, có nhu cầu cao cũng cần được rót vốn. * Bao giờ chúng ta có Quỹ tiết kiệm nhà ở, thưa Bộ trưởng? Chúng tôi đang cố gắng để làm, có thể 2012 sẽ có để trình Chính phủ, cố gắng sớm nhất trong nửa đầu năm. Hiện nay đang cùng các Bộ, ngân hàng và dựa trên kinh nghiệm của các nước như xây dựng quỹ từ các nguồn đóng góp như mua ô tô, bán nhà, xổ số kiến thiết... Chúng ta phải rất quyết liệt và trách nhiệm thì mới làm được. Xin cảm ơn Bộ trưởng! Theo Lao Động |
,