Giá vàng sẽ giảm mạnh thời gian tới? Giá vàng sẽ giảm mạnh thời gian tới?Cung lấn át cầu tự khắc giá vàng sẽ giảm. Sự thực có diễn ra đúng như thế hay không? Chênh lệch giá vàng nội-ngoại do đâu? Từ lần đấu thầu đầu tiên hôm 28/3 đến 26/4, thị trường đã trải qua 12 phiên đấu thầu, với lượng bơm vào tổng cộng 13,1 tấn vàng. Một chuyên gia lâu năm ngân hàng nhận định, việc NHNN cung ra thị trường số lượng vàng lớn như vậy đã đạt mục tiêu ổn định thị trường. Mặc dù giá vàng thế giới đã trải qua những ngày biến động tồi tệ nhất trong 30 năm qua, nhưng thị trường vàng vẫn vận hành bình thường. Không còn hiện tượng người dân bổ nhào đi mua vàng bằng mọi giá như thời điểm cuối năm 2011 và trước khi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng ra đời.
Vấn đề mà dư luận quan tâm đó là tại sao
chênh lệch giá vàng vẫn cao trong khi NHNN đã cung ứng lượng vàng khá
lớn qua các phiên đấu thầu. Từ kinh nghiệm làm việc trong ngành kim loại
quý nhiều năm nay, một chuyên gia vàng phân tích, với cú rơi 10% của
giá vàng thế giới trong đêm 12/4 đã gây sốc cho thị trường tài chính thế
giới. Một chuyên gia ngân hàng cho rằng, giá vàng thế giới diễn biến ngày càng phức tạp. Trong khi đó tác động từ giá vàng thế giới đến giá vàng trong nước là khá lớn. Do vậy, không thể kỳ vọng giá vàng trong nước bám sát thế giới trong ngày một ngày hai và nhất là trong thời điểm này. “Dù giá vàng trong nước chưa bám sát giá vàng thế giới song, từ sự bình tĩnh của nhà quản lý đã tác động nhất định đến tâm lý và cách hành xử của người dân”, vị này nói thêm. Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) Cao Thị Ngọc Dung cho biết, trong những ngày qua dù giá vàng thế giới biến động nhưng không có hiện tượng người dân ùn ùn mua vàng như trước đây. Với người dân mua vàng tích lũy, tiết kiệm, họ không quan tâm nhiều đến chênh lệch giá vàng trong nước và giá thế giới mà là mức giá tuyệt đối là bao nhiêu. Khi đạt tới mức kỳ vọng thì họ sẽ mua bán vàng. Trả lời báo chí tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4, Phó Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cũng lý giải: Thứ nhất, Việt Nam không tự sản xuất được vàng và phải sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu vàng. Tuy nhiên, với mục tiêu của Chính phủ trong điều hành chính sách là ưu tiên ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường ngoại tệ nên, trong thời gian qua, NHNN không cho nhập khẩu vàng mặc dù nhu cầu mua vàng trong dân là có thực. Thứ hai, cũng có việc các ngân hàng thương mại mua vàng để tất toán số dư huy động vàng thời điểm 30/6/2013 theo quy định của NHNN. Thứ ba, mới đây, giá vàng thế giới đã sụt giảm nhất trong hơn 30 năm qua nên dẫn tới giá vàng trong nước chênh lệch với giá vàng thế giới. Giá vàng sẽ giảm sau ngày 30/6 Thực tế, nhu cầu mua vàng tất toán của các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng là một áp lực không nhỏ với thị trường. Nếu không mua được từ NHNN, họ phải mua trên thị trường mà như vậy thị trường càng thêm căng thẳng. Tham gia đấu thầu không chỉ ngân hàng, mà còn có cả doanh nghiệp. Số vàng mua được, một phần họ dùng để tất toán hợp đồng cũ, phần khác ra đưa lưu thông trên thị trường. Đây là lý do giúp thị trường vàng và ngoại tệ thời gian qua không xáo trộn. Theo lãnh đạo cấp Vụ NHNN, từ nay tới ngày 30/6 – thời điểm các TCTD tất toán số dư huy động vàng, NHNN sẽ tiếp tục tổ chức các phiên đấu thầu vàng, nhưng số lượng cụ thể tùy theo nhu cầu cũng như diễn biến thị trường. Nhiều chuyên gia nhận định, sau ngày 30/6, chắc chắn cầu sẽ giảm trong khi lượng cung thị trường dồi dào khi NHNN đủ nguồn lực vàng cung ứng ra thị trường. Cung lấn át cầu tự khắc giá vàng sẽ giảm khoảng 800 nghìn đồng. TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhìn nhận rằng, phải sau thời gian tất toán được trạng thái vàng của các TCTD, thị trường vàng sẽ trở lại quỹ đạo bình thường. Quỹ đạo bình thường của thị trường vàng ở đây, theo TS.Võ Trí Thành, là khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới lùi về ngưỡng từ 900 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/lượng. Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) cho biết, ông thống nhất với quan điểm của NHNN là đưa ra giá sát với giá thị trường, còn không vô tình tạo cơ hội cho một số đơn vị kinh doanh thu lợi nhuận lớn qua các phiên đấu thầu. Ông này cho rằng, thị trường vàng chủ yếu chịu tác động bởi yếu tố tâm lý và nguồn cung. Do đó, có thể sau giai đoạn các NHTM thực hiện xong việc tất toán trạng thái vàng theo yêu cầu của NHNN vào ngày 30/6 tới, thị trường vàng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn. Trên thị trường thế giới, dự báo của giới chuyên gia quốc tế thiên về khả năng giá vàng khó có sự “bứt phá” sau ngày 12/4 vừa qua, đã khiến vàng có phiên giảm giá mạnh nhất kể từ năm 1983 trước áp lực bán tháo vàng của các nhà đầu tư và một số ngân hàng trung ương. Những tín hiệu gần đây về việc các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể đang tiến gần tới quyết định kết thúc chính sách nới lỏng định lượng cũng gây nhiều bất lợi cho vàng. Trong mấy năm qua, giá vàng tăng cao được phần nhiều là dựa vào các chương trình bơm tiền gây kỳ vọng lạm phát của FED. Tuy nhiên, một số chuyên gia lo ngại, nếu kinh tế vĩ mô còn bất ổn,
lạm phát vẫn có nguy cơ bùng phát trở lại thì chắc chắn vàng vẫn là mặt
hàng dự trữ được nhiều người lựa chọn. Theo Linh Anh (Kiến thức) |
,